
Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016
Đặc sắc về phương diện nghệ thuật của thơ phạm hổ viết cho thiếu nhi
Trong số 10 tập thơ đã có 6 tập ông viết về tình bạn như: Chú bò tìm
bạn, Những người bạn im lặng, Những người bạn nhỏ, Những người bạn ồn
ào, Những người bạn trong vườn, Những người bạn sống dưới nước…
Những quan điểm sáng tác như trên đã có phần chi phối không nhỏ đến
cách thức viết thơ cho thiếu nhi của Phạm Hổ. Vấn đề này, chúng tôi sẽ tập
trung giải quyết ở chương sau của khóa luận.
11
Chương 2
ĐẶC SẮC VỀ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT CỦA THƠ
PHẠM HỔ VIẾT CHO THIẾU NHI
Nhà văn Đức Véc Nơ Lin Đơ Man, một trong những cây bút chuyên
viết cho thiếu nhi đã nhận định: “Cái khó nhất và cũng là cái đẹp nhất khi
làm thơ cho các em là chú ý nói một cách hồn nhiên, nhưng không sơ sài và
dễ dãi. Cố gắng nhìn đời bằng cái nhìn đầy chất thơ của các em trai và các
em gái, nhưng không coi thế giới trẻ thơ là thế giới nguyên lành, mà thế giới
ấy luôn là một thể thống nhất được phát triển và và chứa đựng đầy mâu thuẫn
có tính biện chứng. Cố gắng chuyển hoá những kinh nghiệm sống của riêng
mình để giúp những người trẻ tuổi hơn nhưng không được giơ ngón tay chỉ
trỏ răn dạy. Luôn giàu chất thơ, giàu hình ảnh như tranh vẽ, giàu tưởng
tượng và hài hước”.[14, 143]
Điều này không chỉ đúng với các nhà văn ở Đức mà còn đúng với tất cả
những nhà văn viết cho thiếu nhi. Phạm Hổ cũng đã ý thức được điều đó. Ông
từng nói: “Làm thơ cho lứa tuổi giàu bản nămg nhưng lại không thể viết một
cách bản năng trần trụi, dễ dãi” [7, 26] . Phạm Hổ luôn tìm cho mình một
cách nhìn riêng, một phong cách riêng. Thơ ông giản dị mà hấp dẫn, sâu sắc.
Để có những hình tượng đẹp, những bài học mang ý nghĩa nhân sinh, đến
được với tâm hồn các em, Phạm Hổ đã dụng công tìm tòi, sáng tạo những
hình tượng nghệ thuật độc đáo, những hình thức nghệ thuật đa dạng. Những
điều đó đã tạo nên nét đặc sắc của thơ ông.
2.1. Nghệ thuật sử dụng chất liệu dân gian
Nhà thơ Thanh Tịnh từng quan niệm: “Thơ sáng tác cho lứa tuổi nhỏ
phải trên cơ sở dân gian, phải hợp với ý thích, ý muốn mong chờ,mong đợi
12
của các em, sau cùng phải có lý có tình, có nghệ thuật. Như thế mới được
truyền miệng nhớ lâu và đi xa”. [12, 57]
Phạm Hổ đã ý thức được sự tác động của những yếu tố dân gian trong
sáng tác cho thiếu nhi. Cho nên ông luôn làm giàu thêm các yếu tố đó trong
sáng tác của mình.
2.1.1. Lối nhại đồng dao
Đồng dao là những câu hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp
với trẻ em, thường do trẻ hát lúc vui chơi. Đặc biệt, có thể do người lớn sáng
tác, nhưng nhiều trường hợp do trẻ em sáng tác”.[17, 107]
Trước Phạm Hổ, đã có nhiều nhà thơ viết theo lối nhại đồng dao như
Tú Mỡ với Mùa Xuân, Định Hải với Chồng nụ chồng hoa, Lữ Huy Nguyên
với Chi chi chành chành…Đến Phạm Hổ, có thể nói, lối nhại đồng dao là
một chất liệu đậm đặc và độc đáo của thơ ông. Thơ ông viết cho các em
thường theo lối nhại đồng dao. Nhịp điệu bài thơ vui nhộn, các em có thể
vừa đọc vừa kết hợp với vui chơi, nhảy múa, ca hát. Bài thơ lúc này đóng vai
trò như bài hát, dắt các em vào thế giới của những mối quan hệ với thiên
nhiên, vạn vật, con người. Về vấn đề này, Định Hải đã nhận xét rất chính xác:
“Thơ anh uyển chuyển, giàu nhạc điệu, gần gũi với đồng dao” [15, 624]. Các
bài thơ của ông thường ngắn, câu thơ cũng ngắn, thường từ 2, 3 đến 4, 5 chữ
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ, kết hợp với cách ngắt câu, gieo vần ở những tiếng nhất định làm cho
bài thơ càng thêm giàu nhạc tính, dễ thuộc, dễ nhớ.
Một trong những điển hình của lối viết nhại đông dao là bài thơ Bắp
cải xanh. Bài thơ mở ra trước mắt các em màu sắc tươi sáng, trong trắng non
tơ của những búp cải:
“ Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
13
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Nằm ngủ giữa”
( Bắp cải xanh )
Âm hưởng bài thơ vui nhộn như vừa kể vừa đọc giúp các em hình dung
ra những lá cải đan xếp vào nhau từng tầng tầng, lớp lớp cuộn mãi không rời.
Từ cây bắp cải này, các em sẽ tưởng tượng ra những trò chơi chuyền, đánh
chắt, hay nhịp điệu của những bước nhảy dây…,các em sẽ được trở về với thế
giới của những trò chơi dân gian, về với văn hoá cổ truyền của dân tộc.
Nhà thơ Trần Thị Thắng nhận xét: “Thơ Phạm Hổ dễ thuộc, dễ nhớ bởi
nó như những câu đồng dao dân dã, có những gắn bó thường ngày tưởng như
rất đỗi bình thường cũng được đưa vào thơ như Mười quả trứng tròn bỗng
chốc được đưa vào thơ – bài thơ đơn giản mà ý tứ sâu nặng: Tình mẹ con. Tôi
cho đây là nét độc đáo của tác giả Phạm Hổ khi làm thơ cho các em. Tác giả
đã vận dụng vốn dân tộc: lối cổ tích. đồng dao, với cả trò chơi vào thơ. Tìm
các trò “chơi ú tim”, tìm cả những sinh hoạt hàng ngày của các em bỗng
chốc thành thơ”. [16, 55]
Trong những bài thơ dạng đồng dao, Phạm Hổ đặc biệt chú ý tới âm
thanh nhịp điệu. Đây là yếu tố tác động trực tiếp tới giác quan của trẻ. Qua
nhịp điệu, các em có thể nghe thấy rất nhiều tiếng động, tiếng kêu hình dung
ra nhiều động tác, cử chỉ và gợi ra cho các em một cái gì đó thật sôi nổi, háo
hức…
2.1.2. Màu sắc cổ tích, huyền thoại
Nghệ thuật sử dụng chất liệu dân gian trong thơ Phạm Hổ còn thể hiện
ở màu sắc cổ tích, huyền thoại trong các tứ thơ.
14
Hình ảnh quả thị trong bài Thị lại gợi lên sự liên tưởng về câu chuyện Tấm
Cám kì diệu năm xưa:
“Bà kể: “Thị này
Ngày xưa cô Tấm
Chui vào đây trốn
Đợi ngày gặp vua…”
(Thị )
Hình ảnh khế với các yếu tố thần kỳ bay bổng có sức hút kỳ lạ trong
câu chuyện Ăn khế trả vàng lại được bắt gặp trong thơ Phạm Hổ:
“ Ai nặn nên hình
Khế chia năm cánh
Khế chín đầy cây
Vàng treo lóng lánh
(Khế)
Hay hình ảnh cây dưa hấu mềm yếu vẫn tảo tần, dịu dàng như người
mẹ hiền sinh đàn con to nặng (Dưa hấu) gợi cho các em nhớ về sự tích Mai
An Tiêm với quả dưa hấu trên đảo hoang sóng gió trong truyền thuyết năm
xưa.
Và hình ảnh đôi dép thần kỳ của người chiến sĩ, của Bác Hồ trong thơ
Phạm Hổ đã gợi cho các em nhớ về những chuyện cổ dân gian với đôi giày
mỗi bước đi bảy dặm:
“Thế kỷ hai mươi này…
Có đôi dép thần kỳ
Một cụ già thường đi…
Đi vào trong lịch sử
Chói ngời của dân ta…”
(Đôi dép thần kỳ)
15
Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh đôi dép đơn sơ, giản dị của Bác Hồ. Bài
thơ chính là sự thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Bác và là tấm
gương sáng để mọi người noi theo. Từ tình cảm thiêng liêng đó, Phạm Hổ
muốn nhắc các em nhớ tới công lao trời biển của Ngưòi đối với non song đất
nước, thúc giục thế hệ trẻ hôm nay hãy học tập và rèn luyện như lời Bác đã
từng mong muốn.
Khi đọc bài Sầu riêng, các em dễ dàng liên tưởng tới Sự tích trái sầu
riêng mà các em đã được biết đến trong kho tàng truyện cổ tích:
“Vàng thơm sau lớp vỏ gai
Múi to mật ngọt cho ai thoả lòng”
Thật thú vị khi bắt gặp những hình ảnh đẹp lộng lẫy của chiếc cầu vồng
trong thơ Phạm Hổ, các bé sẽ đam mê mà nhớ đến câu chuyện về Sự tích cầu
vồng ngày xưa bà vẫn hay kể:
“Cầu vông như dải lụa
Rực rỡ bảy sắc màu
Cầu chờ mãi hồi lâu
Không ai qua biến mất”
Đối với các em nhỏ, ý nghĩa của câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Đã được ghi nhớ về hình ảnh anh em máu mủ ruột rà. Đến nay, vẫn thứ
tình cảm thiêng liêng đó, Phạm Hổ lại tìm ra một vẻ đẹp khác của bầu, bí. Đó
là sự hồn nhiên của chúng như một đám trẻ con quây quần bên mẹ:
“Bí nằm trên đất
Quả lăn, quả lóc
Như đám trẻ con
Đữa rình, đứa nấp
16

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét