
Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016
Xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 2
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
- Một số thực vật sống trên cạn, dưới nước.
2. Bầu trời ban ngày và ban đêm
- Mặt trời.
- Mặt trăng và các vì sao.
2) Cấu trúc nội dung
SGK môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 gồm 3 chủ đề với 35 bài ứng với 35
tiết của 35 tuần thực học, trong đó có 31 bài học mới và 4 bài ôn tập, được
phân phối như sau:
- Con người và sức khỏe: 10 bài
- Xã hội
: 13 bài
- Tự nhiên
: 12 bài
Nội dung kiến thức trong toàn bộ cuốn sách được phát triển theo nguyên
tắc từ gần đến xa, dẫn dắt học sinh mở rộng vốn hiểu biết từ bản thân đến gia
đình, trường học; từ cuộc sống xã hội xung quanh đến thiên nhiên rộng lớn; từ
những cây cối, con vật thường gặp đến Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao.
Nội dung kiến thức trong mỗi chủ đề đều được tích hợp nội dung giáo
dục sức khỏe một cách hợp lí, đi từ sức khỏe cá nhân trong chủ đề “Con
người và sức khỏe” đến sức khỏe cộng đồng trong chủ đề “Xã hội” và sức
khỏe liên quan đến môi trường trong chủ đề “Tự nhiên”.
3) Cách trình bày cuốn sách
SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 được trình bày bằng những hình ảnh minh
họa sinh động, màu sắc tươi sáng, do đó sẽ thu hút và hấp dẫn học sinh lứa
tuổi Tiểu học. Ở mỗi bìa thường bắt đầu bằng phần “Liên hệ thực tế và trả
lời”. Ở phần này SGK đưa ra những câu hỏi về những sự việc xảy ra thường
ngày của bản thân và xung quanh. Bên dưới là những hình ảnh minh họa rất
sinh động thể hiện câu hỏi và tiếp đó là phần “Bạn cần biết”. Đây chính là
phần cung cấp cho các em những hiểu biết về bản thân, về gia đình và xã hội.
Phần quan sát tranh và trả lời câu hỏi cũng đưa ra những hình ảnh minh họa
Tháng Thị Thèn
11
GVHD: Phạm Quang Tiệp
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
rất sinh động giúp các em biết những việc nào nên làm và những việc nào
không nên làm. Những câu hỏi và những “lệnh” yêu cầu học sinh làm việc, tất
cả đều ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ. Điều đó đặc biệt quan trọng với
học sinh Tiểu học. Việc học của các em lúc này nhờ vào việc trực tiếp quan
sát các hình ảnh trong SGK kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên.
Một điểm mới là ở đầu các câu hỏi hoặc các “lệnh” trong SGK có các kí
hiệu chỉ dẫn hoạt động học tập của học sinh. Kí hiệu này được dùng trong
sách là một hình vẽ tượng trưng mang tính biểu tượng. Chúng tương ứng với
việc quan sát, liên hệ thực tế, trò chơi học tập, vẽ, thực hành, bạn cần biết.
Với cách trình bày như vậy, mỗi bài học đã thể hiện một chuỗi các trình tự
hoạt động học tập của học sinh, đồng thời gợi ý cho giáo viên xây dựng các
tình huống có vấn đề, lựa chọn các phần và hình thức tổ chức thích hợp.
1.1.2.3. Đặc điểm chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2
- Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 được xây dựng theo quan
điểm tích hợp, thể hiện ở 3 điểm sau:
+ Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 xem xét tự nhiên – con người – xã hội
trong một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau.
+ Các kiến thức trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội là kết quả
tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học: Sinh học, Vật lí, Hóa học, Địa
lí, Lịch sử, Môi trường, Dân số…
+ Học sinh lớp 2 là giai đoạn đầu của bậc Tiểu học, ở giai đoạn này tri
giác của trẻ mang tính tổng thể, thu nhận kiến thức thông qua trực giác, khả
năng phân tích chưa cao, khó nhận ra các mối quan hệ giữa sự vật, hiện
tượng. Vì vậy, chương trình có cấu trúc dưới dạng các chủ đề, bao gồm 3 chủ
đề: con người và sức khỏe, xã hội, tự nhiên.
Do vậy, giáo viên xây dựng các tình huống phải tổng hợp nội dung các
kiến thức của nhiều môn học và tình huống phải phù hợp với nội dung cơ bản
Tháng Thị Thèn
12
GVHD: Phạm Quang Tiệp
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
của từng chủ đề, từng bài, từng phần để sau khi giải quyết học sinh lĩnh hội
được các kiến thức trọng tâm.
- Chương trình có cấu trúc đồng tâm và phát triển. Các kiến thức trong
các chương trình được trình bày đi từ cụ thể đến trìu tượng. Các kiến thức
được trình bày từ gần đến xa, từ dễ đến khó, tăng dần mức độ phức tạp và
khái quát hóa, tạo điều kiện để học sinh dễ tiếp thu kiến thức.
Do đó khi giáo viên xây dựng các tình huống trong bài học hay trong cả
quá trình học phải từ dễ đến khó. Các tình huống khó học sinh không giải
quyết được thì giáo viên nên chia nhỏ thành các tình huống nhỏ, dễ giải quyết
hơn sau đó giúp học sinh tổng hợp, khái quát lại để giải quyết tình huống đã
cho.
- Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 là một môn học mà học sinh có nhiều
vốn sống, vốn hiểu biết để tham gia xây dựng bài học. Học sinh tới trường
mang theo cả vốn sống, vốn hiểu biết được hình thành từ trong cuộc sống với
gia đình, làng quê, phố phường nơi các em đang sinh sống và cả từ nguồn gốc
xã hội của mỗi em.
Các nguồn thông tin ngày càng nhiều và càng dễ tiếp nhận qua thông
tin đại chúng. Mặt khác, môn Tự nhiên và Xã hội lại là một môn học về tự
nhiên, con người và xã hội gẫn gũi bao quanh học sinh. Vì vậy dưới sự hướng
dẫn của giáo viên, học sinh hoàn toàn có khả năng tự phát hiện (khám phá)
kiến thức và áp dụng các kiến thức đó vào cuộc sống.
Do vậy, giáo viên xây dựng tình huống có vấn đề phải gẫn gũi, thiết
thực với cuộc sống hàng ngày của các em, phải đảm bảo học sinh có đủ tri
thức hay nguồn tài liệu tra cứu, gia công tìm tòi cách giải quyết.
1.1.3. Tác dụng của việc sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 2
Thế giới nội tâm của con người rất đa dạng và phong phú. Nó biến đổi
không chỉ theo đối tượng mà theo từng giai đoạn phát triển của đối tượng.
Tháng Thị Thèn
13
GVHD: Phạm Quang Tiệp
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Qua nghiên cứu tôi thấy, ở lứa tuổi bậc đầu tiểu học, học sinh có những đặc
điểm tâm lí mà việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói chung hay dạy môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 2 nói riêng cần thiết phải sử dụng tình huống có vấn
đề.
Học sinh ở lứa tuổi tiểu học nhân cách đang dần hình thành. Lứa tuổi
đầu cấp học sinh có những biến đổi không ngừng trong đời sống tinh thần,
điều này thể hiện rõ trong nhu cầu cũng như tính cách và đời sống tình cảm
của học sinh. Trong hệ thống các nhu cầu, nhu cầu nhận thức nổi lên giữ vai
trò chủ đạo. Nhu cầu tự đánh giá một loạt thói quen hành vi, đạo đức của con
người dần hình thành ở học sinh. Học sinh cũng rất dễ xúc động trước một đối
tượng trực tiếp và cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong các em. Đặc điểm này có
thể khẳng định các em rất yêu thích môn học, ham muốn tìm hiểu và khám
phá thế giới xung quanh. Các tình huống có vấn đề luôn lôi cuốn học sinh và
kích thích các em lòng ham muốn giải quyết các tình huống đó, các em sẽ
hoạt động tích cực và sôi nổi trong học tập.
Ở Tiểu học sự chín muồi của các cơ quan trong cơ thể diễn ra một cách
tích cực, thể hiện rõ ràng ở sự phát triển chiều cao, cân nặng, sự cốt hóa bộ
xương…. Tất cả những đặc điểm trên cho phép trẻ hoàn thiện và phối hợp sự
phát triển của các phẩm chất: dũng cảm, nhanh nhẹn, khéo léo, mền dẻo,
mạnh mẽ đặc biệt là sức chịu đựng – phẩm chất có quan hệ chặt chẽ tới khả
năng lao động. Trong khi đó giải quyết các tình huống có vấn đề học sinh
luôn ở trạng thái vận động, sử dụng mọi giác quan, điều này sẽ giúp học sinh
không chỉ lĩnh hội được nhiều thông tin, tri thức, kĩ năng mà còn giúp học
sinh phát triển thể chất. Đây chính là mục đích luôn hướng tới của giáo dục
tiểu học: giúp học sinh phát triển một cách toàn diện.
Xây dựng tình huống có vấn đề được xem là nội dung cơ bản, quan
trọng và có ý nghĩa then chốt trong dạy học giải quyết vấn đề (Lence-1997),
trong đó học sinh được tham gia tích cực vào quá trình học tập, giải quyết vấn
Tháng Thị Thèn
14
GVHD: Phạm Quang Tiệp
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
đề. Mà nét bản chất của dạy học giải quyết vấn đề không phải đặt ra những
câu hỏi mà là tạo ra những tình huống có vấn đề. Vì vậy việc xây dựng tình
huống có vấn đề có một ý nghĩa quan trọng trong dạy học nói chung và dạy
học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 nói riêng.
1.1.4. Một số quy trình xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học
Theo tiêu chí phân loại tình huống có vấn đề, dựa vào tính chất của
mâu thuẫn xuất hiện của Nguyễn Thị Diệu Phương thì quy trình xây dựng
tình huống có vấn đề gồm hai bước:
- Bước 1: Tái hiện tri thức đã có liên quan đến tình huống sắp phải giải
quyết. Tình huống nào cũng xuất phát từ nội dung trong bài học, mà nội dung
bài học luôn có quan hệ với những kiến thức đã có. Việc tái hiện, vận dụng
kiến thức đã có sẽ làm cơ sở đưa ra tình huống có vấn đề.
- Bước 2: Tìm ra cái đối lập với cái đã biết. Cần xây dựng được những
sự kiện hiện tượng mâu thuẫn với tri thức vốn có của học sinh về nội dung
đang đề cập. Kĩ thuật tạo nên mâu thuẫn có nhiều cách: Mâu thuẫn giữa kiến
thức cũ và kiến thức mới, có thể là một nghịch lí, một bất ngờ, một thực tiễn
trái với lí thuyết,… buộc học sinh phải tìm cách giải quyết vấn đề nảy sinh đó.
Thạc sỹ Phạm Thị Thu Hiền đưa ra quy trình xây dựng tình huống có
vấn đề trong dạy học gồm bốn bước:
- Bước 1: Xác định mục tiêu bài học: Các lĩnh vực phẩm chất phải đạt
của mục tiêu bài học là những kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- Bước 2: Phân tích lôgic nội dung bài học: Toàn bộ nội dung của bài
học đều có mối quan hệ lôgic với nhau. Nếu như mối liên hệ này bị vi phạm
thì việc tiếp thu tri thức gặp rất nhiều khó khăn, vì muốn nghiên cứu một nội
dung mới cần gắn liền cái chưa biết với cái đã biết.
- Bước 3: Xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành tình huống
có vấn đề: Những đơn vị kiến thức trong SGK được viết một cách cô đọng,
kiểu thuyết trình theo lôgic tường minh khoa học nhất định của môn học. Bởi
Tháng Thị Thèn
15
GVHD: Phạm Quang Tiệp
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
vậy, có xác định được lôgic vận động của nội dung cơ bản, trọng tâm của bài
học thì mới có thể xây dựng được tình huống có vấn đề giúp học sinh lĩnh hội
được những kiến thức đầy đủ, chính xác, có hệ thống. Nghĩa là tình huống có
vấn đề phải có tác dụng tổ chức, hướng dẫn học sinh trong quá trình tìm lời
giải, làm bộc lộ lôgic bên trong của hoạt động nhận thức. Khi ấy tình huống
có vấn đề trở thành phương tiện truyền tải nội dung tri thức SGK cho học
sinh tiến hành các hoạt động trí tuệ một cách tích cực để thu nhận tri thức mới
theo quan điểm lôgic hệ thống.
- Bước 4: Diễn đạt các khả năng mã hóa nội dung kiến thức đó thành
tình huống có vấn đề: Các tình huống có vấn đề nên diễn đạt sao cho có thể
giúp học sinh chủ động lĩnh hội được nhiều tri thức thuộc nhiều lĩnh vực phù
hợp với các mức độ học khác nhau của học sinh như: nhớ, hiểu, vận dụng, kĩ
năng, thái độ. Có thể sử dụng các từ nghi vấn chung về phẩm chất, phương
thức, nguyên nhân, kết quả, so sánh, chứng minh,… để tạo ra các tình huống
có vấn đề cụ thể.
Thạc sỹ Dương Giáng Thiên Hương đưa ra quy trình xây dựng tình
huống có vấn đề gồm bốn bước sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy.
- Bước 2: Phân tích nội dung bài dạy, xây dựng mối quan hệ giữa các
nội dung kiến thức trong bài cũng như mối quan hệ giữa các nội dung đó với
các kiến thức có liên quan ở các bài học trước.
- Bước 3: Xây dựng nguồn tư liệu (tìm kiếm thông tin liên quan đến bài
học).
- Bước 4: Xác định khả năng có thể xây dựng tình huống có vấn đề và
thực hiện thành vấn đề học tập.
Như vậy mỗi tác giả đều đưa ra một quy trình xây dựng tình huống có
vấn đề. Dựa trên việc nghiên cứu cơ sở lí luận của tình huống có vấn đề ở
chương 1 và kết hợp với các quy trình xây dựng tình huống có vấn đề của một
Tháng Thị Thèn
16
GVHD: Phạm Quang Tiệp

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét