
Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016
Phương pháp dùng chữ thay số trong giải toán ở tiểu học
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
• Nếu cộng n chữ số cùng một hàng thì hoặc không nhớ, hoặc nhớ từ 1
đến n - 1 sang hàng cao liên tiếp.
– Quy tắc:
Trong quá trình biến đổi, ta dựa vào các quy tắc tìm thành phần chưa biết
của phép tính để tìm kết quả. Đó là các quy tắc sau đây:
+ Tìm một số hạng chưa biết của tổng hai số.
+ Tìm số bị trừ chưa biết của hiệu hai số.
+ Tìm số trừ chưa biết của hiệu hai số.
+ Tìm một thừa số chưa biết của tích hai số.
+ Tìm số bị chia chưa biết của thương hai số.
+ Tìm số chia chưa biết của thương hai số.
1.3.3.4. Vận dụng tính chẵn lẻ và tận cùng của số tự nhiên
– Các số có tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 là các số chẵn, ngược lại các số chẵn
có tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8.
– Số chẵn chia hết cho 2, ngược lại số chia hết cho 2 là số chẵn.
– Các số có tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 là các số lẻ, ngược lại số lẻ có tận
cùng là 1; 3; 5; 7; 9.
– Số lẻ không chia hết cho 2, ngược lại số không chia hết cho 2 là số lẻ.
– Tổng (hiệu) của hai số chẵn là số chẵn, tổng (hiệu) của hai số lẻ là số
chẵn.
– Tổng (hiệu) của một số chẵn và một số lẻ là một số lẻ.
– Tích có một thừa số chẵn là một số chẵn.
– Tích của một số nhân với chính nó có tận cùng là 0; 1; 4; 5; 6; 9
(không có tận cùng là 2; 3; 7; 8).
1.3.3.5. Vận dụng dấu hiệu chia hết của một số tự nhiên
– Những số có tận cùng bằng 0; 2; 4; 6 hoặc 8 thì chia hết cho 2. Những
số chia hết cho 2 thì có tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8.
SV: Vũ Thị Thinh
11
Lớp: K32B - GDTH
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
– Những số có tận cùng bằng 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5. Những số chia
hết cho 5 thì có tận cùng bằng 0 hoặc 5.
– Những số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3. Những
số chia hết cho 3 thì tổng các chữ số của nó chia hết cho 3.
– Những số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9. Những
số chia hết cho 9 thì tổng các chữ số của nó chia hết cho 9.
– Những số có hai chữ số tận cùng tạo thành số chia hết cho 4 thì chia
hết cho 4. Những số chia hết cho 4 thì hai chữ số tận cùng của nó tạo thành số
chia hết cho 4.
– Các số chia hết cho cả 2 và 3 thì chia hết cho 6. Các số có tận cùng là
số chẵn và tổng các chữ số chia hết cho 3 thi chia hết cho 6.
– Các số có ba chữ số tận cùng tạo thành số chia hết cho 8 thì chia hết
cho 8. Các số chia hết cho 8 thì ba chữ số tận cùng của nó tạo thành số chia
hết cho 8.
– Nếu A × B × C = D thì D chia hết cho mỗi thừa số A, B, C.
– Nếu A và B cùng chia hết cho N thì A + B hoặc A - B; B - A cũng
chia hết cho N.
– Nếu A + B chia hết cho N, mà A chia hết cho N thì B chia hết cho N.
1.3.3.6. Xác định giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một số hoặc một
biểu thức chứa chữ.
– Một số có hai chữ số thì tổng các chữ số của nó có giá trị nhỏ nhất là 1
và giá trị lớn nhất là 9 × 2 = 18.
– Một số có n chữ số thì tổng các chữ số của nó có giá trị nhỏ nhất là 1
và giá trị lớn nhất là 9 × n.
– Xét tổng A + B, nếu thêm vào A bao nhiêu đơn vị đồng thời bớt đi ở B
bấy nhiêu đơn vị thì tổng A + B vẫn không thay đổi. Nếu A + B không đổi mà
khi A đạt giá trị lớn nhất thì B đạt giá trị nhỏ nhất.
SV: Vũ Thị Thinh
12
Lớp: K32B - GDTH
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đó là một số kiến thức thường sử dụng khi giải toán bằng phương
pháp dùng chữ thay số. Tuy nhiên, để có được một bài giải hay, dễ hiểu, chặt
chẽ thì đòi hỏi mỗi học sinh phải nắm vững những kiến thức trên và biết phối
hợp vận dụng nó một cách linh hoạt vào trong từng bài toán cụ thể.
1.4. Thực trạng việc dạy và học giải toán bằng phương pháp
dùng chữ thay số ở Tiểu học
Việc dạy học sinh giải toán bằng phương pháp dùng chữ thay số đòi hỏi
học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản như đã đưa ra ở phần trên.
Đó là những kiến thức về:
- Phân biệt được số và chữ số.
- Cấu tạo thập phân của số.
- Tính chất của các phép tính, kĩ thuật thực hiện phép tính.
- Tính chẵn, lẻ và tận cùng của số tự nhiên.
- Các dấu hiệu chia hết.
- Cách xác định giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một số hoặc một biểu
thức chứa chữ.
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, tôi nhận thấy những kiến thức
này đã được giới thiệu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và được đưa
vào chương trình học theo một hệ thống từ lớp 1 đến lớp 5. Cụ thể:
Học sinh được trang bị kiến thức về cấu tạo thập phân của số thông qua
những bài học về các số:
- Học kì I - lớp 1, học sinh được học về các số từ 0 đến 10.
- Học kì II - lớp 1: Vòng các số đến 100.
- Học kì II - lớp 2: Vòng các số đến 1000.
- Học kì II - lớp 3: Vòng các số đến 100 000.
- Học kì I - lớp 4: Vòng các số tự nhiên đến lớp tỉ, lớp triệu.
- Học kì II - lớp 4: Vòng các phân số.
SV: Vũ Thị Thinh
13
Lớp: K32B - GDTH
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
- Học kì I - lớp 5: Vòng các số thập phân.
Học sinh được giới thiệu về: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của
phép cộng và phép nhân; tính chất nhân một số với một tổng (hiệu), một tổng
chia một số, một số chia một tích, một tích chia một số sau khi học về các
phép tính tương ứng. Trong chương trình lớp 4, học sinh được giới thiệu về
dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. Ngoài ra, trong chương trình toán Tiểu học
còn có dạng bài “Tìm x”, “Tìm y” qua đó đòi hỏi các em phải biết cách vận
dụng các quy tắc tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
Như vậy, việc dạy học sinh giải toán bằng phương pháp dùng chữ thay số
đòi hỏi học sinh phải được trang bị và nắm vững cả một hệ thống kiến thức có
liên quan xuyên suốt toàn bộ chương trình từ lớp 1 đến lớp 5.
Qua trao đổi với giáo viên đứng lớp tại trường Tiểu học Ngô Quyền Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, trường Tiểu học Quất Động - Thường Tín - Hà Nội,
tôi nhận thấy: Việc giải toán bằng phương pháp dùng chữ thay số chưa được
chú ý đúng mức. Ở hầu hết các trường Tiểu học phương pháp này chỉ được áp
dụng đối với những học sinh khá, giỏi. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân
sau:
* Về phía giáo viên: Do đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học còn
mang tính trực quan cụ thể, ghi nhớ máy móc. Tư duy của các em còn bị cái
tổng thể chi phối, còn gắn liền với chuẩn mực thực tế, kinh nghiệm. Khả năng
ghi nhớ của các em chủ yếu vẫn là ghi nhớ máy móc, các em nhanh nhớ và
cũng nhanh quên. Trong khi đó các bài toán về số và chữ số rất đa dạng,
phong phú và không kém phần phức tạp. Nó tổng hợp toàn bộ khối lượng
kiến thức số học ở Tiểu học (kiến thức về vòng số, dấu hiệu chia hết, thuật
tính,…). Chính vì lí do đó mà người giáo viên khi đưa ra bài toán và hướng
dẫn học sinh giải đã phải chọn những bài toán có phương pháp giải phù hợp
SV: Vũ Thị Thinh
14
Lớp: K32B - GDTH
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Trường ĐHSP Hà Nội 2
với khả năng nhận thức của các em. Điều này đã làm hạn chế việc vận dụng
phương pháp dùng chữ thay số vào trong giải toán ở Tiểu học.
Trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi thì giáo viên đã hướng dẫn học sinh
vận dụng phương pháp này để giải các bài toán về số và chữ số. Qua phản ánh
của các giáo viên trường Tiểu học, đối với học sinh khá giỏi nhận thức của
các em nhanh hơn, tư duy trừu tượng phát triển hơn nên các em hoàn toàn có
thể áp dụng phương pháp này một cách thành thạo. Các em đã biết vận dụng
và xem đó là một công cụ thực sự hữu hiệu khi gặp các bài toán về số và chữ
số, các bài toán khó.
* Về phía học sinh: Qua trao đổi với giáo viên và khảo sát và thực tế
giảng dạy trong đợt thực tập tại trường Tiểu học Ngô Quyền - Vĩnh Yên Vĩnh Phúc, tôi thấy rằng: Đối với học sinh đại trà thì các em chưa được giáo
viên truyền tải nội dung của phương pháp này. Thậm chí, có những em chưa
phân biệt được số và chữ số. Bên cạnh đó, đa phần các em trong lớp đội tuyển
bồi dưỡng học sinh giỏi đều có khả năng vận dụng phương pháp dùng chữ
thay số để giải toán. Tuy nhiên, các em vẫn còn lúng túng không biết cách
diễn tả số cần tìm qua các kí hiệu và mô tả dữ kiện của bài toán qua các đẳng
thức toán. Các em không có thói quen phân tích đề bài, chưa có định hướng rõ
ràng khi giải toán mà chỉ áp dụng một cách máy móc các công thức. Các em
lập luận chưa chặt chẽ, chưa rõ ràng và trình bày bài giải rất dài dòng, rắc rối.
Bên cạnh đó, có những em biết cách làm nhưng lại nhầm lẫn trong quá trình
tính toán. Sau khi làm bài xong, học sinh không có thói quen kiểm tra lại bài
làm của mình. Một số em chưa hiểu khi dùng các chữ cái thay cho các chữ số
cần tìm ta thường viết dấu gạch ngang ở trên đầu số để nhấn mạnh: đó là các
số nên thường hay quên dấu gạch ngang. Chẳng hạn, khi viết số có ba chữ số
a, b, c là abc thì học sinh viết là abc. Tuy nhiên, khi đặt phép tính theo cột
dọc ta không cần viết dấu gạch ngang đó nữa. Ví dụ ta viết:
SV: Vũ Thị Thinh
15
Lớp: K32B - GDTH
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
+
abc
Trường ĐHSP Hà Nội 2
không viết là:
+
abc
mnp
mnp
428
428
Ngoài ra, sau khi đã diễn tả được số cần tìm qua các kí hiệu thì học sinh
lại hay quên các điều kiện ràng buộc cho các kí hiệu đó. Chẳng hạn, với số có
ba chữ số m, n, p là mnp . Ở đây, chữ số đầu tiên (bên trái) phải khác 0 (m >
0) và các chữ số (đương nhiên) phải bé hơn 10 (m, n, p < 10).
Như vậy, việc vận dụng phương pháp dùng chữ thay số để giải các bài
toán ở Tiểu học còn rất hạn chế đối với đại đa số học sinh tiểu học. Nhưng
trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi thì phương pháp này đã được vận dụng rất
linh hoạt bởi các em học sinh khá, giỏi. Phương pháp này đã góp phần đem lại
hiệu quả trong việc giúp các em phát triển tư duy trừu tượng khả năng linh
hoạt, sáng tạo trong giải toán. Cũng phải nói thêm rằng, việc hướng dẫn học
sinh giải toán bằng phương pháp dùng chữ thay số sẽ tạo điều kiện cho các
em làm quen với phương trình, tạo nền tảng ban đầu cho các em học các
phương trình phức tạp ở các cấp học trên.
SV: Vũ Thị Thinh
16
Lớp: K32B - GDTH

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét