
Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016
Các biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập tiếng việt cho học sinh tiểu học
người. Nó là kết quả của sự hình thành thông qua hoạt động của cá nhân.
Hứng thú nhằm phản ánh một cách khách quan thái độ đang tồn tại ở cá nhân.
Thái độ đó xuất hiện do kết quả của sự ảnh hưởng qua lại giữa điều kiện sống
và hoạt động của con người.
Một số nhà tâm lí học khác lại nhìn hứng thú ở khía cạnh nhận thức.
A.N.Lêônchiep coi hứng thú là một thái độ nhận thức đặc biệt đối với đối
tượng hoặc hiện tượng của thực tế khách quan. A.A.Liublinxkaia lại viết:
“Hứng thú đó là thái độ nhận thức của con người đối với xung quanh, đối với
một mặt nào đó của nó, đối với một lĩnh vực nhất định mà trong đó con người
muốn đi sâu hơn” [21; 28].
Những tác giả khác lại gắn hứng thú với xúc cảm - ý chí. L.A.Gôđơn
lại cho rằng hứng thú là sự kết hợp độc đáo của các quá trình tình cảm ý chí
và quá trình trí tuệ, khiến tính tích cực nhận thức và hoạt động của con người
được nâng cao.
Nhìn lại tất cả ý kiến trên ta thấy các nhà tâm lí tư sản chưa thấy được
hứng thú trong toàn bộ cấu trúc phức tạp của nó. Họ chỉ nhấn mạnh nguồn
gốc sinh vật của hứng thú, hoặc coi hứng thú là một thuộc tính bẩm sinh, một
thiên hướng riêng… Những quan niệm này làm các nhà sư phạm mất khả
năng tạo nên hứng thú ở HS mà chỉ cho phép phát triển và hoàn thiện những
mầm mống ban đầu có sẵn trong HS.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học thấy cần phải xác định rõ
sự khác biệt của hứng thú với các khái niệm gần với nó (như nhu cầu, xúc
cảm…), cần phải phân tích cho được cấu trúc của hứng thú, các giai đoạn
phát triển khác nhau của hứng thú ở cùng một con người.
Nhà tâm lí học M.G.Marôzôva khi phân tích cấu trúc của hứng thú kết
luận rằng ít nhất có ba yếu tố đặc trưng cho hứng thú:
- Có cảm xúc đúng đắn với hoạt động.
13
- Có khía cạnh nhận thức với xúc cảm này (được tác giả gọi là niềm vui
tìm hiểu và nhận thức).
- Có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động. Tức là hoạt
động tự nó lôi cuốn và kích thích, không phụ thuộc vào các động cơ khác.
Ba yếu tố trên có liên quan chặt chẽ với nhau trong hứng thú của cá
nhân. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau của hứng thú, mỗi yếu tố đó có thể
nổi lên mạnh mẽ ít hay nhiều.
Như vậy, có thể nói hứng thú là sự kết hợp nhuần nhuyễn hữu cơ giữa
quá trình nhận thức và quá trình tình cảm của cá nhân.
- Thành phần nhận thức của hứng thú tham gia vào nhiệm vụ tìm thấy
giá trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của đối tượng đối với cuộc sống nói chung và
cá nhân nói riêng. Nhận thức đối tượng là nắm lấy và hiểu rõ đối tượng với
mức độ sâu sắc, đi sâu vào bản chất của đối tượng.
- Thành phần tình cảm của hứng thú có vai trò hết sức quan trọng. Nó
giúp cho nhận thức của con người được nhanh hơn, mạnh hơn, dễ dàng hơn,
thoải mái hơn. Bởi vì tình cảm là nguồn sức mạnh nuôi dưỡng hứng thú, đẩy
hứng thú hình thành và phát triển.
Đối tượng của hứng thú khi đó được sưởi nóng bởi “nhiệt” của tình
cảm thì hứng thú của cá nhân càng được bền lâu và sâu sắc hơn. Chính thành
phần tình cảm làm cho hứng thú mang sắc thái riêng, đặc thù của cá nhân.
Điều đó có nghĩa là đối tượng nào thu hút sự chú ý, gây nên niềm say mê cho
cá nhân là do cá nhân đó đã tìm thấy trong đối tượng những thuộc tính đáp
ứng được nhu cầu, phù hợp với tâm trạng và thói quen của mình.
Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu dựa theo định nghĩa hứng thú
của tác giả Trần Thị Minh Đức: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối
với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa trong cuộc sống vừa có khả năng mang
lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động” [4; 23].
14
1.1.1.2. Phân loại hứng thú
Căn cứ vào nội dung đối tượng, nội dung hoạt động, người ta chia hứng
thú thành 5 loại:
- Hứng thú vật chất: là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng như
muốn có chỗ ở đầy đủ, tiện nghi, ăn ngon, mặc đẹp,…
- Hứng thú nhận thức: là loại hứng thú dưới hình thức học tập như hứng
thú học Toán, hứng thú học Tiếng Việt, hứng thú học Khoa học,…
- Hứng thú lao động nghề nghiệp: là loại hứng thú về một nghề cụ thể
như hứng thú sư phạm, hứng thú bác sĩ…
- Hứng thú xã hội - chính trị: là một loại hứng thú thuộc lĩnh vực hoạt
động chính trị.
- Hứng thú mĩ thuật: là một loại hứng thú về cái hay, cái đẹp như văn
học, phim ảnh,…
Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu loại hứng thú nhận thức - hứng
thú học tập tiếng Việt.
1.1.1.3. Vai trò của hứng thú trong hoạt động cá nhân
Hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống và hoạt động của
con người. Macxim Gorki đã từng viết rằng: Nếu con người yêu thích công
việc của mình thì dù việc ấy là đơn giản cũng có thể trở thành sáng tạo. Cùng
với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động làm cho con người trở nên tích
cực, say mê, tự giác trong hoạt động. Công việc nào có hứng thú thì được con
người thực hiện một cách dễ dàng và có hiệu quả cao.
Đối với hoạt động nhận thức thì hứng thú càng có vai trò quan trọng
đặc biệt. Chúng ta biết rằng hứng thú và nhận thức có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Mỗi hứng thú đều bao hàm ở mức độ nào đó nhận thức của cá nhân
đối với đối tượng. Ngược lại hoạt động nhận thức nếu không có hứng thú thì
thần kinh mau mệt mỏi, dễ mất tập trung, sự nhận thức sẽ không đạt được
15
mục đích cao nhất của nó. Về mặt tâm lí, khi đã có hứng thú thì cá nhân
hướng toàn bộ quá trình nhận thức vào đối tượng, làm cho quá trình nhận
thức ấy được tăng cường và có hiệu quả hơn; quan sát tinh nhạy hơn; ghi nhớ
nhanh bền hơn; chú ý tập trung hơn; tưởng tượng phong phú hơn và tư duy
sâu sắc hơn.
Đối với HSTH, hứng thú là động cơ mãnh liệt thúc đẩy sự phát triển về
nhiều mặt. Làm gì không có hứng thú các em không thể tập trung sức lực và
trí lực, không thể đạt kết quả như mong muốn. Hứng thú của trẻ xuất phát từ
cuộc sống và trong hoạt động.
Hứng thú có vai trò quan trọng như vậy nên điều quan trọng và quyết
định trước hết trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt là khơi dậy và
phát triển hứng thú của HS đối với môn Tiếng Việt. Kinh nghiệm thực tế cho
thấy bất kì HS nào, từ các HS bình thường cho đến các em có năng khiếu,
muốn học giỏi môn Tiếng Việt thì trước hết phải ham thích ở mức độ cao
hơn, say mê môn Tiếng Việt. Có ham thích mới chăm chỉ, chịu khó học và có
như vậy mới có điều kiện đạt kết quả tốt. Hay nói cách khác, có hứng thú, say
mê với môn Tiếng Việt thì mới có tiền đề để học giỏi môn Tiếng Việt.
1.1.2. Hứng thú học tập
1.1.2.1. Khái niệm hứng thú học tập
Học tập cũng như làm việc, muốn hiệu quả thì phải có hứng thú, say
mê. Hứng thú là sự kết hợp nhuần nhuyễn hữu cơ giữa quá trình nhận thức
và quá trình tình cảm của cá nhân. Hay nói cách khác, “hứng thú là thái độ
đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa trong cuộc
sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt
động” [4; 23].
Hứng thú nhận thức là một dạng của hứng thú. Hứng thú nhận thức có
liên quan với nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt động nhận thức của con
16
người. Hứng thú nhận thức là xu hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào việc
nhận thức một hoặc một số lĩnh vực khoa học, nhằm vào mặt nội dung của nó,
cũng như nhằm vào quá trình hoạt động.
Trong nhà trường, đối tượng của hứng thú nhận thức của HS là nội
dung của môn học. Hứng thú nhận thức của HS không chỉ nhằm vào việc tiếp
thu tri thức thuộc các môn học ở nhà trường mà còn hướng vào quá trình đạt
được những tri thức đó, quá trình học tập nói chung.
Yếu tố đặc trưng của hứng thú nhận thức là nó bao hàm thái độ nhận
thức rất phức tạp đối với đối tượng, đối với kiến thức về sự vật và hiện tượng,
đối với ngành khoa học nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó. Thái độ nhận thức
đó được thể hiện ra ở việc thường xuyên nghiên cứu sâu sắc, độc lập, tiếp thu
kiến thức thuộc lĩnh vực mình thích thú; hoàn thiện phương pháp học tập;
kiên trì khắc phục khó khăn nắm kiến thức và phương pháp tiếp thu kiến thức.
Do đó, có thể nói các quá trình là hạt nhân của hứng thú nhận thức.
Hứng thú nhận thức có liên quan chặt chẽ với một số hiện tượng gần
gũi với nó như nhu cầu nhận thức, tính tò mò, ham hiểu biết… nhưng không
đồng nhất với chúng. Như vậy, nhu cầu không đồng nhất với hứng thú nhưng
nó là cơ sở để hình thành hứng thú. Hơn nữa, bản thân hứng thú cũng có thể
trở thành nhu cầu của cá nhân.
Trong quá trình phát triển hứng thú ở cá nhân thì tính tò mò là biểu
hiện đầu tiên của hứng thú nhận thức. Tính tò mò là sự chú ý mạnh mẽ vào
yếu tố bất ngờ, cái thay đổi, cái mới xuất hiện ở môi trường bên ngoài. Sự chú
ý này có thể kéo dài và đầy xúc cảm nhưng chỉ xuất phát từ khía cạnh bên
ngoài mà không đi sâu vào bản chất đối tượng.
Tính tò mò bao gồm những xúc cảm đúng đắn lẫn động cơ trực tiếp,
nhưng không bao hàm yếu tố nhận thức. Do đó tính tò mò sẽ mất đi nếu như
không xây dựng được ở HS lòng mong muốn tìm hiểu đối tượng một cách sâu
17
sắc hơn. Sau tính tò mò thì tính ham hiểu biết xuất hiện, tạo thành thái độ
nhận thức ban đầu. Tính ham hiểu biết gần gũi với hứng thú nhưng không tập
trung vào một đối tượng hoặc một hoạt động nhất định.
Hứng thú học tập là một trường hợp của hứng thú nhận thức. Vì vậy,
theo chúng tôi, hứng thú học tập là thái độ yêu thích đặc biệt của HS đối với
việc học, được thể hiện qua nhiều mức độ như sự chú ý, tập trung, sự ham thích
và cao nhất là niềm đam mê đối với một đối tượng trong quá trình học tập.
1.1.2.2. Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập ở HSTH
Hứng thú học tập có vai trò rất quan trọng trong hoạt động học tập nói
riêng và trong việc phát triển thái độ của cá nhân với thực tiễn khách quan nói
chung. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà sư phạm là hướng
dẫn một cách kiên trì, có mục đích hứng thú của HS ngay từ tuổi thơ. Để giáo
dục hứng thú có hiệu quả, các nhà giáo dục cần nắm được sự hình thành và
các mức độ phát triển của các loại hứng thú của trẻ.
- Trẻ trước tuổi học:
Hứng thú nhận thức được bắt đầu hình thành từ khá sớm. Ban đầu hứng
thú nhận thức được biểu hiện dưới hình thức tò mò. Ngay từ những năm đầu
tiên của cuộc đời, trẻ đã bị vật mới lạ, sự di động, âm thanh, màu sắc sặc sỡ,
ánh sáng chói… của đối tượng hấp dẫn. Trẻ không rời mắt khỏi những vật
kích thích đó và vươn tới tiếp xúc nhiều lần với nó. Đến tuổi mẫu giáo, do có
sự hướng dẫn của người lớn, đặc biệt là của cô giáo ở lớp mẫu giáo, trẻ dần
nảy sinh hứng thú học tập, hứng thú với cuộc sống nhà trường.
- Học sinh tiểu học:
6 tuổi - “một bước ngoặt hạnh phúc” trong cuộc đời mỗi con người. Sự
kiện nhập trường gợi ra cho trẻ một sự định hướng mạnh mẽ vào học tập và
hứng thú với toàn bộ cuộc sống nhà trường. Hứng thú nhận thức ở lứa tuổi
này được khơi sâu.
18

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét