
Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016
Phát hiện và sửa lỗi trong bài văn kể chuyện của học sinh lớp 5 trường tiểu học trưng nhị phúc yên vính phúc
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
cho học sinh. Quá trình đi phân tích đề, tìm ý, quan sát… là dịp để học sinh mở rộng
vốn từ, nói lên tư tưởng, tình cảm của mình. Việc lập dàn ý, chia đoạn, tóm tắt
truyện... giúp khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của các em được rèn luyện. Đây
chính là lúc tư duy logic được phát triển. Bên cạnh đó tư duy trừu tượng của các em
cũng có dịp được rèn luyện nhờ vận
dụng các biện pháp so sánh , phân tích, nhân hóa... thông qua Tập làm văn, học sinh có
ý thức gắn mình với cuộc sống bằng con mắt đầy thiện cảm và trách nhiệm.
Dạy và học Tập làm văn là một trong những con đường có hiệu quả nhất để
giáo dục và phát triển ngôn ngữ ở học sinh.
1.1.4. Quy trình dạy một bài tập làm văn
a. Quy trình đầy đủ: gồm 5 bước:
Tiết 1: Tìm ý (đọc đề, phân tích đề , tìm ý).
Tiết 2: Lập dàn bài.
Tiết 3: Làm Tập làm văn miệng ở lớp.
Tiết 4: Làm Tập làm văn ở lớp.
Tiết 5: Trả bài.
Mỗi tiết học trong quy trình trên đảm bảo nhiệm vụ tập luyện kỹ năng và từ
thực tiễn luyện tập rút ra những nhận xét có tính chất lí thuyết.
* Dạy tiết tìm ý.
Tiết này thường mở đầu bằng một quy trình dạy một kiểu bài. Nhiệm vụ của tiết
tìm ý là thường thông qua việc giải quyết một bài cụ thể luyện cho học sinh kỹ năng
là: tìm hiểu đề và tìm tư liệu (tìm ý). Đồng thời cũng cho các em những hiểu biết
chung nhất về kiểu bài, loại bài.
Để tìm hiểu đề bài trước tiên giáo viên cho học sinh đọc kỹ đề, tìm hiểu ý nghĩa
của từ quan trọng để trả lời một số câu hỏi là:
- Đề bài yêu cầu viết theo thể loại nào?
- Đề bài hỏi giải quyết vấn đề gì?
- Phạm vi bài làm đến đâu, trọng tâm bài làm ở chỗ nào?
Cần tìm tư liệu chuẩn bị bài.
Mỗi kiểu bài có một cách thu thập tư liệu cách tìm ý riêng: với kiểu bài kể
chuyện để giúp học sinh tìm ý, giáo viên nên đặt câu hỏi và dành thời gian giúp học
Lê Thị Chính
* 11 *
K32A - GDTH
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
sinh hồi tưởng lại diễn biến chung và những chi tiết đã biết về câu chuyện, sự việc mà
học sinh đã biết hoặc là học sinh tưởng tượng ra qua việc tiếp nhận ở những tác phẩm.
* Đối với tiết lập dàn bài.
Nhiệm vụ của tiết này là thông qua việc tìm hiểu một đề bài cụ thể để rèn luyện
kỹ năng lập dàn bài.
Đây là tiết dạy sau tiết tìm ý cho nên có trường hợp giáo viên đã sử dụng một
đề bài cụ thể để hướng dẫn học sinh tìm ý trong tiết một và giao cho học sinh về nhà
làm bài. Vì thế tiết dạy lập dàn bài tùy theo tình hình cụ thể làm hai công việc sau:
+ Chữa dàn bài cho học sinh đã làm ở nhà:
- Giáo viên cho học sinh trình bày dàn bài do cá nhân xây dựng, các học sinh
khác nhận xét, sửa chữa.
- Khi sửa chữa giáo viên cần định hướng cho cả lớp tôn trọng cấu trúc riêng của
mỗi dàn bài. Bởi vì việc xắp xếp các ý là theo quan điểm riêng của từng học sinh miễn
sao dàn ý đó đảm bảo được nội dung bài, phù hợp với yêu cầu của đề.
- Khi chữa các dàn bài do học sinh làm, giáo viên cần có một dàn bài tự mình
xây dựng trước. Dàn bài của giáo viên chỉ đưa ra sau khi đã hướng dẫn học sinh trình
bày sửa chữa dàn bài của các em.
+ Hướng dẫn học sinh làm dàn bài ngay trên lớp:
Học sinh chuẩn bị ý, tư liệu ở nhà đến lớp mới xây dựng dàn ý. Khi tiến hành
công việc này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh thao tác cụ thể là: lựa chọn các ý, hệ
thống các ý và xắp xếp theo trình tự nhất định.
* Thiết lập làm văn miệng.
- Nhiệm vụ của tiết này là giúp học sinh sản sinh văn bản dưới hình thức nói, luyện tập
cho học sinh các kỹ năng, năng lực nói trước tập thể về một vấn đề nhất định. Vì thế
trong tiết học, học sinh nói là chính.
- Tiến trình thực hiện tiết tập làm văn miệng như sau:
+ Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh, cho học sinh nhắc lại nội dung cơ bản
trong bài đã chuẩn bị ở tiết trước.
+ Học sinh trình bày miệng từng phần (một số học sinh trình bày miệng từng phần, các
em nhắc lại).
+ Học sinh trình bày cả bài (cả lớp nhận xét).
Lê Thị Chính
* 12 *
K32A - GDTH
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
+ Giáo viên đánh giá cho điểm.
Chú ý: Trong tiết dạy tập làm văn miệng tuyệt đối không cho học sinh đọc bài đã
chuẩn bị trước.
Cần lưu ý học sinh diễn đạt đúng với đặc điểm của dạng nói: ngôn ngữ tự nhiên
sinh động kết hớp với cử chỉ điệu bộ và chú ý đến phản ứng của người nghe.
* Dạy tiết Tập làm văn viết ở lớp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài, nhắc lại dàn ý sơ lược khi
làm bài.
- Hướng dẫn học sinh làm nháp trước khi chép vào vở.
- Học sinh viết vào vở.
- Giáo viên thu bài.
* Dạy tiết trả bài.
Để dạy tiết trả bài có hiệu quả, giáo viên cần chuẩn bị trên các mặt sau:
+ Thống kê những mặt mạnh và hạn chế trong bài văn của học sinh (về nội dung và
phân loại điểm).
+ Phân tích nhận xét ưu, khuyết điểm.
Giáo viên nhận xét tình hình làm bài nói chung và nêu những ưu, khuyết điểm
về nội dung, hình thức làm bài để khuyến khích động viên học sinh.
- Nêu các loại lỗi chung, phân tích sửa chữa các loại lỗi. Sửa chữa những lỗi về nội
dung: những chi tiết hình ảnh dùng không chính xác, những hiểu biết lệch lạc về nội
dung câu chuyện.
- Giáo viên phân tích nguyên nhân sai và sửa lỗi cho học sinh.
Lỗi về kỹ năng:
+ Kỹ năng xây dựng văn bản: Giáo viên chú ý tới cấu trúc của dàn bài có câu đối
không, dàn ý có làm nổi bật trọng tâm không.
+ Kỹ năng ngôn ngữ: kỹ năng dùng từ: dùng sai nghĩa hoặc dùng thiếu âm, từ và nghĩa
chưa chính xác.
+ Kỹ năng sử dụng câu: ở tiểu học, học sinh hay mắc các loại lỗi: viết câu quá dài theo
kiểu liệt kê, câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ, câu có nhiều từ ngữ rườm rà, lủng củng.
Khi chữa lỗi dùng từ và các lỗi về câu, giáo viên nên ghi toàn bộ những câu có
chứa từ sai lên bảng, yêu cầu học sinh tìm từ dùng sai tìm nguyên nhân dùng câu sai
Lê Thị Chính
* 13 *
K32A - GDTH
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
và đưa ra cách chữa. Khi chữa cần tôn trọng ý định chủ quan của người viết, tuyệt đối
không được biến đổi câu sai thành một câu hoàn toàn khác
Hướng dẫn học sinh tự chữa lỗi trong bài:
Chữa các lỗi chính tả: dựa trên các việc thống kê các lỗi chính tả của học sinh
trong bài, giáo viên chọn ra một số lỗi tiêu biểu phổ biến tập trung chữa.
Cách thức: Giáo viên chia bảng thành hai cột, một cột ghi lỗi chính tả, một cột ghi
cách viết chính tả đúng, giáo viên ghi lỗi chính tả lên bảng.
Lưu ý: ghi một cụm từ chứa hiện tượng chính tả sai sau đó yêu cầu học sinh tự sửa lỗi,
giáo viên kiểm tra.
Sau khi chữa chung một số lỗi, giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài làm văn của
mình dựa theo các nhận xét ghi chú của giáo viên để sửa lỗi. Với lỗi chính tả học sinh
chữa ngay sang lề bên trái, với lỗi về câu, ý thì học sinh chữa lại xuống dưới phần bài
làm và ghạch chân phần đã chữa.
b. Quy trình không đầy đủ chỉ gồm ba bước diễn ra trong 3 tiết như sau:
Tiết 1: Làm bài Tập làm văn miệng ở lớp (phần tìm ý, lập dàn ý thực hiện ở đầu
tiết học).
Tiết 2: Làm bài văn trên lớp.
Tiêt 3: Trả bài.
Quy trình đầy đủ và quy trình không đầy đủ chỉ khác nhau ở sự phân bố các
phần trong một bài. Tiết tìm ý, lập dàn ý cùng với làm bài Tập làm văn miệng ở lớp
trong một quy trình đầy đủ đã được gộp vào làm một tiết: làm bài Tập làm văn miệng
ở trong lớp trong một quy trình không đầy đủ, còn các phần còn lại thì tương tự nhau.
Hiện nay trong các trường tiểu học, giáo viên thường sử dụng quy trình không đầy đủ
nhưng vẫn đảm bảo các bước lên lớp của một bài Tập làm văn.
1.2. Lý thuyết chung về văn kể chuyện.
1.2.1. Chuyện là gì?
Chuyện là các sự việc do nhân vật gây ra, cũng gọi là các tình tiết, diễn biến liên
tục trong một thời gian nhất định thể hiện tư duy và phẩm chất con người, mang ý
nghĩa đời sống.
Lê Thị Chính
* 14 *
K32A - GDTH
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Cần phân biệt truyện và chuyện
Truyện: là tên gọi để chỉ một loại hình văn học, “Truyện là một loại thể văn
học lớn thuộc loại tự sự có hai phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật. Thủ pháp
nghệ thuật chính là kể ” (Từ điển văn học - Tập 2, NXB KHXH, Hà Nội, tr.450).
Ví dụ: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. Cái được kể trong văn bản truyện được
gọi là câu chuyện . Những việc diễn ra trong đời sống con người, đó là những câu
chuyện.
1.2.2. Khái niệm văn kể chuyện
Văn kể chuyện là loại văn trong đó tác giả giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân
vật, hành động và tâm tư tình cảm của nhân vật kể lại diễn biến câu chuyện sao cho
người đọc, người kể chuyện trong trường tiểu học.
Văn kể chuyện là một kiểu bài quan trọng trong chương trình Tập làm văn ở
tiểu học. Đã từ lâu văn kể chuyện được đưa vào chương trình Tiểu học và Trung học
cơ sở. Hiện nay văn kể chuyện bắt đầu được dạy từ lớp 2. Học sinh Tiểu học cần sớm
học văn kể chuyện vì đây là phương thức tự sự đã ổn định, được sử dụng nhiều trong
đời sống, trong nhà trường và trong Văn học. Từ thuở còn thơ, trẻ em đã sớm học và
tập dùng văn kể chuyện, tại các lớp Mẫu giáo nhỡ và lớn, các em dã được tập kể bằng
miệng, ở trường Tiểu học các em tiếp tục học văn kể chuyện nhưng ở trình độ cao hơn.
Từ khi nắm được văn kể chuyện, học sinh mới dần có cơ sở để hiểu rõ hơn các bài tập
đọc trích từ các truyện ngắn, truyện dài được viết dựa trên phương thức tự sự. Trong
trường Tiểu học văn kể chuyện được chia thành nhiều kiểu bài.
1.2.3. Đặc điểm của văn kể chuyện
Văn kể chuyện phải có cốt truyện “Cốt truyện được xây dựng bằng những tình
tiết. Những tình tiết này có tính bền vững. Nếu thay đổi tình tiết hoặc lược bỏ tình tiết
thì không còn cốt truyện nữa”. (Nguyễn Thái Hòa. Những vấn đề thi pháp của truyện.
NXBGD, 2000).
Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Cốt
truyện thường gồm ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc (TV4 - tập 1).
Kể chuyện là một chuỗi sự việc có đầu có cuối, có liên quan đến một hay một
số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa. Văn kể chuyện cho
phép người kể hư cấu và lựa chọn trình tự kể chuyện. Cả hai thể loại này đều là trình
Lê Thị Chính
* 15 *
K32A - GDTH
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
bày những cái trong quá khứ: chuyện đã nghe, đã đọc, chuyện đã chứng kiến hoặc
tham gia. Nhưng nếu là thuật chuyện thì phải là tái hiện lại một cách trung thành diễn
biến câu chuyện theo trình tự thời gian thì kể chuyện cho phép người kể hư cấu câu
chuyện và có thể thay đổi trình tự câu chuyện.
Văn kể chuyện là ngôn ngữ của khẩu ngữ: chỉ có văn kể chuyện mới có ngôn
ngữ dạng nói.
1.2.4. Yêu cầu cơ bản của bài văn kể chuyện.
Văn kể chuyện đòi hỏi phải có chuyện hay và cách kể hay. Nhà văn Phạm Hổ
có viết “muốn kể chuyện hay, người viết nên biết những cái hay trong nghệ thuật kể”.
a. Tìm tòi, lựa chọn để có chuyện (cốt truyện) hay khi kể chuyện.
Ta đã biết “chuyện là sự việc có diễn biến nhằm nói lên một điều gì đó”. Như
vậy hai yếu tố tạo nên chuyện: sự việc có diễn biến và ý nghĩa, điều muốn nói qua sự
việc. Như vậy kể chuyện không phải đơn giản là kể một câu chuyện đó mà thông qua
câu chuyện đó, ta muốn kể về ý nghĩa cuộc sống xung quanh, kể về phẩm chất, tính
cách con người từ đó thấy cái hay cái dở của cuộc sống để thêm tin yêu, thêm hăng hái
phấn đấu, tu dưỡng, làm cho cuộc đời thêm đẹp. Do đó “Sự việc có diễn biến” chỉ là
phương tiện còn “Ý nghĩa điều muốn nói” mới là mục đích của chuyện. Người ta có
thể kể về con người, sự việc có thật đã xảy ra trên đời, cũng có thể bịa ra câu chuyện,
bịa ra nhân vật dựa trên kinh nghiệm cuộc sống của mình nhưng không thể bịa ra ý
nghĩa cuộc đời. Ý nghĩa cuộc đời phải rất thật, gắn bó và thể hiện sâu sắc cách thể
hiện, niềm tin, lí tưởng, đạo đức thiêng liêng của dân tộc và thời đại. Chuyện và nhân
vật hư cấu hay có thật không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là mỗi câu
chuyện nói lên được điều gì bổ ích cho con người và cuộc đời. Tóm lại, chuyện có hay
hay không chính là ở ý nghĩa cuộc sống của nó mang lại cho người đọc. Muốn tìm
được chuyện hay, cốt chuyện hay ta phải chịu khó quan sát tìm hiểu về cuộc sống
xung quanh, không nên bằng lòng với một số mẫu hoặc công thức có sẵn. Muốn có
chuyện hay phải phải có sự lao động nghiêm túc, có sự suy nghĩ sâu xa khi đi tìm cốt
truyện. Điều quan trọng nhất là tìm ra ý nghĩa sâu sắc mới mẻ của chuyện.
b. Phải tạo được cách kể chuyện có duyên, hấp dẫn.
Lê Thị Chính
* 16 *
K32A - GDTH

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét