SV: NGUYỄN THỊ HUỆ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
- Murat được nhà văn ấp ủ hơn 50 năm trời, sửa đi, sửa lại tới hàng chục lần
nhưng ông vẫn không hài lòng với văn bản cuối cùng.
Trong thư từ trao đổi với Tônxtôi, nhà nghiên cứu V.V.Xtaxốp đã nhận
xét về Cái chết của Ivan Ilich: “rốt cuộc thì đây là nghệ thuật chân chính, sự
thật và cuộc sống chân chính”. Nhạc sĩ thiên tài Traicốpxki trong bức thư gửi
một người bạn đã khẳng định: “Tôi đã đọc Cái chết của Ivan Ilich, hơn lúc
nào hết, tôi tin rằng, L.Tônxtôi là người vĩ đại nhất trong số các nhà văn nghệ
sĩ từng tồn tại trên đời này”.
Gần một thế kỉ đã trôi qua, nhưng những tác phẩm của Tônxtôi vẫn thu
hút được sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu, lí luận phê bình văn học.
Bốn truyện mà khoá luận khảo sát cũng đã được giới nghiên cứu đề cập đến
trong các công trình của mình. Đó là những tư liệu quý giá để chúng tôi tiếp
thu trong quá trình thực hiện đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
L.Tônxtôi được coi như cây đại thụ của nền văn học Nga. Những sáng
tác của ông đã được giới nghiên cứu, phê bình đánh giá rất cao, và được
nghiên cứu một cách có hệ thống. Tuy vậy, các sáng tác này chủ yếu là những
cuốn tiểu thuyết kinh điển như: Chiến tranh và hoà bình, Phục sinh,
Karênina. Trước năm 1881, Tônxtôi sáng tác truyện ngắn không nhiều. Tới
giai đoạn sau, ông đã sáng tác hàng loạt các truyện ngắn. Mạnh dạn lựa chọn
đề tài thế giới nhân vật trong truyện L.Tônxtôi (giai đoạn 1881 - 1910 ) chúng
tôi muốn làm sáng tỏ hệ thống nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong các truyện trên.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ của khoá luận cũng như khả năng hạn hẹp của người viết,
chúng tôi nghiên cứu, khảo sát thế giới nhân vật trong bốn truyện của
L.Tônxtôi đã được dịch sang tiếng Việt gồm:
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
11
KHOA NGỮ VĂN
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Cái chết của Ivan Ilich (1884 - 1886)
Đức cha Xerghi (1890 - 1891 - 1895 - 1898)
Sau đêm vũ hội (1903)
Khatgi - Murat (7/1896 - 1897 - 1901 - 1902 - 1904)
Văn bản chúng tôi sử dụng để trích dẫn là: Lep Tônxtôi - Truyện chọn
lọc, Nhà xuất bản Cầu Vồng - Matxcơva in năm 1986 theo bản dịch của Nhà
xuất bản Văn học - Hà Nội, người dịch Nguyễn Hải Hà - Thuý Toàn.
Qua khoá luận này, chúng tôi sẽ làm rõ thế giới nhân vật và nghệ thuật
xây dựng nhân vật trong bốn truyện giai đoạn 1881 - 1910 của L.Tônxtôi.
5. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu sử dụng những phương pháp sau:
Phương pháp tiếp cận hệ thống
Phương pháp nghiên cứu thi pháp học
Phương pháp khảo sát thống kê
Phương pháp so sánh
6. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp này
được triển khai theo hai chương:
Chương 1: Thế giới nhân vật
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
12
KHOA NGỮ VĂN
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1
THẾ GIỚI NHÂN VẬT
1.1. Khái niệm nhân vật
Về khái niệm nhân vật có rất nhiều quan niệm khác nhau:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên, nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả
trong tác phẩm văn học” [10, 235].
Còn Từ điển văn học của Lại Nguyên Ân định nghĩa: “Nhân vật là yếu
tố quan trọng nhất trong tác phẩm và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có
tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ. Nhân vật do đó là nơi
tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học” [1, 186].
Nhân vật văn học có thể có hoặc không có tên riêng. Nhân vật văn học
có khi là những con vât trong truyện cổ tích, đồng thoại, bao gồm thần linh,
ma quỷ… Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ,
không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó
trong tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói, nhân dân là nhân vật chính trong tác
phẩm Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc. Trong phạm vi khóa
luận này, chúng tôi khảo sát các nhân vật là con người cụ thể.
1.2. Thế giới nhân vật
Qua khảo sát bốn tác phẩm, chúng tôi nhận thấy L.Tônxtôi đã xây dựng
thế giới nhân vật khá phong phú mà mỗi nhân vật là đại diện cho tầng lớp của
mình, xuất hiện đủ loại tầng lớp, có giai cấp quý tộc, tăng lữ, nông dân, binh
lính….
Dựa vào định nghĩa nhân vật đã nêu ở trên, qua việc thống kê bốn truyện
ngắn, chúng tôi thấy có ba kiểu nhân vật như sau:
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
13
KHOA NGỮ VĂN
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Số
STT
Tên tác phẩm
lượng
nhân
Nhân vật chính
Kiểu nhân vật chính
Ivan Ilich
Quý tộc sám hối,
vật
1
Cái chết của Ivan 39
Ilich
những người nông
dân bình dị
2
Đức cha Xerghi
31
Đức cha Xerghi
Nhân vật bừng ngộ
3
Sau đêm vũ hội
21
Ivan Vaxiliêvích
Nhân vật bừng ngộ
4
Khatgi - Murat
286
Khatgi - Murat
Nhân vật bừng ngộ,
những người nông
dân bình dị
1.2.1 Nhân vật quý tộc sám hối
Truyện Cái chết của Ivan Ilich được viết do trường hợp một người quen
của tác giả là viên biện lý của toà án vùng Tula Ivan Ilich Metsnhikốp chết vì
bệnh ung thư. Khi đọc những trang truyện đầu tiên của truyện Cái chết của
Ivan Ilich, độc giả dường như không có hứng thú bởi ta biết nhân vật chính
Ivan Ilich đã chết. Ông ta chết trước khi chúng ta biết ông ta là ai, ông ta là
người như thế nào? Nhưng, truyện không kể về sự khủng khiếp của cái chết
mà là sự khủng khiếp của cuộc đời Ivan Ilich trước khi chết. Câu chuyện về
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
14
KHOA NGỮ VĂN
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
cuộc đời đã qua của Ivan Ilich là “câu chuyện đơn giản, bình thường nhất và
khủng khiếp nhất” [9, 247].
Mở đầu câu chuyện là hình ảnh một xác chết: “Người chết nằm như mọi
người chết thường nằm, đặc biệt nặng nề lạnh ngắt, chân tay lạnh cứng, chìm
lút trong nệm quan tài, đầu ngả vĩnh viễn trên gối và phơi ra vầng trán vàng
như sáp ong với hai bên thái dương hói và lõm, chiếc mũ nhô ra như đè lên
môi trên” [9, 241]. Bộ mặt mang hàm ý nhắc nhở, một lời trách móc với
người còn sống. Khi nhận được tin “Ivan Ilich đã từ trần” đám đồng sự không
thương xót mà trái lại còn thích thú, hí hửng với ý nghĩ “hắn ta chết chứ
không phải mình”. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng, cái chết của Ivan
Ilich là dịp để họ có được ít lợi lộc nào đó, có thể là sự thay đổi địa vị, hoặc
của mình hoặc của người thân. Trong lễ cầu hồn của Ivan Ilich, bản chất của
họ lại được thể hiện rõ ràng hơn. Dáng đứng của Xvátxơ “choãi hai chân, hai
tay quặt ra sau lưng, nghịch nghịch chiếc mũ lễ” được miêu tả chẳng hợp tí gì
với buổi lễ cầu hồn. Piốt Ivanôvích dù là bạn đồng học với Ivan Ilich ở trường
tư pháp và tự coi mình là người chịu ơn bạn, nhưng ông ta cũng có thái độ
khó chịu song vẫn cố thực hiện phép xã giao mà ông cho là “rất đáng ngán”.
Cả hai trao đổi với nhau bằng ánh mắt, và vẫn sẽ tham gia chơi bài dường như
đã được ấn định và không thể phá bỏ dù cho đã có người chết là bạn của họ.
Bà quả phụ Praxkôvia Phêđôrốpna trong lễ cầu hồn cũng biết “bắt đầu khóc”
hay thôi khóc làm sao cho đúng lúc, cho hợp cảnh. Bà cũng không thôi dò hỏi
Piốt Ivanôvích xem mình được bao nhiêu tiền trợ cấp khi chồng chết, và “làm
thế nào để rút được nhiều hơn thế nữa không?”. Nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng
trước cái chết của Ivan Ilich, những con người quý tộc kia đã bộc lộ bản chất
của những kẻ giả dối, ích kỷ, sống vì quyền lợi của cá nhân. Đó là bộ mặt thật
của tầng lớp quý tộc đương thời mà ngòi bút hiện thực của L.Tônxtôi đã phản
ánh rõ nét.
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
15
KHOA NGỮ VĂN
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Chất hiện thực còn được phản ánh sâu sắc qua hình tượng Ivan Ilích. Nhà
văn kể lại cho bạn đọc những năm tháng tuổi trẻ của nhân vật chỉ trong chín
trang giấy nhưng rất ấn tượng: “Tại tỉnh lị, nhà tư pháp ăn diện bảnh bao
cũng có gian díu với một phu nhân. Cũng có một cô chuyên may trang phục
nữ, có những bữa chè chén với các sĩ quan phụ tá ngự tiền tới công cán và
những chuyến xuống xóm “chị em” sau bữa ăn tối, có việc quỵ luỵ quan thầy,
thậm chí quỵ luỵ cả bà vợ ông ta” [9, 249].
Ivan Ilich có một cuộc sống sinh hoạt luôn lặp lại ngày qua ngày. Ông
dậy lúc chín giờ, uống cà phê và tới toà án. Vào giờ nghỉ giữa chừng ông hút
thuốc lá và trò truyện phiếm. Thời giờ còn lại ông đánh bài uyn - tơ hoặc
khiêu vũ với đám quý tộc cũng rảnh rỗi như ông ta. Còn công việc, ông không
ưa thích cũng chẳng buồn chán. Cái công việc của Ivan Ilich cũng được so
sánh khá thú vị với công việc của vị bác sỹ: “Nào cảnh đợi chờ, nào vẻ bệ vệ
giả tạo của bác sỹ, vẻ bệ vệ quen thuộc mà ông từng thấy của mình ở toà án,
nào gõ gõ nghe nghe, nào những câu hỏi yêu cầu những câu trả lời định sẵn
và hiển nhiên là không cần thiết... Mọi việc đã diễn ra đúng y như ở toà án. Ở
toà án ông giữ bộ mặt như thế nào với các bị cáo thì ở đây, các bác sỹ nổi
tiếng giữ vẻ mặt như vậy đối với ông” [9, 265]. Đó là cách làm việc chung của
giới công chức đương thời mà Tônxtôi đã khái quát qua hình tượng Ivan Ilich.
Cả những sở thích của Ivan Ilich cũng rất tẻ nhạt: “Những kẻ không giàu
lắm cứ học đòi bắt chước những người giàu có và bởi thế những kẻ học đòi
này lại đâm ra giống nhau: nào vải bọc lót đồ gỗ, đồ đạc bằng gỗ mun, hoa
hoét nào thảm, nào đồ trang trí, thứ mà tất cả những người thuộc hạng nào
đó cố bày ra cho giống với tất cả những người thuộc hạng mình. Ngôi nhà
của Ivan Ilich cũng được bài trí giống như thế, khiến cho người ta thậm chí
không hề chú ý tới, nhưng ông ta cứ tưởng ngôi nhà của mình đặc biệt lắm!”
[9, 259 - 260]. Cuộc sống gia đình đối với Ivan Ilich chủ yếu là làm sao để có
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
16
KHOA NGỮ VĂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét