
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016
Nâng cao chất lượng rèn luyện kĩ năng thực hành động tác điều lệnh đội ngũ từng người không có súng trong chương trình giáo dục quốc phòng an ninh, lớp 10
phần nội dung
chương 1: cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Vị trí, ý nghĩa môn học điều lệnh đội ngũ (ĐLĐN)
Nghị định 116/2007/NĐ - CP, ngày 10/7/2007 của Thủ tướng Chính
phủ đã xác định vị trí, tính chất của GDQP – AN. Đây là môn học có ý nghĩa
hết sức quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.
GDQP – AN các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân là nhiệm vụ
cực kì quan trọng, không thể thiếu đối với bất kì quốc gia nào muốn giữ nước
bền vững, lâu dài. Trong chương trình GDQP – AN cho học sinh bậc THPT
thì nội dung ĐLĐN được coi là một nội dung quan trọng.
Học ĐLĐN giúp học sinh có ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong khẩn
trương, hoạt bát, tinh thần luôn chấp hành mệnh lệnh. Đồng thời, thể hiện sự
thống nhất, trang nghiêm, hùng mạnh trong các hoạt động sinh hoạt của nhà
trường, của tập thể. Như vậy, giảng dạy ĐLĐN có vị trí, ý nghĩa quan trọng
trong các lực lượng vũ trang, trong giáo dục quốc phòng cho học sinh. Đây là
nội dung được giảng dạy ngoài bãi tập nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành cho
học sinh, góp phần chuẩn bị về tư thế và tri thức cho thế hệ trẻ sẵn sàng thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo quyết định số 79/2007/ QĐ - BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT chương trình GDQP – AN hệ THPT có
tổng số 105 tiết, với thời lượng 1 tiết/ 1 tuần học, trong đó nội dung ĐLĐN
được giảng dạy trong 15 tiết.
Chương trình GDQP – AN lớp 10 có 35 tiết. Nội dung ĐLĐN được
giảng dạy trong 11 tiết với 2 tiết lí thuyết và 9 tiết thực hành. Bài ĐLĐN từng
người không có súng được giảng dạy trong 4 tiết với 1 tiết lí thuyết và 3 tiết
thực hành. Còn chương trình GDQP – AN lớp 11 và lớp 12 có 35 tiết trong đó
11
nội dung ĐLĐN ở lớp 11 có 2 tiết thực hành, ở lớp 12 có 2 tiết ôn tập. Như
vậy cho thấy, nội dung ĐLĐN ở lớp 10 chiếm trên 70% khối lượng kiến thức
của nội dung này trong cả cấp học, cho thấy tầm quan trọng của nó là rất lớn.
Nội dung chương trình được xây dựng theo hệ thống lôgic, có sự kế
thừa, phát triển và có mối liên hệ chặt chẽ với các môn học khác. Đặc biệt
những kiến thức, kĩ năng ở lớp 10 là tiền đề để học sinh nhận thức tốt hơn
những kiến thức, kĩ năng ở các lớp tiếp theo trong chương trình GDQP – AN
cấp THPT.
ĐLĐN từng người không có súng là một nội dung của ĐLĐN. Các
động tác thực hành ĐLĐN từng người không có súng ngoài việc giúp các em
học sinh lớp 10 hiểu biết về điều lệnh, các quy định, chế độ chính quy trong
quân đội còn rèn luyện về thể chất, năng lực toàn diện, nâng cao ý thức, trách
nhiệm, ý thức tập thể, tạo nên sức mạnh chiến đấu của một tập thể, đơn vị,
đảm bảo giành thắng lợi trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao. Đây là một nội dung hết sức quan trọng, cần thiết để
giúp các em rèn luyện phẩm chất đạo đức, nếp sống giản dị, khiêm tốn, tư thế
vững vàng, chắc chắn, tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn, hoạt bát, có ý thức
tổ chức kỉ luật, biết gắn mình vào tập thể lớp, trường, đơn vị, với môi trường
xung quanh.
1.1.2. Một số khái niệm
Nghiên cứu những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn luyện kĩ
năng thực hành động tác ĐLĐN từng người không có súng trước hết cần tìm
hiểu chất lượng rèn luyện kĩ năng thực hành.
Chất lượng giáo dục là sản phẩm của người dạy và người học. Nó được
đánh giá thông qua kết quả học tập mà người học đạt được.
12
Kĩ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả một hành động hay một hoạt
động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
phù hợp với những mục tiêu và những điều kiện thực tế đã cho.
Luyện tập là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng và cần
thiết đối với học sinh. Khi học thực hành vấn đề không chỉ dừng lại ở chỗ học
sinh biết tập động tác mà quan trọng là làm thế nào để các em thực hiện động
tác đúng, đẹp, chính xác nhất.
Thực hành là quá trình thực hiện các động tác đúng nội dung.
Vậy chất lượng rèn luyện kĩ năng thực hành là kết quả của quá trình nỗ
lực rèn luyện, cố gắng phấn đấu thực hiện một hành động, một hoạt động nào
đó bằng cách lựa chọn, vận dụng những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo phù hợp với
những mục tiêu và điều kiện thực tế đã cho.
Muốn nâng cao chất lượng rèn luyện kĩ năng thực hành ĐLĐN từng
người không có súng thì trong quá trình dạy – học giáo viên cần chú ý đến
việc luyện tập để hình thành kĩ năng, rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hiện
các động tác thực hành ĐLĐN từng người không có súng.
1.1.3. Sự cần thiết nâng cao chất lượng rèn luyện kĩ năng thực hành
động tác ĐLĐN từng người không có súng
Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ cùng với xu thế
hội nhập và cạnh tranh gay gắt của thế giới ngày nay, tri thức đóng vai trò là
nguồn lực quyết định đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Từ đó đặt ra
cho ngành GD & ĐT một mục tiêu chiến lược đó là đào tạo ra những con
người phát triển toàn diện. Trong đó, GDQP - AN cho học sinh THPT là một
trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của mục
tiêu giáo dục và thực tiễn.
Việc giảng dạy nội dung ĐLĐN từng người không có súng cho học
sinh lớp 10, THPT có tác dụng rèn luyện cho các em ý thức tổ chức kỉ luật,
13
tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương, tự giác chấp hành mệnh lệnh, sẵn sàng
nhận nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước về xây
dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng
bước hiện đại.
Nâng cao chất lượng học tập tức là nâng cao kết qủa học tập của người
học, phát huy tác dụng của môn học, bài học đó vào thực tiễn cuộc sống.
Như vậy, nâng cao chất lượng rèn luyện kĩ năng thực hành động tác
ĐLĐN từng người không có súng là nâng cao kết quả học tập và rèn luyện
các động tác đó, giúp các em hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và vận dụng nếp sống
kỉ cương, trật tự, nề nếp vào trong hoạt động sinh hoạt của nhà trường và xã
hội.
Giảng dạy ĐLĐN từng người không có súng là một nội dung được thực
hiện ngoài bãi tập bằng sự kết hợp chặt chẽ, giữa lí thuyết và thực hành của
người dạy. Đối tượng giảng dạy là các nam, nữ học sinh được biên chế thành
các đơn vị tiểu đội, trung đội, đại đội. Hiện nay, hầu hết các trường đã đảm
nhiệm giảng dạy đầy đủ các nội dung ĐLĐN từng người không có súng trong
chương trình GDQP – AN lớp 10, THPT theo quy định của Bộ GD & ĐT .
Thực tế việc rèn luyện kĩ năng thực hành động tác ĐLĐN từng người
không có súng còn tồn tại nhiều bất cập, chất lượng học tập nội dung này còn
chưa cao, chưa giải quyết được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó
cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn và ngày càng cao của xã
hội về đào tạo con người phát triển toàn diện.
Vì vậy, nâng cao chất lượng rèn luyện kĩ năng thực hành động tác
ĐLĐN từng người không có súng là một việc làm cần thiết, góp phần phát
huy tính chủ động, tích cực, năng động và sáng tạo nhằm đạt kết quả cao
trong học tập và rèn luyện của học sinh.
14
Chất lượng rèn luyện kĩ năng thực hành động tác ĐLĐN được nâng cao
sẽ giúp học sinh có tác phong nhanh nhẹn, hình thành ý thức tổ chức kỉ luật,
có tinh thần đoàn kết, có nếp sống văn minh, lành mạnh.
Đặc biệt trong các hoạt động tập thể, học sinh sẽ có ý thức giữ gìn trật
tự, nghiêm trang, tập trung chú ý, xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh.
Còn trong học tập cũng như công tác, động tác ĐLĐN từng người
không có súng tạo cho học sinh một tư thế hùng mạnh, sẵn sàng nhận mệnh
lệnh và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giúp học sinh xác định rõ
nghĩa vụ, nhiệm vụ của người thanh niên, học sinh tham gia vào các hoạt
động về công tác quốc phòng, an ninh ở nhà trường, ở địa phương trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.1.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng rèn luyện kĩ năng thực hành ĐLĐN
từng người không có súng
Từ lâu, vấn đề về chất lượng giáo dục đã được các ngành, các cấp và
toàn xã hội đề cập đến song việc đánh giá chất lượng rèn luyện kĩ năng thực
hành ĐLĐN từng người không có súng thì lại là một lĩnh vực rất mới mẻ ở
Việt Nam.
Để đánh giá chất lượng rèn luyện kĩ năng thực hành ĐLĐN từng người
không có súng chúng ta có thể dựa vào một số những tiêu chí sau:
Tiêu chí thứ nhất: Yêu cầu tính chính xác về kĩ thuật trong quá trình
thực hiện động tác ĐLĐN từng người không có súng.
Tiêu chí thức hai: Yêu cầu về mức độ đồng đều, thống nhất trong quá
trình thực hiện động tác.
Tiêu chí thứ ba: Yêu cầu về tính thẩm mĩ khi thực hiện động tác.
Tiêu chí thứ tư: Yêu cầu về mức độ thuần thục khi thực hiện động tác.
Tiêu chí thứ năm: Kết quả kiểm tra học tập nội dung ĐLĐN từng
người không có súng của học sinh.
15
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Quá trình hình thành rèn luyện kĩ năng ĐLĐN từng người không
có súng
Rèn luyện là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng và cần
thiết đối với học sinh, đặc biệt là khi học thực hành. Học sinh không chỉ hiểu
và biết cách thức thực hiện mà quan trọng là các em phải biết thực hiện được
động tác đúng, đẹp và chính xác.
Muốn vậy, trong quá trình dạy – học giáo viên cần phải chú ý nhiều đến
việc rèn luyện cho học sinh có được những kĩ năng thực hiện tốt các động tác
thực hành.
Để hình thành kĩ năng rèn luyện động tác ĐLĐN từng người không có
súng phải trải qua 4 bước:
* Bước 1: Từng người tự nghiên cứu
Đây là bước nhằm giúp cho người học tư duy, củng cố, hệ thống lại
những kiến thức mà giáo viên đã giới thiệu.
- Phương pháp: Từng người ở tại vị trí trong đội hình của tiểu đội nhớ
lại ý nghĩa, khẩu lệnh, cách hô khẩu lệnh, nghiên cứu từng cử động, từng
động tác; có thể lúc đầu nhớ sai, làm sai, nội dung nào chưa rõ hỏi lại giáo
viên hoặc các bạn cùng học để nắm chắc động tác làm cơ sở cho bước luyện
tập. Bước này chưa yêu cầu tập nhanh.
* Bước 2: Từng người tự luyện tập
16

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét