
Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016
Tạo lập và khai thác tài liệu điện tử tại thư viện trường đại học sư phạm thái nguyên
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tại Thư viện trường ĐHSP Thái Nguyên;
- Phạm vi thời gian: từ năm 2010 đến nay
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Dựa trên những lý luận khoa học ; căn cứ vào chủ trương , chính sách
của Đảng và Nh à nước về phát triển thông tin để khảo sát và điều tra nghiên
cứu đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế tại Thư viện trường ĐHSP Thái
Nguyên
- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với người dùng tin
- Phương pháp phân tí ch, tổng hợp tài liệu.
5. Ý nghĩa của khoá luận
- Khoá luận góp phần khẳng định vai trò , vị trí trong việc tạo lập và
khai thác tài liệu điện tử tại Thư viện trường ĐHSP Thái Nguyên.
- Đề ra những giải pháp trong việc tạo lập và khai thác tài liệu điện tử
tại Thư viện trường ĐHSP Thái Nguyên ; đáp ứng nhu cầu tin của cán bộ ,
giảng viên, học viên cao học và sinh viên trong trư ờng ngày càng phong phú
và đa dạng.
6. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu , kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo ,
nội dung chí nh của khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Thư viện trường Đại học Sư phạm Thái Nguy ên với việc
tạo lập và khai thác tài liệu điện tử
4
Chương 2: Tạo lập, xử lý, tổ chức và bảo quản tài liệu điện tử tại Thư
viện trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng , hiệu quả tạo
lập và khai thác tài liệu điện tử tại Thư viện trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên
5
Chƣơng 1
THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN
VỚI VIỆC TẠO LẬP VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ
1.1 Khái quát về trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên.
Đại học Thái Nguyên được thành lập ngày 04 tháng 04 năm 1994 theo
Nghị định số 31 CP của Chính phủ. ĐHTN là một trong số 5 đại học theo mô
hình đại học hai cấp, Đại học được giao trọng trách là trung tâm đào tạo
nguồn nhân lực cho các tỉnh, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề trên địa bàn, đồng thời thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần quan trọng trong việc phát triển
kinh tế - xã hội của vùng trung du, miền núi phía Bắc – vùng có nhiều đồng
bào các dân tộc sinh sống, có truyền thống đấu tranh cách mạng, giàu tiềm
năng phát triển và có địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã
hội, quốc phòng – an ninh và đối ngoại của cả nước.
Trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các trường Đại học trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên, từ chỗ ban đầu Đại học chỉ có 05 trường thành viên và 01 trung
tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vùng Đông Bắc, đến nay,
sau 17 năm xây dựng và phát triển, Đại học Thái Nguyên đã không ngừng
phát triển và hoàn thiện theo mô hình đầy đủ của một Đại học vùng, bao gồm:
Các đơn vị quản lý, các đơn vị đào tạo, các đơn vị nghiên cứu và các đơn vị
phục vụ đào tạo. Hiện nay, Đại học Thái Nguyên có tổng số 20 đơn vị thành
viên, trong đó có 7 Trường đại học, 01 Trường cao đẳng; 02 khoa trực thuộc
và 11 đơn vị nghiên cứu khoa học và phục vụ đào tạo.
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên tiền thân là Trường Đại học Sư
phạm Việt Bắc, được thành lập ngày 18 tháng 07 năm 1966 theo Nghị định số
31/CP ngày 04 tháng 04 năm 1994 của Chính phủ về việc thành lập Đại học
6
Thái Nguyên. Hiện nay, trường Đại học Sư phạm là một thành viên trực thuộc
Đại học Thái Nguyên và được đổi tên thành Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên.
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên là một trung tâm đào tạo
đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục, là một trong
các trường trọng điểm trong hệ thống giáo dục đại học các tỉnh trung du, miền
núi phía Bắc Việt Nam.
Trong lịch sử phát triển của mình, Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên được trao tặng 2 Huân chương Lao động hạng ba, 2 Huân chương
Lao động hạng nhì, 1 Huân chương Lao động hạng nhất và 1 Huân chương
Độc lập hạng ba. Ngày 30 tháng 10 năm 2006, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày
thành lập, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã được Đảng và Nhà nước
Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì.
Các tên gọi cũ:
1966–1994: Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc
Từ 1994 đến nay: Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên thuộc Đại học
Thái Nguyên, tên thường dùng là Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có
trình độ Cao đẳng, Đại học và Sau đại học; bồi dưỡng chuẩn hoá và bồi
dưỡng thường xuyên cho giáo viên các cấp; nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ trên các lĩnh vực khoa học giáo dục và khoa học cơ bản. Trải
qua hơn 45 năm xây dựng và phát triển, Trường đã có nhiều đóng góp to lớn
cho sự nghiệp giáo dục, trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước. Ngành giáo dục đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức, nhiệm vụ
trước mắt của các trường Đại học là phải đào tạo được đội ngũ cán bộ có đủ
tư cách đạo đức, đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát
triển của xã hội. Đối với các trường Đại học Sư phạm những thách thức lại
7
càng lớn hơn, bởi đây là những “cái nôi” giữ vai trò quan trọng trong sự
nghiệp giáo dục của cả nước.
Để giáo dục và đào tạo góp phần quan trọng phát triển nguồn nhân lực,
Đại hội XI của Đảng đề ra quan điểm: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo
dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập
quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo, phát triển đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng
tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo
dục... Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học”
[15].
Mục tiêu đến năm 2020, Trường Đại học sư phạm - ĐHTN là trường
Đại học Sư phạm trọng điểm của khu vực trung du, miền núi phía Bắc Việt
Nam - một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học có uy tín,
ngang tầm với các trường Đại học lớn trong nước, vững vàng tiếp cận, hoà
nhập với các trường Đại học trong khu vực và trên thế giới. Trường cung cấp
cho người học môi trường giáo dục Đại học và nghiên cứu khoa học tốt nhất,
có tính chuyên nghiệp cao, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có đủ
năng lực cạnh tranh và thích ứng với nền giáo dục phát triển.
Hiện nay, cấp đào tạo và cơ cấu ngành nghề của trường ĐHSP Thái
Nguyên bao gồm:
* Đào tạo Đại học: gồm 15 ngành với 27 chương trình đào tạo: Sư
phạm Ngữ văn ( Ngữ văn, Văn – Sử, Văn – Địa); Sư phạm Toán học ( Sinh
học, Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp, Sinh – Hóa, Sinh – Địa); Sư phạm Tin
học; Sư phạm Hóa học; Sư phạm Lịch sử; Sư phạm Địa lý; Sư phạm Mỹ
thuật; Sư phạm Âm nhạc; Sư phạm Tâm lý – Giáo dục; Giáo dục Chính trị (
Chính trị, Chính trị - Quốc phòng); Giáo dục Thể chất ( Thể chất, Thể chất –
8
Quốc phòng); Giáo dục tiểu học ( Tiểu học, Tiểu học – Tiếng Anh); Giáo dục
Mầm non.
* Đào tạo Cao đẳng: gồm các chuyên ngành như: Sinh – Hóa; Toán –
Lý; Lý – Hóa; Văn – Sử; Văn – Địa; Thể dục Thể thao.
* Đào tạo Sau Đại học:
Tiến sĩ: 7 chuyên ngành: Di truyền học, Sinh thái học, Toán giải tích,
Lý luận và lịch sử giáo dục, Văn học Việt Nam, Lý luận và phương pháp dạy
học bộ môn: Vật lý, Sinh học. Trong đó có 5 chuyên ngành đào tạo theo đề án
911 ( phối hợp với nước ngoài): Di truyền học, Sinh thái học, Toán giải tích,
Lý luận và lịch sử giáo dục, Văn học Việt Nam.
Thạc sĩ: 19 chuyên ngành: Toán giải tích, Đại số và Lý thuyết số, Hóa
hữu cơ, Hoá phân tích, Hóa vô cơ, Sinh thái học, Di truyền học, Sinh học thực
nghiệm, Văn học Việt Nam, Ngôn ngữ học, Lịch sử Việt Nam, Địa lý, Giáo
dục học, Quản lý giáo dục, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn: Toán,
Vật lý, Sinh học, Văn – Tiếng việt, Địa lý.
1.2 Khái quát về Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên
Lịch sử 45 năm phát triển của nhà trường với nhiệm vụ chính trị trung
tâm là đào tạo và nghiên cứu khoa học, cũng là 45 năm xây dựng và trưởng
thành của Thư viện; một đơn vị giúp Ban giám hiệu xây dựng đường lối phát
triển nhà trường, xây dựng chủ trương và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo,
nghiên cứu khoa học. Ghi chép lại quá trình xây dựng, phát triển của Thư viện
cũng là góp phần xây dựng truyền thống, ghi nhớ công lao của các thế hệ cán
bộ, công nhân viên đã từng tham gia xây dựng nhà trường và đơn vị, ghi lại
những bài học kinh nghiệm để cho các thế hệ tiếp nối thêm vững tin trong
nhiệm vụ xây dựng nhà trường và đơn vị ngày càng vững mạnh.
Các tên gọi của Thư viện được thay đổi theo các thời kỳ:
+ Phòng Giáo vụ: 1966 – 1994
9

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét