
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016
Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có phản hồi trong khâu củng cố kiến thức nội dung giáo dục quốc phòng chương trình lớp 12 trung học phổ thông
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Tuyết
- Trắc nghiệm điền khuyết (Completion items)
- Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn (Short answer questions) và trắc
nghiệm bằng hình vẽ (Pictorial test)
Trong đó câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn (MCQ) có ưu điểm hơn cả,
được ưa chuộng nhất, sử dụng chủ yếu trong dạy học và có khả năng chuyển
thành các dạng câu hỏi TNKQ khác khá dễ dàng.
MCQ là dạng câu hỏi có nhiều phương án, người học chỉ việc chọn một
trong các phương án đó. Số phương án càng nhiều thì khả năng “may rủi”
càng ít. Một câu hỏi loại này thường gồm có hai phần: phần gốc và phần lựa
chọn. Phần gốc (phần dẫn, câu dẫn) là câu hỏi hay câu bỏ lửng (chưa hoàn tất)
phải đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho học sinh hiểu
rõ câu trắc nghiệm để chọn câu trả lời thích hợp. Phần lựa chọn gồm nhiều
(thường là 4 – 5) phương án trả lời cho sẵn để học sinh tìm ra câu trả lời đúng
nhất. Ngoài câu đúng, các câu trả lời khác đều có vẻ hợp lý (các câu nhiễu).
Trong đề tài, em đã nghiên cứu về câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn với bốn
phương án trả lời.
Giáo viên có thể dùng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn để củng cố kiến
thức với những mục đích khác nhau:
+ Xác định mối tương quan nhân quả.
+ Nhận biết các điều sai lầm.
+ Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật.
+ Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ các sự kiện.
+ Xác định thứ tự hay cách sắp đặt giữa nhiều vật.
+ Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Thực trạng khâu củng cố kiến thức trong dạy học GDQP
Củng cố kiến thức có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy
học. Tuy nhiên qua quan sát các giờ dạy GDQP của nhiều giáo viên ở trường
Lớp K34 GDCD – GDQP
11
Khoa: Giáo dục chính trị
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Tuyết
trung học phổ thông, qua trò chuyện, trao đổi, qua tìm hiểu giáo án của giáo
viên trung học phổ thông về thực trạng của khâu củng cố kiến thức. Kết quả
cho thấy đã có nhiều giáo viên đã sử dụng câu hỏi TNKQ, câu hỏi vận dụng
giải thích hiện tượng trong thực tiễn... nhưng chưa thực sự hiệu quả. Còn
phần lớn giáo viên trung học phổ thông với tâm lí luôn lo sợ thiếu thời gian
trong bài giảng nên họ chỉ chú ý đến khâu nghiên cứu tài liệu mới còn khâu
củng cố kiến thức chỉ được tiến hành vội vàng, hời hợt: nói tóm tắt lại phần
trọng tâm của bài, hay cho HS trả lời một số câu hỏi cuối bài..., những hoạt
động dạy học tích cực ít được tiến hành.
Như vậy, hiện nay khâu củng cố kiến thức trong dạy học GDQP còn chưa
được chú ý đúng mức. Điều đó đã làm hạn chế chất lượng dạy học bộ môn.
1.3.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và việc sử
dụng câu hỏi TNKQ
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào
tạo là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nghị quyết
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ:
“Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu,
thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Những biện pháp cụ
thể là: đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, nội dung, phương pháp dạy và
học…”.
Như vậy vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ trước
đến nay, việc củng cố kiến thức ở trường phổ thông chủ yếu sử dụng các câu
hỏi tự luận. Trong những năm gần đây, trên thế giới và ở nước ta đang có xu
hướng sử dụng câu hỏi TNKQ, đặc biệt là TNKQ nhiều lựa chọn để kiểm tra
đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh.
Lớp K34 GDCD – GDQP
12
Khoa: Giáo dục chính trị
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Tuyết
Để đảm bảo được tính công bằng và độ chính xác trong thi cử. Vì vậy,
từ năm học 2005 – 2006, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã tổ chức thi tốt nghiệp
THPT, bổ túc THPT, thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng và
Trung học chuyên nghiệp bằng phương pháp TNKQ.
Luật Giáo dục về yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học, bồi dưỡng tự học, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho
HS”. Chính vì vậy PPDH ở khâu củng cố phải đảm bảo xu hướng này.
Hiện nay, một trong những hướng đổi mới PPDH đang được triển khai
với nhiều ưu thế đó là ứng dụng CNTT trong dạy học với mục tiêu cuối cùng
là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập, tạo ra một môi trường giáo
dục mang tính tương tác cao, chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép”
theo lối truyền thống, người học được khuyến khích và tạo điều kiện tư duy
sáng tạo. Ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học cũng có nhiều mức độ
nhưng phổ biến nhất là thiết kế bài dạy trên phần mềm M.PowerPoint.
Do đó, việc ứng dụng CNTT bằng sử dụng câu hỏi TNKQ trong dạy
học nói chung và trong khâu củng cố kiến thức nói riêng là một trong những
biện pháp hữu hiệu và càng có ý nghĩa hơn trong công cuộc cải cách giáo dục
hiện nay.
Lớp K34 GDCD – GDQP
13
Khoa: Giáo dục chính trị
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Tuyết
Chƣơng 2
THIẾT KẾ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
CÓ PHẢN HỒI
2.1. Phân tích nội dung chƣơng trình GDQP - AN lớp 12 THPT
Phân phối thời gian thực hiện chương trình:
Bài
1. Đội ngũ đơn vị.
2. Một số hiểu biết về
Tiết
1
- Đội ngũ tiểu đội
2
- Đội ngũ trung đội
3
- Tư tưởng chỉ đạo của Đảng thực hiện
nền quốc phòng toàn
dân, an ninh nhân dân.
Nội Dung
nhiệm vụ quốc phòng- an ninh nhân dân.
4-6
- Nội dung và biện pháp xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
7
- Trách nhiệm của học sinh trong xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân.
3. Tổ chức quân đội và
8-9
- Quân đội nhân dân Việt Nam.
công an nhân dân Việt
10
- Công an nhân dân Việt Nam.
Kiểm Tra
11
- Kiểm tra lí thuyết
4. Nhà trường quân đội,
12
- Nhà trường quân đội và tuyển sinh đào
Nam.
công an và tuyển sinh
đại học.
tạo.
13
- Nhà trường công an và tuyển sinh đào
tạo.
5. Giới thiệu Luật sĩ
14 –
quan Quân đội nhân dân
15
Lớp K34 GDCD – GDQP
- Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt
Nam.
14
Khoa: Giáo dục chính trị
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Tuyết
Việt Nam và Luật Công
16
- Luật Công an nhân dân.
an nhân dân.
17
- Trách nhiệm can học sinh THPT tham gia
xây dựng đội ngũ sĩ quan quân đội, công
an.
Kiểm Tra
18
- Kiểm tra lý thuyết
6. Các tư thế động tác
19
- Ý nghĩa, yêu cầu, động tác đi khom, chạy
cơ bản vận động trên
chiến trường.
khom.
20
- Động tác bò, lê, luyện tâp.
21
- Động tác trườn, vọt tiến, dừng lại, luyện
tập.
22 -
- Luyện tập, hội thao.
24
7. Lợi dụng địa hình địa
25
- Những vấn đề chung về địa hình, địa vật.
vật.
26
- Cách lợi dụng địa hình, địa vật.
Kiểm Tra
27
- Kiểm tra thực hành
28
- Sự hình thành và phát triển công tác
8.
Công
tác
phòng
không nhân dân.
phòng không nhân dân.
29 -
- Một số vấn đề cơ bản về công tác phòng
31
không nhân dân trong tình hình mới.
9. Trách nhiệm của học
32 -
- Những vấn đề chung về an ninh quốc gia.
sinh với nhiệm vụ bảo
33
vệ an ninh Tổ Quốc.
34
- Học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh
quốc gia.
Kiểm tra
Lớp K34 GDCD – GDQP
35
- Kiểm tra thực hành.
15
Khoa: Giáo dục chính trị
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Tuyết
2.2. Nguyên tắc thiết kế câu hỏi TNKQ có phản hồi củng cố kiến thức
Trong quá trình thiết kế, em luôn bám sát những nguyên tắc sau:
Bám sát mục tiêu dạy học: trên cơ sở xác định mục tiêu bài, từ đó xây
dựng hệ thống câu hỏi TNKQ có phản hồi, các câu hỏi phải hướng vào kiến
thức cơ bản, kiến thức mấu chốt của bài giảng cũng như trong chương trình.
Câu hỏi đặt ra phải chính xác, rõ ràng, giúp học sinh nhanh chóng nắm
được và trả lời được một cách nhanh nhất.
Câu hỏi đưa ra phải phù hợp với trình độ học sinh không nên đưa ra câu
hỏi quá dễ mà cũng không khó quá.
Phải phát huy được tính tích cực của học sinh, gây được hứng thú học
tập, kích thích tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.
Đảm bảo tính thẩm mĩ và dễ sử dụng: hệ thống câu hỏi TNKQ xây
dựng trên phần mềm M.PowerPoint đòi hỏi phải đảm bảo giao diện đẹp, hợp
lí, hạn chế số slide câu hỏi mỗi bài, dễ thao tác sử dụng.
2.3. Yêu cầu sƣ phạm của câu hỏi TNKQ có phản hồi
Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, lời văn sáng sủa, phải diễn
đạt rõ ràng một vấn đề.
Câu chọn cũng phải rõ ràng dễ hiểu, phải có cùng loại quan hệ với câu
dẫn và chúng phải phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn.
Các câu nhiễu phải có vẻ hợp lý và có sức hấp dẫn như nhau để những
HS nắm kiến thức không vững lựa chọn.
Phải chắc chắn chỉ có một phương án trả lời đúng, còn các phương án
còn lại thật sự nhiễu, thời gian để trả lời một câu hỏi thường từ 1 đến 2 phút.
Các câu hỏi TNKQ có phản hồi phải hướng vào kiến thức cơ bản, kiến
thức mấu chốt của bài giảng cũng như trong chương trình.
Câu hỏi đặt ra phải chính xác, rõ ràng, giúp HS nhanh chóng nắm được
và trả lời được một cách nhanh nhất.
Lớp K34 GDCD – GDQP
16
Khoa: Giáo dục chính trị

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét