Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Yếu tố hội họa trong thơ victo huygo

Khóa luận tốt nghiệp Bùi Vũ Ngọc Dung – k33A Ngữ Văn 1.1.1.2. Các yếu tố của hội hoạ. “Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông” -[9, 185] NXBGiáo dục, 2002 thì yếu tố: “ Một tác phẩm nghệ thuật được hợp thành bởi nhiều yếu tố, những yếu tố cơ bản là: chất liệu tạo ra bức tranh, tâm trạng người sáng tác, hình dáng đường nét, màu sắc đậm nhạt, kĩ thuật thể hiện tác phẩm… việc sử dụng và phối hợp hài hoà các yếu tố trong tranh sẽ tạo nên chất lượng của tác phẩm”. Các yếu tố của hội hoạ thông thường khi nói tới là: màu sắc, đường nét, ánh sáng, không gian và kết hợp với các yếu tố kỹ thuật hội hoạ. 1.1.2. Yếu tố hội hoạ trong thơ. 1.1.2.1. Một số quan niệm về hội hoạ trong thơ Ngay từ thời xa xưa từ Đông sang Tây, từ văn học Châu Âu sang văn học Châu Á, hội hoạ cứ đi vào thơ ca nhẹ nhàng tự nhiên nhiều lúc chúng như hoà làm một. Trong thơ người ta thấy được các yếu tố hoạ, trong nhiều tranh vẽ người ta tìm được sự lãng mạn, bay bổng của cảnh vật, con người, trong đó. Có thể chưa có một quan niệm một định nghĩa nào khẳng định trong thơ nhất định phải có yếu tố hoạ. Nhưng không ai là không thấy được vai trò quan trọng của những yếu tố màu sắc, đường nét, ánh sáng, không gian trong thơ ca. Chính vậy mà trong tâm niệm của người phương Đông điển hình là người Trung Quốc có câu nói nổi tiếng của Tô Đông Pha “Thi trung hữu hoạ, hoạ trung hữu thi”(trong thơ có hoạ, trong hoạ có thơ) Quay ngược dòng lịch sử, khởi nguyên thuỷ các loại hình nghệ thuật như thơ ca, âm nhạc, hội hoạ và vũ đạo có quan hệ mật thiết với nhau. Nhưng thực ra ở các nước phương Tây cũng như ở phương Đông điển hình là ở Trung Quốc ban đầu địa vị của thơ ca được đánh giá cao hơn của hội hoạ. Song dần dần hội hoạ cũng thể hiện được vai trò to lớn của mình trong đời sống của con Trường ĐHSP Hà Nội 2 11 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Vũ Ngọc Dung – k33A Ngữ Văn người và trở thành một loại hình nghệ thuật bình đẳng với thơ ca. Ở phương Tây hội hoạ chính thức xác lập được vị trí của mình ở Italia vào thời Phục Hưng, cũng từ thời kì này người ta bắt đầu chú ý tới mối quan hệ tương đồng khác biệt giữa thơ ca và các loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, âm nhạc… Một số quan niệm cho ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa thơ ca và các yếu tố hội hoạ: Quan niệm “Thi hoạ đồng chất” ở Trung Quốc xác lập đời nhà Tống. Tuy nhiên trước đó ý tưởng so sánh giữa thơ và hoạ cũng xuất hiện, Lục Cơ (261 – 303) thời Tấn từng nói: “Truyền bá sự vật không gì bằng lời, lưu giữ hình ảnh không gì bằng tranh” (tuyên vật mạc đại ư ngôn, tôn hình mạc thiên ư hoạ) quan niệm này cho thấy có sự phân biệt giữa thi (lời) và hoạ. Trong quyển “Lịch sử mĩ học Trung Quốc” hai học giả hiện đại là Lý Trạch Hầu và Lưu Cương Kỷ nói thêm: “Quan niệm cho rằng lưu giữ hình ảnh là đặc trưng của nghệ thuật hội hoạ, lời là chất liệu đặc trưng của văn học là quan niệm phân biệt giữa thơ ca và hội hoạ sớm nhất”. Lưu Hiệp ( TK V – VI ) thời Đường cũng từng viết trong “Văn Tâm Điêu Long” rằng: “Hội sự đồ sắc, văn từ tận tình”( hội hoạ phải chú ý tới mầu sắc, văn chương phải chú ý tới lời để diễn đạt cho hết điều muốn nói). Như vậy về cơ bản người Trung Quốc đã xem hội hoạ là nghệ thuật miêu tả tái hiện hình ảnh của sự vật, còn văn học là loại nghệ thuật biểu hiện cái “chí” cái “tình” tức là thế giới tinh thần, thế giới nội tâm của con người. Cũng có quan niệm cho rằng :“Thơ là hoạ vô hình, hoạ là thơ vô hình” hay thơ “là hoạ hữu thanh, hoạ là thơ vô thanh” được nhiều nhà phê bình văn học Trung Quốc nhấn mạnh chẳng hạn Trương Thuấn Dân thời Bắc Tống nói : “ Thi thị vô hình hoạ, hoạ thị hữu hình thi”(thơ là hoạ vô hình, hoạ là thơ hữu hình”. Tôn Vũ Trọng thời Tống cho rằng: “Văn giả vô hình chi hoạ, hoạ giả hữu hình chi văn nhị giả dị tích nhi đồng thú”(văn là hoạ vô hình, hoạ là văn Trường ĐHSP Hà Nội 2 12 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Vũ Ngọc Dung – k33A Ngữ Văn hữu hình, hai loại này tuy khác nhau về hình thức nhưng chúng lý thú). Phùng Ứng Lưu thời nhà Thanh nói: “Thiếu lăng hàn mặc vô hình hoạ, hàn cán đan thanh bất ngữ thi” (thơ của Đỗ Phủ là hoạ vô hình, tranh của Hàn Cán là thơ không lời). Sang thời hiện đại có nhiều ý kiến khác nhau bàn về mối quan hệ tương đồng dị biệt giữa thơ và hoạ trong bài “Thơ Trung Quốc và hoạ Trung Quốc” học giả hiện đại Tiến Trung Thư viết: “Thơ và hoạ cùng là nghệ thuật nên có tính tương đồng, nhưng vì chúng là hai loại hình nghệ thuật khác nhau cho nên mỗi cái có tính đặc thù riêng sự tương đồng và dị biệt về tính năng và lĩnh vực của chúng là một vấn đề quan trọng của mỹ học”[16]. Nghệ thuật hội hoạ của bất kì một dân tộc nào ban đầu cũng đi từ sự mô phỏng tự nhiên tả thực rồi dần dần mới phát triển nâng cao, cách điệu lên. Hình tượng mà các hoạ sĩ ngày nay thể hiện trong tranh là hình tượng nghệ thuật chứ không phải là hình tượng vật lí như trước đây. Hình tượng được tạo lập trên cơ sở hiện thực có sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng từ người sáng tạo. Điều này đã đặt nền tảng cho phương pháp sáng tác kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn trong hội hoạ truyền thống Trung Quốc. Đặc trưng phương pháp sáng tác này là “tả ý” mà “ý” là thứ trừu tượng mơ hồ, chỉ có thể hiểu, cảm chứ khó nói hết bằng lời. Việc lập “ý”, tả “ý” có quan hệ mật thiết với thơ ca và thơ Vương Duy được xem là đại diện tiêu biểu trong thơ ca phương Đông mang được vào trong thơ những yếu tố của hội hoạ tạo dấu ấn rõ nét. Xem xét quan hệ giữa thơ ca và hội hoạ là một vấn đề được giới nghiên cứu quan tâm ở bất kì thời nào. Người phương Tây thì có quan niệm về sự gắn bó của hoạ và thơ người ta thường nói bài thơ này giống một bức tranh hoặc cũng có khi nói bức tranh nọ giống một bài thơ. Quan niệm thi hoạ đồng chất có từ rất sớm ở phương Tây. Simonnides (556 – 468 TCN) đã nói “Hoạ là thơ không lời thơ là hoạ có lời”. Horace (65 – 8 TCN) cũng từng nói “Thơ như Trường ĐHSP Hà Nội 2 13 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Vũ Ngọc Dung – k33A Ngữ Văn hoạ”, người ta hoặc quy cả hai về hoạ(đồng hình) thơ là “vô hình hoạ” hoạ là “hữu hình thi” hoặc quy cả hai về thi(đồng thanh) thơ là “hữu thanh hoạ” hoạ là “vô thanh thi”. Nhà thơ tượng trưng nổi tiếng của Pháp là Bôđơle không chỉ khẳng định mối quan hệ biện chứng của thơ ca với hội họa, mà chỉ ra thơ ca có quan hệ mật thiết với nhiều ngành nghệ thuật khác. Theo Bôđơle thì thơ, từ nay không chỉ diễn tả những tình cảm đẹp, những hình ảnh đẹp, một cách hời hợt bên ngoài, mà nhà thơ còn phải đánh động toàn bộ giác quan của mình để rung cảm sâu sắc với thiên nhiên, vũ trụ, trong một quan hệ nội tại. Bài “Tương ứng”(Vũ Đình Liên dịch) của Bôđơle diễn tả cái quan hệ bên trong ấy trong câu thơ. “Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng” Câu thơ ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó lại rất rộng lớn, nó chỉ ra mối quan hệ với hội họa, âm nhạc có tầm quan trọng làm nên chất trữ tình, bay bổng cho thơ ca. Như vậy ở phương Đông cũng như phương Tây con người đã phát hiện ra tính hoạ trong thơ, tính thơ trong hoạ và xem thơ ca – hội hoạ là hai loại hình nghệ thuật gần gũi có quan hệ mật thiết với nhau. Không ít nhà thơ đã lấy cảm hứng sáng tác từ các tác phẩm hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc…( Huygô, Gautier…) từng có nhiều tác phẩm lấy chủ đề từ các bức tranh. Ngược lại văn học cũng ảnh hưởng đến khuynh hướng thời gian của hội hoạ như chủ nghĩa vị lai, phái ấn tượng… Khi tìm hiểu về yếu tố hội hoạ thể hiện thế nào trong thơ, người ta còn đi sâu vào khai thác mối quan hệ chi tiết hơn như: quan hệ giữa yếu tố mầu sắc trong thơ ca có những sắc thái biểu hiện gì? Cách tạo lập không gian hình khối trong thơ ca. Trường ĐHSP Hà Nội 2 14 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Vũ Ngọc Dung – k33A Ngữ Văn Trong triết học và lí luận văn học Trung Quốc cổ đại có quan niệm về màu sắc như sau: triết học Trung Quốc nêu thuyết âm dương ngũ hành là thuyết thể hiện quan niệm duy vật chất phác về tự nhiên cũng thể hiện tư tưởng biện chứng sơ khai về tự nhiên của con người xã hội Trung Quốc cổ đại. Dùng tính năng của năm thứ vật chất Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ để giải thích nguồn gốc và chủng loại của các hình tượng tự nhiên trong đó ngũ sắc( vàng, trắng, đen, xanh, đỏ) người Phương Đông quan niệm phải có sự hài hoà và bao gồm năm gam màu trên. Còn “Văn Tâm Điêu Long” của Lưu Hiệp nêu lên thanh sắc của sự vật như sau: mùa xuân, mùa thu thay thế nhau: khí âm khí dương đắp đổi. Thanh sắc của của sự vật xúc động thì tinh thần cũng bị cảm xúc chi phối. Heghen trong cuốn “Mĩ học” tập 2 có quan niệm về màu sắc: “Ngay các chất liệu mà hội hoạ sử dụng đã đòi hỏi phương thức tinh thần hoá có tính chủ thể hơn. Yếu tố cảm quan đấy hội hoạ hoạt động đó là diện tích trên đầy những đặc điểm đặc thù của các gương mặt đều được thể hiện bằng những mầu sắc đặc biệt nhờ đó hình dáng của các sự vật xuất hiện trước sự chiêm ngưỡng đã bị tinh thần biến đổi thành những biểu hiện bên trong có tính nghệ thuật thay thế”. Quan niệm về màu sắc trong mĩ học của Heghen đã chỉ ra mối quan hệ giữa chất liệu của hội hoạ là màu sắc với cảm xúc của con người, nó là phương tiện để bộc lộ cảm xúc. Nhưng khi tìm hiểu yếu tố hội họa trong thơ, ta thấy rằng những cung bậc tâm tư tình cảm còn biểu hiện ở những yếu tố khác như: ánh sáng, đường nét, không gian mà tác giả sử dụng trong thi phẩm. Càng ngày người ta càng chỉ ra thơ ca là môn nghệ thuật có khả năng bao quát lớn so với các nghệ thuật thưởng thức khác, những mối quan hệ của thơ với hội họa, thơ với âm nhạc, thơ và kiến trúc,… Trường ĐHSP Hà Nội 2 15 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Vũ Ngọc Dung – k33A Ngữ Văn Xét về việc kết hợp của thơ ca và hội họa thì ở phương Tây được đánh giá cao về khả năng kết hợp “Thi trung hữu hoạ” phải kể tới Huygô. Không một bài thơ nào, một sáng tác nghệ thuật nào của ông lại thiếu màu sắc, ánh sáng…Ông đã rất thành công trong việc tạo lập những bức tranh đa dạng bằng ngôn từ, không chỉ làm rung động tâm hồn độc giả mà còn phục vụ cho nhu cầu thưởng lãm nghệ thuật qua thị giác của người đọc. 1.1.2.2. Vị trí của yếu tố hội hoạ trong thơ ca. Nói tới vị trí của hội hoạ trong thơ ca thì ai cũng nhận thấy nó đóng vai trò vị trí quan trọng. Có thể khẳng định như vậy vì không ai có thể phủ nhận rằng nhờ có những yếu tố của hội hoạ như màu sắc, đường nét, ánh sáng…mà bài thơ hấp dẫn lôi cuốn hơn. Đọc thơ người ta có thể thưởng lãm được hình ảnh cảnh sắc của đối tượng trong tác phẩm ở nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau, người ta đọc thơ thấy được màu sắc trong từng câu thơ, thấy được hình ảnh qua từng đường nét có khi rõ ràng mà cũng có khi mơ hồ huyền ảo; đi sâu vào tìm hiểu khai thác ý thơ, ta còn được sống trong nhiều chiều kích không gian mà thi nhân tạo dựng cho ý thơ bay bổng. Sự hoà trộn của các yếu tố hoạ kết hợp với tư tưởng tình cảm của nhà thơ, những rung động trước thiên nhiên, đất nước, con người đã tạo ra những câu thơ hay đặc sắc, giàu yếu tố tạo hình mà vẫn lay động lòng người. Nếu thơ là một môn nghệ thuật đòi hỏi phải có một cảm nhận suy tưởng bay bổng trừu tượng thì sự kết hợp của nó với yếu tố như màu sắc, ánh sáng, không gian, đường nét làm cho đối tượng trừu tượng đó ít nhiều trở nên dễ tiếp nhận, dễ hình dung hơn. Sự kết hợp của hội hoạ và thơ ca thực sự mang lại nhiều hiệu quả thẩm mĩ cao trong việc xây dựng hình tượng thơ. Không gian phạm vi thể hiện của Trường ĐHSP Hà Nội 2 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét