
Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016
Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non qua bộ phận văn học dành cho trẻ em
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
(Thu Hà - Hoa kết trái)
Nhờ hàng loạt tính từ miêu tả (chói chang, nho nhỏ, xinh xinh ), các từ
tượng hình (đốm lửa, rung rinh) và các tính từ chỉ màu sắc (tim tím, vàng
vàng, đỏ, trắng tinh), bài thơ đã vẽ lên một bức tranh thật sinh động về
mảnh vườn, giúp trẻ có thể hình dung về các loài hoa với những màu sắc và
hình dáng thật cụ thể.
3.5. Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện
Đây cũng là một đặc điểm khá nổi bật trong sáng tác cho trẻ em lứa
tuổi mầm non. Khác với thơ viết cho người lớn, hầu hết là thơ tâm trạng, bao
gồm hệ thống những cảm xúc, nỗi niềm, suy tưởng thơ cho trẻ em có thể kể
lại được. Ngoài những truyện thơ như: Mèo đi câu cá; Nàng tiên ốc; Bồ câu và
ngan những bài thơ ngắn cũng đều kể lại một sự việc một hiện tượng : Đoá
hoa tặng mẹ; Chiếc cầu mới; Chú bò tìm bạn; Xe chữa cháy
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe hát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình ngỡ ai
Bò chào: kìa anh bạn
Lại gặp anh ở đây!
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò cười toét miệng
Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
ậm ò tìm gọi mãi
(Phạm Hổ Chú bò tìm bạn)
Bài thơ là một câu chuyện nhỏ. Câu chuyện kể rằng có một chú bò khi
ra sông uống nước, thấy bóng của mình dưới dòng nước trong xanh đã nhầm
tưởng là có một anh bò nào khác cũng ra sông uống nước như mình. Bò cất
tiếng chào, mặt nước rung rinh xao động làm bóng của bò tan biến. Bò ngạc
nhiên không hiểu bạn đi đâu nên cứ ậm ò tìm gọi.
Nếu yếu tố truyện trong thơ giúp các em có thể nhanh chóng nắm bắt
được tác phẩm để từ đó liên hệ, phát hiện và cảm nhận được những vẻ đẹp của
thiên nhiên và cuộc sống, thì yếu tố thơ trong truyện lại như một chất xúc tác
làm cho câu chuyện có thêm sức lôi cuốn, hấp dẫn mạnh mẽ. Mỗi câu chuyện
viết cho trẻ em là những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc. Chất thơ của truyện sẽ
Đỗ Thị Mi
11
K32MN - GDTH
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
làm cho những bài học ấy không bị khô khan, cứng nhắc. Những truyện như:
Giọng hót chim sơn ca; Hoa mào gà; Chú đỗ con; Bồ nông có hiếu; Cây gạo
Chẳng khác gì những bài thơ bằng văn xuôi, những bài thơ ca ngợi cuộc sống,
ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và ca ngợi những tình cảm cao đẹp của con
người. Cùng với chất thơ bay bổng, ý nghĩa của câu chuyện có thể sẽ còn theo
các em suốt cả cuộc đời.
3.6. ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng
Một trong những chức năng cơ bản của văn học là chức năng giáo dục.
Là loại hình nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng tác động mạnh mẽ đến
tâm hồn và nhận thức của con người. Nhất là với lứa tuổi mầm non thì văn
học, đặc biệt là thơ càng có sự tác động nhanh, nhạy. Tuy nhiên, lứa tuổi này
chỉ có thể đọc tác phẩm văn học một cách gián tiếp, tư duy lôgic chưa phát
triển nên hầu như chưa có khả năng suy luận, phán đoán. Chính vì thế, mỗi
một tác phẩm văn học đem đến cho trẻ một ý nghĩa giáo dục cụ thể, rõ ràng.
4. Vai trò của văn học với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Trẻ em như búp trên cành non tơ và trong trắng. Sự nhận thức của trẻ
thường thông qua con đường cụ thể, trực tiếp cảm tính, gắn liền với những
cảm xúc về cái đẹp, vì thế có thể thông qua giáo dục thẩm mỹ mà giáo dục
các mặt khác cho trẻ đặc biệt là giáo dục đạo đức. Đối với trẻ mầm non thì cái
đẹp và cái tốt chỉ là một, khó có thể chia cắt rạch ròi. Đặc biệt ở tuổi mẫu giáo
là thời kỳ phát triển của những xúc cảm thẩm mỹ. Tức là xúc cảm tích cực
được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp. Khiến trẻ thấy gắn bó tha
thiết với mọi người và thế giới xung quanh. Chính vì thế, đây là thời điểm vô
cùng thuận lợi cho việc giáo dục thẩm mỹ và chính giáo dục thẩm mỹ lại có
thể mang đến một hiệu quả to lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách
của trẻ. Về phương diện này, văn học đặc biệt là văn học cho trẻ em lứa tuổi
mầm non có khả năng chiếm ưu thế.
Trước hết, văn học đem đến cho trẻ những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng;
gợi mở trong các em những xúc cảm thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ. Các tác
phẩm văn học nói chung, văn học viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non nói riêng
như một khung cửa sổ rộng lớn đưa trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Từ
những tác phẩm văn học này trẻ thấy được một thế giới bao la cùng với những
hình ảnh đẹp đẽ, sinh động. Đặc biệt những nội dung vô cùng phong phú, đa
dạng với những hình ảnh đẹp đẽ tươi sáng lại được thể hiện bởi hệ thống ngôn
ngữ hết sức đơn giản với các biện pháp nghệ thuật độc đáo đã tạo nên những
bức tranh muôn màu muôn vẻ về thiên nhiên và cuộc sống. Trẻ mầm non với
Đỗ Thị Mi
12
K32MN - GDTH
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
tâm hồn ngây thơ chưa có trải nghiệm cá nhân, sự nhận thức về thế giới xung
quanh mới ở mức cảm tính gắn với những cái cụ thể trước mắt. Vẻ đẹp lấp
lánh của ngôn từ nghệ thuật và sự tưởng tượng phong phú trong tác phẩm văn
học gặp trí tưởng tượng ngây thơ sẽ là cơ sở để các em có thể rung động và
cảm nhận được ý nghĩa giáo dục trong tác phẩm này.
Trẻ em được gặp trong thơ ca những hình ảnh so sánh thật sinh động và
hẫp dẫn, những hình ảnh nhân hoá đầy phóng khoáng mà lại hết sức gần gũi:
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi
Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
Em đi trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi
(Nhược Thuỷ Trăng sáng)
Hay :
Trăng ơitừ đâu đến
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.
Trăng ơitừ đâu đến
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
Trăng ơitừ đâu đến
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời
(Trần Đăng Khoa - Trăng ơi từ đâu đến)
Những hình ảnh miêu tả trong thơ thường rất sinh động, trong trẻo, giúp
các em không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn yêu thiên
nhiên, yêu cuộc sống. Bài thơ Trăng sáng của Nhược Thuỷ và Trăng ơitừ
đâu đến của Trần Đăng Khoa với lối so sánh độc đáo và những ảnh đẹp, ngộ
nghĩnh không chỉ kích thích trí tưởng tượng của trẻ thơ mà còn góp phần khơi
gợi trong các em tình yêu trăng, yêu thiên nhiên và tự hào về quê hương đất
nước mình:
Đỗ Thị Mi
13
K32MN - GDTH
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em!
Với bài thơ Cánh hoa nở bằng cách so sánh những ngón tay bé như
những cánh hoa trong vườn hoa mùa xuân trắng hồng đẹp đẽ:
Năm ngón tay đẹp
Như năm cánh hoa
Mười ngón tay đẹp
Như mười cánh hoa
Tác giả còn nhắc nhở trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ:
Bé không nghịch bẩn
Tay bé trắng hồng
Như cánh hoa nở
Trong vườn mùa xuân
(Phạm Đình Ân)
Bài thơ Em yêu nhà em giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp dịu êm, đầm ấm
của những cảnh vật gần gũi, gắn bó với ngôi nhà của mình:
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ
Có ao muống với cá cờ
Có đầm ngào ngạt hương sen
ếch con đọc nhạc dế mèn ngâm thơ
Và điều quan trọng nhất là bài thơ đã gợi ở trẻ niềm tự hào, tình cảm
yêu mến đối với ngôi nhà của mình, nơi đã sinh ra và lớn lên để sau này:
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em
( Đoàn Thị Lam Luyến)
Trong các tác phẩm văn xuôi, trẻ em càng thích thú khi được gặp những
yếu tố thần kỳ của truyện cổ tích, lối nhân hoá và sự tưởng tượng phong phú
của thần thoại. Những hình tượng văn chương tốt đẹp đầy lòng nhân ái sẽ giúp
các em tự rút ra các khái niệm về thẩm mỹ, tự phân biệt cái đẹp - cái xấu; cái
đáng yêu - cái không đáng yêu và không chỉ cung cấp cho các em những
hình ảnh tươi sáng, đẹp đẽ, văn học cho trẻ lứa tuổi mầm non còn giúp trẻ phát
Đỗ Thị Mi
14
K32MN - GDTH
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
huy trí tưởng tượng phong phú, bay bổng để tự tạo ra cái đẹp hoặc tìm đến và
thưởng ngoạn cái đẹp.
Với các giá trị thẩm mỹ độc đáo văn học làm thoả mãn những nhu cầu
thẩm mỹ, phát triển năng lực và thị hiếu thẩm mỹ của con người. Với trẻ mầm
non nhờ tiếp xúc với tác phẩm văn học, tâm hồn trẻ cũng trở nên nhạy cảm
hơn, có khả năng cảm thụ tốt hơn các tác phẩm văn học. Để có thể nhận ra cái
hay cái đẹp của tác phẩm văn học, biết khám phá ra cái đẹp của thế giới xung
quanh và chính vì thế mà trẻ cảm nhận cuộc sống một cách nhạy cảm, mẫn
cảm hơn. Có thể nói, về phương diện này văn học nghệ thuật chính là nơi nuôi
dưỡng cảm xúc thẩm mỹ của con người, nơi gìn giữ và phát triển chất nghệ sỹ
vốn có trong mỗi tâm hồn. Như Mác từng nói: bản thân mỗi con người bẩm
sinh đã là một nghệ sỹ, văn học chính là nơi khơi dậy và tiếp sức cho nhưng
rung động về cái đẹp, nơi giữ cho tâm hồn không bị chai sạn đi mà luôn luôn
mới mẻ, nhạy cảm với cái đẹp của từng chiếc lá, giọt sương, một ánh trăng,
một tia nắng và do đó cũng không bao giờ nguội lạnh thờ ơ với số phận con
người. Luôn căm phẫn đau đớn, xót xa vì cái xấu, cái ác và thiết tha yêu
thương, hướng về cái đẹp
Khi được thường xuyên thưởng thức các tác phẩm văn học trẻ sẽ say
mê, thích thú các tác phẩm đó. Trẻ em lứa tuổi mầm non còn có thể biết tự
mình sáng tạo ra cái đẹp. Sự sáng tạo này rất phong phú, vì vậy các cô giáo
mầm non cần động viên và gợi ý để trẻ có thể phát huy được hết thế mạnh của
mình.
Trong quá trình kể lại truyện hoặc kể chuyện theo tranh trẻ có thể kể
sáng tạo thêm những chi tiết, hình ảnh và ngôn ngữ mới. Ví dụ: khi trẻ kể lại
truyện Cây khế trẻ đã tự ý thêm vào chi tiết:
Thấy người em khóc, chim Phượng hoàng bảo:
Người em nín đi , ta ăn một quả trả một cục vàng (trong khi cô giáo
chỉ kể là: chim Phượng hoàng bảo: ăn một quả, trả một cục vàng
Khi được hỏi tại sao trẻ lại kể là người em nín đi trẻ đã trả lời: tại vì người em
khóc nên chim Phượng hoàng phải dỗ. Đó chính là cái lý của trẻ em. Trẻ vừa
được nghe cô kể chuyện, vừa nhớ lại những lần mình khóc được ông bà, bố
mẹ dỗ dành, nên đã tưởng tượng ra chuyện chim Phượng hoàng dỗ người em
nín đi.
Thêm vào đó, trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học là quá trình trẻ
được nhập vai, sống cùng các nhân vật trong tác phẩm. Nếu biết cách tổ chức
tốt ta có thể kích thích sự say mê sáng tạo của trẻ. Thêm vào đó hoạt động tạo
hình (vẽ tranh, xé dán, nặn theo các hình tượng và nhân vật trong tác phẩm
Đỗ Thị Mi
15
K32MN - GDTH
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
văn học). Trẻ có cơ hội phát huy trí tưởng tượng phong phú bay bổng của
mình. Trẻ nghe truyện, ấn tượng về một chi tiết nào đó trẻ cũng có thể tự vẽ
tranh theo trí tưởng tượng của mình. Ví dụ: khi nghe chuyện Tấm cám trẻ có
thể vẽ những bức tranh bụt hiện lên trong vầng hào quang chói sáng; cô Tấm
đang ngồi khóc; cô Tấm đang vớt tép; con gà đang bới đất.Xem những bức
tranh trẻ tự vẽ (theo tác phẩm văn học) mới thấy trí tưởng tượng của trẻ thật vô
bờ bến, và khả năng khơi gợi những cảm xúc thẩm mỹ trong văn học đối với
trẻ thật lớn lao. Vì vậy, trong những giờ vẽ tranh tự do hoặc theo chủ đề cô
nên gợi ý trẻ để trẻ nhớ lại những câu chuyện đã được nghe. Điều này không
chỉ giúp trẻ nhớ lại truyện mà còn phát huy trí tưởng tượng phong phú, bồi
dưỡng những rung động thẩm mỹ cũng như khả năng sáng tạo nghệ thuật của
trẻ thơ.
Khả năng sáng tạo tuyệt vời của trẻ cộng với những ảnh hưởng lớn lao
của tác phẩm văn học đã dẫn đến hiện tượng có một số trẻ biết làm thơ khi
chưa biết chữ (chưa vào lớp 1): Hoàng Dạ Thi và Ngô Thị Bích Hiền
Hoàng Dạ Thi mới lên năm tuổi đã có thơ:
Con thương mẹ như cái lá
Con thương chị Líp to bằng cái nhà
Con thương ba như ông trời
Trời là đi mô cũng có
Trời là đi mô hắn cũng đi theo
Và bài thơ Cái chuông vú thật nổi tiếng
Hai cái vú của mẹ là hai cái chuông
Con sờ vào
Nó kêu: kreng, kreng, kreng
Con mượn hai cái chuông vú
Con đi bán kem
Ai nghe tiếng chuông vú cũng đến mua
Kem vú ngọt lắm
Kreng, kreng, kreng
Ngô Thị Bích Hiền có những bài thơ thật hay khi năm tuổi:
Cầu Thê Húc đỏ, đỏ, đỏ
Cây bên cầu xanh, xanh, xanh
Nước dưới cầu trắng, trắng, trắng
Nhìn xuống dưới sợ, sợ, sợ
Đi trên cầu thích, thích, thích
(Cầu Thê Húc)
Đỗ Thị Mi
16
K32MN - GDTH

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét