
Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016
Phương pháp trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Khoa GDTH
tượng bằng những sự vật có thật trong cuộc sống, bằng những tranh ảnh, mô
hình, bằng cách mô tả rạch ròi chi tiết để gợi lại cho học sinh nhớ lại
những cái đã học hoặc tưởng tượng những cái chưa hề thấy. Về sau, do quá
trình học tập mà trình độ tư duy được nâng cao dần thì mức độ dùng những đồ
dùng trực quan càng ít vật thật, càng phát triển về lời nói, và nhiều lời mô tả
đến mức có thể xoá bỏ hoàn toàn tính trực quan và chỉ viện đến tư duy thuần
tuý. Do đó, dạy học ngày càng chú ý đến người học, tạo cơ hội cho người học
tiếp thu kiến thức cho nên phương pháp trực quan càng được ít quan tâm hơn.
Trước đây, đồ dùng trực quan dùng để quan sát bề ngoài, bước sang thế
kỉ XXI, quan niệm về phương pháp trực quan có thay đổi, trực quan để chứa
đựng tri thức bên ngoài trong khi quan niệm dạy học, người dạy, quá trình dạy
học đều thay đổi, cách thức sử dụng khai thác đồ dùng trực quan đáp ứng sự
tiến bộ của thế kỉ XXI, buộc phải tìm hiểu về phương pháp trực quan.
Ngoài những nghiên cứu của các nhà giáo dục học nước ngoài về phương
pháp trực quan thì trong cuốn Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học môn Tiếng
Việt lớp Một, Nxb Giáo dục 1993, tác giả Đàm Hồng Quỳnh đã nêu lên cuộc
sống khoa học và thực tiễn trong sử dụng và tự làm thiết bị dạy học, tạo ra khả
năng tối ưu trong việc trình bày vấn đề một cách sâu sắc.
Như vậy, rất nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp trực quan và
phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ. Tuy nhiên, phần nghiên cứu về phương
pháp trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé chưa sâu.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chúng tôi mạnh dạn chọn và tìm
hiểu đề tài : Phương pháp trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu
giáo bé. Chúng tôi có thể khẳng định đây là một đề tài hết sức mới mẻ và có
khả năng khơi nguồn cho những nghiên cứu mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé
Nguyễn Thị Hoa
K31 GDMN
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Khoa GDTH
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục đích nghiên cứu
Tìm ra cách thức sử dụng đồ dùng trực quan nhằm phát triển vốn từ cho
trẻ một cách hiệu quả nhất.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận này chúng tôi đi giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp trực quan trong việc phát
triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé.
- Hướng dẫn sử dụng một số đồ dùng trực quan trong việc phát triển vốn
từ cho trẻ mẫu giáo bé.
- Thể nghiệm một số giáo án.
5. Giả thiết nghiên cứu
Nghiên cứu thành công khóa luận này sẽ góp phần giúp cho các giáo viên
mầm non biết sử dụng hợp lý đồ dùng trực quan đạt hiệu quả cao góp phần
phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé.
6. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận này sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung khoá luận gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lí luận của Phương pháp trực quan trong việc phát triển
vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé.
Chương 2. Hướng dẫn sử dụng một số đồ dùng trực quan trong việc phát
triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé.
Chương 3. Thể nghiệm một số giáo án
Nguyễn Thị Hoa
K31 GDMN
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Khoa GDTH
Nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận trong việc phát triển vốn từ
cho trẻ mẫu giáo bé
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Phương pháp trực quan
Theo từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2004 Trực quan là những vật
dụng cụ thể hay ngôn ngữ cử chỉ làm cho học sinh có được những hình ảnh cụ
thể về những điều được học[13;1036].
Trong trực quan có phương tiện trực quan, đồ dùng dạy học và thiết bị
dạy học
Phương tiện trực quan là những đồ dùng trong dạy học để cho học sinh
quan sát tiếp thu bài học đạt mục đích dạy học [3; 10].
Đồ dùng dạy học được hiểu là những dụng cụ trực quan để giáo viên và
học sinh thực hiện trong quá trình dạy học hay những phương tiện và đồ dùng
phi kỹ thuật [3; 10]
Quan niệm về đồ dùng trực quan trước đây là nói đến các đồ dùng quen
thuộc như tranh ảnh, vật thật, mô hình Ngày nay, ngoài những đồ dùng
quen thuộc còn có thêm những đồ dùng trực quan mang tính chất hiện đại
như: máy chiếu, máy vi tính, đĩa mềm Người ta dùng cụm từ trực quan là
tên gọi chung chung trong đó bao gồm các đồ dùng trực quan, thiết bị dạy
học, phương tiện trực quan.
Quá trình dạy học gồm hoạt động học và hoạt động dạy, cũng như bất kỳ
quá trình sản xuất nào cũng cần những phương tiện nhất định. Trong giáo dục
lại có nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Tuy nhiên, trong đề tài này
chúng tôi đi nghiên cứu phương pháp trực quan nói chung, trong đó đi sâu vào
Nguyễn Thị Hoa
K31 GDMN
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Khoa GDTH
nghiên cứu việc sử dụng các đồ dùng theo quan điểm hiên đại. Từ đó đưa ra
quan điểm sau:
Trực quan theo đúng nghĩa của nó không đơn giản chỉ là quan sát sự vật
bằng cách giải quyết mà là hành động tác động lên sự vật làm biến đổi các dấu
hiệu bề ngoài của chúng, làm cái bản chất, các mối liên hệ, quan hệ có tính
quy luật của chúng được bộc lộ, được phơi bày một cách cảm tính mà nếu
không có những tác động đó thì chúng mãi bí ẩn đối với con người.
Quan điểm về trực quan như vậy có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động dạy
học. Nó là cơ sở để xác định rõ hơn về bản chất và vai trò trực quan trong dạy
học. Từ đó, phương pháp dạy học trực quan cần được hiểu lại:
Phương pháp dạy học trực quan theo đúng nghĩa của nó không phải là
giáo viên giới thiệu trình bày các phương tiện trực quan nhằm cung cấp cho
người học những hình ảnh cảm tính về sự vật. Dạy học trực quan là dạy học
phải bắt đầu từ việc hướng dẫn người học hành động cảm tính đối với đối
tượng học.
1.1.2. Khái niệm từ
Trong cuốn Cơ sở tiếng Việt, Hữu Đạt đã đưa ra định nghĩa về từ như sau:
Từ chính là hệ thống vốn từ của một ngôn ngữ. Nói cách khác, từ vựng là tập
hợp tất cả các từ ngữ cố định trong một ngôn ngữ theo một hệ thống nhất định
[1; 85].
Từ tiếng Việt gồm một số âm tiết cố định bất biến mang theo những đặc
điểm ngữ pháp nhất định, ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định lớn nhất trong
hệ thống ngôn ngữ và nhỏ nhất để tạo thành câu.
1.1.3. Khái niệm các loại đồ dùng trực quan nhằm phát triển vốn từ cho
trẻ mẫu giáo bé
Tranh là những tác phẩm hội hoạ phản ánh hình thức đường nét, hình
mảng, hình vẽ.
Nguyễn Thị Hoa
K31 GDMN
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Khoa GDTH
Mô hình là những hình dạng có thể thu nhỏ hoặc phóng to nhằm mô
phỏng hình dạng, cấu tạo, hoạt động của vật gốc để nhằm nghiên cứu, học tập.
Vật mẫu là những vật có sẵn trong tự nhiên, trong đời sống xã hội được
dùng nguyên dạng (con cá, quả cam) hoặc đã sử lý (mẫu ngâm, mẫu nhồi ,
mẫu ép khô).
Băng ghi âm là loại làm bằng vật liệu từ tính, ghi lại âm thanh (lời nói,
âm nhạc, tiếng động) và phát lại nội dung đó qua máy ghi âm.
Quan sát là dạy trẻ sử dụng những những giác quan của mình để tích luỹ
dần những kinh nghiệm, những hình ảnh, những biểu tượng và kỹ xảo ngôn ngữ.
Tham quan là con đường đưa trẻ đến gần vật thể, hiện tượng.
Đĩa mềm vi tính là loại đĩa dùng để hiện thị các thông tin bằng kênh chữ,
kênh hình tĩnh, kênh hình động và kênh âm thanh có kết luận thông tin chọn
lọc, phong phú và đa dạng.
Để giúp trẻ phát triển vốn từ bằng phương pháp trực quan, chúng ta
không chỉ tìm hiểu về các khái niệm về phương pháp trực quan, đồ dùng trực
quan, khái niệm về từ mà còn phải tìm hiểu về vị trí, vai trò của đồ dùng trực quan.
1.1.4. Vị trí, vai trò của đồ dùng trực quan trong việc phát triển vốn
từ cho trẻ mẫu giáo bé
Đồ dùng trực quan là công cụ của giáo viên và học sinh. Chúng là những
yếu tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Chúng có tác dụng tích
cực và có tính động lực với quá trình lao động của cô và trẻ.
Với tư cách là công cụ lao động của giáo viên và học sinh, đồ dùng trực
quan không những đóng vai trò minh hoạ cho lời giảng của giáo viên mà còn
cung cấp nội dung thông tin học tập, tạo ra những kỹ năng để giáo viên trình
bày bài học một cách sâu sắc, hình thành ở học sinh những phương pháp học
tập tích cực và chủ động.
Quá trình dạy học ở trường mầm non nhất đối đối với trẻ mẫu giáo bé,
trực quan rất quan trọng. Bởi lúc này tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành
Nguyễn Thị Hoa
K31 GDMN
Khoá luận tốt nghiệp Đại học
Khoa GDTH
động, các bé thích khám phá các sự vật hiện tượng bằng các giác quan. Nếu
chỉ nghe cô giáo giải thích bằng lời thì trẻ sẽ nhàm chán và không hiểu bài
nhưng khi cô sử dụng các đồ dùng trực quan trong giờ học hợp lý sẽ giúp trẻ
nhận biết chính xác các đồ vật, sự vật, hiện tượng và còn biết cả chức năng
công dụng của chúng. Ngoài ra, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học
còn giúp trẻ tiếp thu bài học một cách nhanh chóng, trẻ tích cực hoạt động
trong các hoạt động. Thông qua các hoạt động vốn từ của trẻ được củng cố và
mở rộng. Nhìn chung phương pháp trực quan được sử dụng nhiều trong giờ
học của trẻ mẫu giáo bé. Đó là trực quan nghe, trực quan nhìn, trực quan nghe
nhìn. Thông qua đó cô giáo sửa lỗi và mở rộng vốn từ cho trẻ.
VD: Để dạy trẻ phát âm chuẩn chữ l và n, nếu cô giáo chỉ cho trẻ phát âm
nhiều lần chữ l và n thì trẻ sẽ nhàm chán và không muốn học. Nhưng sau khi
cho trẻ phát âm nhiều lần chữ l và n theo cô, theo tập thể lớp và theo tổ, cô
giáo treo lên bảng những bức tranh hoặc đĩa mềm vi tính hình ảnh : quả na,
cây lúa, cái liềm, bác nông dân, cái nồi và yêu cầu trẻ đọc tên các hình ảnh
trong tranh (hoặc máy vi tính) thì trẻ thích nói và phát âm tốt. Bên cạnh đó
nhờ vào việc sử dụng đồ dùng trực quan trọng việc luyện đọc cho trẻ cô sẽ dễ
phát hiện ra những trẻ đọc kém, phát âm sai. Từ đó, cô đưa ra các biện pháp
khắc phục lỗi phát âm của trẻ.
Sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học còn có tác dụng hợp lý hoá quá
trình giảng dạy của giáo viên. Bởi vì nhiều đồ dùng dạy học đã được bản thân
nó thể hiện chẳng hạn như: việc vẽ các con vật có sẵn Chính vì vậy, sử dụng
đồ dùng trực quan giáo viên phải giảm nhẹ việc trình bày, giảng giải, mà tập
trung vào quá trình hướng dẫn hỗ trợ quá trình hoạt động của trẻ.
Đối với trẻ nhỏ được quan sát tranh ảnh, đĩa mềm vi tính sẽ giúp trẻ
phát triển tai nghe, phát triển lời nói, trẻ không chỉ phát âm đúng mà còn diễn
đạt tốt ý nghĩ của mình.
Nguyễn Thị Hoa
K31 GDMN

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét