
Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016
Xây dựng và sử dụng trò chơi học tập trong chủ đề tự nhiên môn tự nhiên và xã hội lớp 2
Theo quan điểm của tác giả Hà Nhật Thăng, trong cuốn “Tổ chức
hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ, thể lực cho
học sinh”, “trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội
dung nhất định và có những quy định mà người tham gia phải tuân thủ”[4,
tr 6].
Như vậy, có thể hiểu vui chơi là dạng hoạt động để con người có thể
thỏa mãn hứng thú, nhu cầu phát triển và sở thích cá nhân, nó là một dạng
giải trí, đồng thời cũng thiết lập được rất nhiều mối quan hệ và góp phần
phát triển các chức năng trí tuệ cũng như việc hoàn thiện nhân cách cho trẻ
nếu vui chơi hợp lí.
Tóm lại, trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích
trước tiên và chủ yếu là vui chơi, thư giãn sau giờ làm việc căng thẳng.
Thông qua trò chơi, người chơi được rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác
quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè trong
nhóm.
b. Đặc trưng của trò chơi
Đây chính là tính khác biệt của trò chơi thiếu nhi với các hoạt động
khác nhằm làm rõ khái niệm: Trò chơi là gì ?
Thứ nhất, trò chơi là một hoạt động tự do, tự nguyện.
Tất cả các em thiếu nhi khi tham gia trò chơi đều tự nguyện, tự giác,
không bị gò ép.
Đặc trưng này là nguyên nhân quan trọng tạo nên sự hấp dẫn, lôi
cuốn của các em đối với trò chơi. Bởi các em hoàn toàn chủ động trong suy
nghĩ, sự lựa chọn và hành động. Từ đó các em có thể phát huy cao nhất khả
năng sáng tạo mà không phụ thuộc và bị người khác chi phối.Trong không
khí náo nức phấn khởi, được tự do tham gia cùng với sự cổ vũ vô tư của tập
thể giúp các em phát huy cao nhất năng lực, sở trường của mình.
11
Thứ hai, trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian.
Mục đích và nội dung của mỗi trò chơi phụ thuộc vào người tổ chức
trò chơi. Vì thế, người tổ chức trò chơi phải lựa chọn không gian phù hợp
để đáp ứng cho từng trò chơi. Mặt khác, dù bất kì quy mô chơi như thế nào
thì trò chơi phải có một thời gian nhất định: thời gian chuẩn bị, thời gian
nghe nhìn, thời gian chơi thử, thời gian chơi thật... Do vậy, người tổ chức
chơi, người hướng dẫn chơi phải tính toán và hình dung được những vấn đề
sau: chơi ở đâu, thời gian chơi bao nhiêu thì hợp lí, chơi như thế nào thì
hiệu quả cao nhất để đáp ứng được mục đích, yêu cầu đề ra vừa đảm bảo
được kế hoạch chung của hoạt động.
Thứ ba, trò chơi là một hoạt động sáng tạo.
Đây là đặc trưng quan trọng tạo nên sự hấp dẫn, thu hút trẻ tham gia
chơi, người xem, người tổ chức, người hướng dẫn trò chơi. Bở lẽ trong suốt
quá trình chơi cho đến khi kết thúc luôn là một ẩn số và đầy những yếu tố
bất ngờ mà không ai biết trước, đó cũng chính là thời gian dành cho sự sáng
tạo của người tham gia trò chơi.
Thứ tư, trò chơi là một hoạt động có quy tắc.
Trò chơi nào cũng vậy, dù đơn giản hay phức tạp thì những người
tham gia chơi đều phải tuân thủ những quy tắc nhất định. Điều đó làm hấp
dẫn thêm trò chơi vì người chơi đều bình đẳng với nhau và cùng tuân theo
những quy định mới mà không bị giàng buộc hay bị chi phối bởi bất kì điều
kiện khách quan, chủ quan nào.
Thứ năm, trò chơi là một hành động giả định.
Dù trò chơi có nguồn gốc từ đâu và từ lúc nào nhưng bao giờ trò chơi
cũng tạo ra cuộc sống khác hẳn với cuộc sống bình thường đang diễn
12
ra. Do đó, mỗi trò chơi luôn tạo nên cho người chơi một nhận thức,
một cảm giác khác với thực tại.
c. Phân loại trò chơi
Có nhiều cách phân loại trò chơi:
- Phân loại theo địa điểm: trò chơi được tổ chức trong phòng học, sân
tập, dưới nước, trên bãi cát...
- Phân loại theo tính năng của trò chơi có: trò chơi tĩnh, trò chơi
động, trò chơi tĩnh động nhẹ, trò chơi tĩnh động vừa, trò chơi tĩnh động
mạnh...
- Phân loại theo số lượng người tham gia có: trò chơi cá nhân, trò
chơi theo nhóm nhỏ, trò chơi theo nhóm lớn...
- Phân loại theo mục đích tổ chức trò chơi có: trò chơi học tập, trò
chơi giải trí, trò chơi rèn luyện thể lực...
Tuy nhiên, sự phân loại trên chỉ mang tính chất tương đối. Bởi vì bất
cứ loại trò chơi nào cũng đều tác động đến sự phát triển nhiều mặt ở trẻ em
và trên thực tế có những loại trò chơi hỗn hợp, tổng hợp của hai hay nhiều
loại trò chơi trên.
1.1.1.2. Trò chơi học tập và vai trò của trò chơi học tập
a. Khái niệm
Trò chơi học tập là trò chơi có luật và có nội dung định trước. Là trò
chơi của sự nhận thức hướng đến sự mở rộng chính xác hóa, hệ thống hoá
biểu tượng của trẻ về thế giới xung quanh, hướng đến sự phát triển các năng
lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết cho trẻ, trong đó nội dung học tập
được kết hợp với hình thức chơi. Ngoài ra trò chơi học tập còn mang những
đặc điểm chung của trò chơitrẻ em và chứa đựng tất cả hững đặc điểm của
trò chơi có luật. Sự có mặt củaluật chơi và nội dung chơi cho phép trẻ có thể
13
nắm vững luật chơi và tự tổ chức,thực hiện trò chơi. Trò chơi học tập mang
tính tự lập, tự điều khiển gồm các loại trò chơi học tập sau :
- Trò chơi học tập với đồ vật và tranh ảnh được tiến hành với những
đồvật, đồ chơi khác nhau.
- Trò chơi học tập bằng lời nói.
- Trò chơi vừa dùng lời nói vừa dùng đồ vật.
Cùng với những trò chơi khác, trò chơi học tập là trò chơi mà luật
chơi được quy định cụ thể rõ ràng, trong trò chơi học tập. Trong trò chơi
học tập, mọi trẻ đều được tham gia một cách bình đẳng và việc thực hiện
được trò chơi là tiêu chuẩn khách quan để đánh giá năng lực trẻ. Nội dung
giáo dục của trò chơi học tập gắn liền với nhiệm vụ chơi trongcác hành
động chơi, trong các luật chơi và nó không đặt ra cho trẻ những nhiệm vụ
độc lập
Trò chơi học tập là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một
nội dung nhất định và có những quy định mà người chơi phải tuân thủ. Nếu
vui chơi là một thuật ngữ chỉ một dạng hoạt động giải trí tự nguyện của mọi
người, tạo ra sự sảng khoái thư giãn về thần kinh, tâm lí thì trò chơi là một
sự vui chơi có nội dung tổ chức của nhiều người, có quy định và luật lệ mà
người chơi phải tuân theo. Nếu vui chơi của cá nhân được tổ chức dưới
dạng trò chơi thì nó mang lại ý nghĩa giáo dục rèn luyện đối với người chơi,
đặc biệt là đối với trẻ lứa tuổi Tiểu học, nó góp phần hình thành phẩm chất
và hoàn thiện nhân cách cho trẻ. Khi được tham gia trò chơi, trẻ rất vui vẻ,
vận dụng hết khả năng, sức lực, sự tập trung, chú ý của mình.
Trò chơi học tập được hiểu một cách đơn giản là các trò chơi có nội
dung gắn với các hoạt động học tập của học sinh nhằm giúp học sinh học
tập trên lớp được hứng thú, vui vẻ hơn[5, tr 49]. Nội dung của trò chơi này
14
là sự thi đấu về một hoạt động trí tuệ nào đó như sự chú ý, sự nhanh trí, sức
tưởng tượng, sáng tạo...Ví dụ như các câu đố, triển lãm, đố bạn con gì?.
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn
với kiến thức, kĩ năng có được trong hoạt động gắn với nội dung bài học
giúp trẻ khai thác được vốn kinh nghiệm của bản thân. Thông qua trò chơi
trẻ được rèn luyện kiến thức, kĩ năng đã học, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí
tuệ. Nhờ dử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một quá
trình vui chơi hấp dẫn, một cơ hội học tập mới mẻ và đa dạng, lôi cuốn
được học sinh vào học tập tích cực hơn. Học sinh vừa học vừa chơi mà vẫn
có kết quả học tập tốt. Phương pháp này được nhà tâm lí học người Thụy Sĩ
J.Piaget rất quan tâm và ủng hộ: “ Thông qua trò chơi để tiến hành hoạt
động học tập ”.
Như vậy, trò chơi học tập là phương pháp tổ chức cho học sinh thực
hiện thao tác các hoạt động phù hợp với bài học thông qua trò chơi nào đó.
b. Bản chất của trò chơi học tập
Bản chất của trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt
động cho học sinh, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt
động bằng cách tự chơi trò chơi. Trong đó: mục đích của trò chơi là truyền
tải mục tiêu của bài học; luật chơi, cách chơi quy định nội dung, phương
pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.
Thông qua các hoạt động của trò chơi học sinh phải tự chiếm lĩnh các
tri thức, nội dung bài học.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách
tham gia trò chơi. Trong trò chơi, nội dung của trò chơi được giáo viên
truyền tải mục tiêu, nội dung bài học để học sinh nắm vững và ghi nhớ.
15
Qua luật chơi, học sinh có được những phương pháp học tập đúng
đắn cùng với sự hợp tác của các thành viên trong đội để đạt được kết quả
học tập tốt nhất.
Như vậy, tổ chức trò chơi học tập cho học sinh là một phương pháp
đi sâu vào sự tự phát hiện tri thức bài học của học sinh, coi trọng năng lực
của học sinh để tổ chức các hoạt động, thiết kế nội dung dạy học phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lí, với khả năng và trình độ của học sinh Tiểu học.
c. Đặc trưng của trò chơi học tập
Trò chơi học tập là một bộ phận của trò chơi. Bên cạnh những đặc
trưng nói chung của trò chơi thì trò chơi học tập còn có những đặc trưng
riêng sau:
Thứ nhất, mỗi trò chơi học tập đều gồm ba phần
Tất cả các trò chơi học tập khi được tổ chức ở bất kì thời gian nào
trong tiết học, nhằm mục đích phát hiện tri thức hay ôn tập, củng cố đều
phải có đầy đủ ba phần:
- Nội dung chơi: Đây chính là nhiệm vụ học tập, nó có tính chất như
một bài toán mà học sinh phải dựa trên những điều kiện đã cho. Nội dung
chơi là một thành phần cơ bản của trò chơi học tập, nó khêu gợi những
hứng thú của trẻ.
- Luật chơi: Mỗi trò chơi học tập đều có luật chơi do nội dung trò
chơi quy định. Những luật này có vai trò xác định tính chất, phương pháp
hoạt động, tổ chức và điều khiển hành vi cùng các mối quan hệ của trẻ với
nhau khi chơi. Những luật này là tiêu chuẩn đánh giá hoạt động đúng hay
sai.
- Hoạt động chơi: Là những hoạt động học sinh làm trong lúc chơi,
những hoạt động ấy càng phong phú bao nhiêu thì số học sinh tham gia
16

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét