
Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016
Sự vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với đạo đức (môn GDCD lớp 10) ở trường trung học phổ thông tây tiền hải, tỉnh thái bình hiện nay
Đề xuất một số biện pháp cho việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề
trong dạy học môn GDCD ở trường THPT đạt được hiệu quả.
Vận dụng phương pháp nêu vấn đề vào thiết kế một số bài trong chương
trình SGK GDCD lớp 10.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2
chương, 7 tiết.
6
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” (MÔN
GDCD LỚP 10) Ở TRƯỜNG THPT TÂY TIỀN HẢI, TỈNH THÁI
BÌNH HIỆN NAY
1.1. Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học
phần “Công dân với đạo đức” (môn GDCD lớp 10) ở trường THPT.
1.1.1. Quan niệm về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học nêu
vấn đề
1.1.1.1. Quan niệm về phương pháp dạy học.
Khái niệm về phương pháp xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại.
“Phương pháp” xuất phát từ thuật ngữ Hy Lạp cổ (Methodos) nghĩa là con
đường nghiên cứu, cách thức để đạt tới mục đích nhất định.
Ph.Bêcơn – nhà triết học người Anh đã ví phương pháp như là ngọn đèn
soi đường cho người lữ hành đi trong đêm tối.
Còn R. Đềcáctơ lại khẳng định: Phương pháp là con đường, cách thức đi
đến chân lý.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp là một phạm
trù gắn với hoạt động có ý thức của con người, phản ánh hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn của con người.
Phương pháp bao giờ cũng hình thành từ sự tác động qua lại giữa cái
khách quan và cái chủ quan.
Phương pháp mang tính khách quan vì nó gắn liền với đối tượng, với
khách thể mà con người muốn tác động bằng hoạt động nhận thức và thực
tiễn của mình.
Phương pháp có tính chủ quan vì do con người tìm kiếm, lựa chọn và
sử dụng.
7
Sự phù hợp cả hai mặt khách quan và chủ quan là điều kiện nhất định để
có được phương pháp đúng đắn khoa học.
Phương pháp có nguồn gốc và nội dung từ thực tiễn. Trong khi phản ánh
đúng đắn những quy luật khách quan, phương pháp đem lại cho khoa học và
thực tiễn một công cụ có hiệu quả để nghiên cứu và cải tạo thế giới.
Trong giáo dục nói chung, dạy học nói riêng rất cần có phương pháp.
Phương pháp chính là một trong những thành tố cấu trúc của quá trình dạy học,
có vai trò quan trọng trong việc thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ dạy học.
Có nhiều những quan niệm khác nhau về phương pháp dạy học.
Theo tác giả Đanilốp và M.Seatkin trong cuốn “Lý luận dạy học trường
trung học” khẳng định “Phương pháp dạy học đòi hỏi có sự tương tác tất yếu
của thầy và trò, trong quá trình đó thầy tổ chức sự tác động của trò đến đối
tượng nghiên cứu mà kết quả là trò lĩnh hội được nội dung trí dục” [14, tr.67]
Nhà giáo dục Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “Phương pháp dạy học là
con đường chính yếu, cách thức làm việc phối hợp thống nhất của thầy và trò,
trong đó thầy truyền đạt nội dung trí dục để trên cơ sở đó và thông qua đó chỉ
đạo sự học tập của trò, còn trò lĩnh hội và tự chỉ đạo sự học tập của bản thân
để cuối cùng đạt tới mục đích dạy học” [11, tr.23]
Như vậy, với những cách thức diễn đạt khác nhau nhưng ở góc độ nào
phương pháp dạy học cũng là hệ thống những hành động có mục đích của
giáo viên, là hoạt động nhận thức và thực hành có tổ chức của học sinh, nhằm
đảm bảo cho trò lĩnh hội được nội dung trí dục.
Vì vậy, phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động
của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt
mục đích dạy học.
Phương pháp dạy học là một khái niệm rất phức hợp có nhiều bình diện,
phương diện khác nhau. Phương pháp dạy học có một số đặc điểm sau:
8
- Phương pháp dạy học định hướng mục tiêu dạy học.
- Phương pháp dạy học là sự thống nhất của phương pháp dạy và phương
pháp học.
- Phương pháp dạy học thực hiện thống nhất chức năng đào tạo và
giáo dục.
- Phương pháp dạy học là sự thống nhất của logic nội dung dạy học và
logic tâm lý nhận thức.
- Phương pháp dạy học có mặt bên ngoài và mặt bên trong, có mặt khách
quan và chủ quan.
- Phương pháp dạy học là sự thống nhất của cách thức hành động và
phương tiện dạy học.
Trong những nghiên cứu mới về dạy học, việc tạo môi trường học tập
thích hợp được đặc biệt chú ý. Mặt khác, định hướng chung của việc đổi mới
giáo dục chú trọng là việc hình thành năng lực cho học sinh. Do đó có thể
hiểu phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của
giáo viên và học sinh trong những môi trường dạy học được chuẩn bị, nhằm
đạt được mục đích dạy học, phát hiện các năng lực của cá nhân.
Phương pháp dạy học rất đa dạng và phong phú, được vận dụng một
cách linh hoạt trong giảng dạy các môn học ở nhà trường, căn cứ vào đối
tượng dạy học cụ thể, nội dung tri thức môn học và từng đơn vị kiến thức.
Giáo dục công dân là một môn khoa học xã hội, có ưu thế trong việc
giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh trung học nói chung và học
sinh trung học phổ thông nói riêng. Do đó phương pháp dạy học GDCD chính
là những hình thức và cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên
và học sinh nhằm phát hiện những quy luật của quá trình dạy học môn
GDCD, xây dựng hệ thống các nguyên tắc, hình thức và phương pháp dạy
9
học cụ thể để tổ chức thành công hoạt động dạy và học môn GDCD ở trường
trung học. [7, tr.20]
Trong hệ thống các phương pháp dạy học môn GDCD có nhiều phương
pháp. Có phương pháp truyền thống như: Phương pháp thuyết trình, phương
pháp đàm thoại, phương pháp trực quan…
Có những phương pháp mới phát huy tính tích cực của học sinh như:
Phương pháp dự án, phương pháp đóng vai, phương pháp nêu vấn đề…trong
đó phương pháp nêu vấn đề là một trong những phương pháp rất hiệu quả trong
việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh.
1.1.1.2 Quan niệm về phương pháp dạy học nêu vấn đề.
* Vấn đề
Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng
chưa có quy luật sẵn cũng như những tri thức kỹ năng sẵn có chưa đủ giải
quyết mà còn khó khăn cản trở cần vượt qua. Một số vấn đề được đặc trưng
bởi 3 thành phần:
- Trạng thái xuất phát: không mong muốn
- Trạng thái đích: trạng thái mong muốn
- Sự cản trở
Cấu trúc của vấn đề
Trạng thái xuất
phát
Vật
cản
10
Trạng thái
đích
Vấn đề khác nhiệm vụ ở chỗ đó là: Khi giải quyết một nhiệm vụ thì đã
có sẵn trình tự và cách thức giải quyết cũng như những kiến thức, kỹ năng đã
có đủ để giải quyết nhiệm vụ đó. Còn vấn đề theo Lecne “Là một câu hỏi nảy
ra hay được đặt ra cho chủ thể chưa biết lời giải từ trước và phải tìm tòi sáng
tạo lời giải nhưng chủ thể đã có một số phương tiện ban đầu để sử dụng thích
hợp vào việc tìm tòi đó”. [16, tr.27].
Như vậy trong mỗi vấn đề phải có một cái gì đó chưa biết nhưng đồng
thời phải có một cái gì đó đã biết hoặc đã cho, nếu không chúng ta sẽ không
thể nhận thức được.
Vấn đề có các dấu hiệu như:
- Có tình huống có vấn đề.
- Chủ thể đã được chuẩn bị ở một chừng mực nào đó để tìm lời giải, có
thể có nhiều cách khác nhau.
- Để giải quyết vấn đề phải chọn một phương án, sau đó nếu cần thì chọn
phương án khác… để đi đến đáp số cuối cùng.
Trong lý luận dạy học, phương pháp nêu vấn đề còn được gọi là phương
pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp nhận biết và giải quyết vấn đề.
Đây chính là phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng
nhận biết và giải quyết vấn đề của học sinh. Phương pháp này cũng là con
đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp
dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của
học sinh.
Dưới góc độ khác nhau, phương pháp dạy học nêu vấn đề được các nhà
khoa học trong và ngoài nước quan niệm:
Trên quan điểm giáo dục, I.Ia.Lecne cho rằng “Dạy học nêu vấn đề là
phương pháp dạy học trong đó học sinh tham gia một cách có hệ thống vào
quá trình giải quyết các vấn đề và các bài toán có vấn đề được xây dựng theo
nội dung tài liệu học trong chương trình”. [16, tr 5 – 6].
11

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét