
Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016
Tìm hiểu bộ máy tra cứu tin tại thư viện trường cao đẳng sư phạm hà tây
5. Đóng góp về lý luận và thƣ̣c tiễn của đề tài
Bằng sự cố gắng và nỗ lực hết mì nh , vận dụng những kiến thức đã học
và những hiểu biết thực tế trong quá trì nh thực tập tại thư viện trường Cao
đẳng sư phạm Hà Tây để có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất trong
điều kiện và thời gian cho phép , đóng góp của khóa luận tập trung vào các
điểm sau:
- Nêu lên thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy tra cứu tin tại thư
viện trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây trong thời điểm hiện nay.
- Phân tí ch, nhận xét, đánh giá đặc điểm và hoạt động của bộ máy tra cứu
tin để đưa ra một số đề xuất , giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao chất
lượng hoạt động của bộ máy tra cứu tin tại thư viện trường Cao đẳng sư phạm Hà
Tây.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục các tài liệu
tham khảo thì bố cục của khóa luận bao gồm ba chương:
Chƣơng 1: Giới thiệu khái quát về thƣ viện trƣờng Cao đẳng sƣ
phạm Hà Tây.
Chƣơng 2: Hiện trạng bộ máy tra cứu tin tại thƣ viện trƣờng Cao
đẳng sƣ phạm Hà Tây.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy tra cứu tin
tại thƣ viện trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Hà Tây.
4
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM HÀ TÂY
VÀ THƢ VIỆN TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM HÀ TÂY.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển Thƣ viện trƣờng Cao đẳng
sƣ phạm Hà Tây.
Trường cao đẳng sư phạm Hà Tây tiền thân là trường Trung cấp sư
phạm liên tỉnh Hà Nội- Hà Đông- Sơn Tây được thành lập ngày 12/11/1959
tại khu học xá Đông Phù, thuộc xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì - Hà Nội.
Trường đã long trọng làm lễ khai giảng khóa đào tạo đầu tiên với 8 lớp
gồm 300 giáo sinh, đối tượng tuyển sinh là giáo viên cấp I và học sinh vừa tốt
nghiệp cấp II. Trường có 10 thầy, cô giáo và 20 cán bộ công nhân viên. Cơ sở
vật chất đơn sơ, tất cả đều “nhà tranh vách đất” và những ngọn đèn dầu. Đơn
sơ là thế, khó khăn gian khổ là thế song thầy trò vui mừng, hào hứng bởi quê
hương mình đã có trường sư phạm. Những khó khăn thiếu thốn ấy dần được
khắc phục. Phong trào xung phong tình nguyện, thi đua “Dạy tốt học tốt”,
“Học thêm giờ, làm thêm việc, đẹp như công viên, sạch như bệnh viện,
nghiêm như bộ đội”, đã ghi một dấu son rực rỡ vào trang đầu của lịch sử nhà
trường.
Những mốc lịch sử quan trọng của trƣờng CĐSPHT
1963
Sau hai khóa đào tạo, trường chuyển về huyện Thường Tín, Hà Đông
và đến năm học 1963- 1964 Bộ Giáo dục quyết định giao trường cho tỉnh Hà
Đông, Hà Nội, Sơn Tây thành lập trường riêng.
5
1965
Năm 1965 hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây hợp nhất thành tỉnh Hà Tây,
theo đó năm học 1965- 1966, hai trường Trung cấp sư phạm Hà Đông, Trung
cấp sư phạm Sơn Tây nhập lại thành trường Trung cấp sư phạm Hà Tây với
600 giáo sinh đào tạo theo chương trình 7+3 chia thành 2 ban: Khoa học xã
hội, khoa học tự nhiên cùng 70 thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên.
Ngày 05/08/1964 đế quốc Mỹ ném bom miền Bắc, “Những năm bom
Mỹ trút trên mái nhà, những năm khẩu súng theo người đi xa”, nhiều thầy
giáo, nhiều giáo sinh nhập ngũ chi viện cho tiền tuyến, những người ở lại
“Tay bút tay súng” vừa giảng dạy tốt, học tập tốt vừa sẵn sàng chiến đấu và
phục vụ chiến đấu.
Tháng 9/1965
Trường sơ tán về xã Tự Nhiên và xã Chương Dương huyện Thường
Tín bên bờ sông Hồng.
Tháng 9/1966
Trường được tách làm hai: Trường sư phạm cấp 2 Tự Nhiên với 500
giáo sinh, thầy trò ở lại xã Tự Nhiên và xã Chương Dương. Trường Sư phạm
cấp 2 Xã hội có 200 giáo sinh, thầy trò chuyển xuống xã Hoàng Long, huyện
Phú Xuyên rồi sau đó chuyển về các xã Hòa Bình, Tân Minh, Nguyễn Trãi,
huyện Thường Tín.
Năm 1970
Để chuẩn bị nâng cấp hệ đào tạo từ 7+3 lên 10+3 hai trường sư phạm
cấp 2 Tự Nhiên, sư phạm cấp 2 Xã hội được nhập lại thành trường sư phậm
cấp 2 Hà Tây và đến năm 1972 trường sư phạm 10+3 được thành lập tọa lạc
trên đồi Keo thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, đây là một bước tiến mới:
nâng cấp chương trình đào tạo, là tiền đề để trở thành trường Cao đẳng sư
phạm Hà Tây.
6
Năm 1973, kết thúc chiến tranh phá hại miền Bắc, thầy trò trường Sư phạm
10+3 từ khu sơ tán lại trở về Thường Tín cùng kền vai sát cánh khôi phục lại nhà
trường.
Năm 1976
Hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình, tỉnh có
2 trường sư phạm: Trường sư phạm 10+3A đào tạo giáo viên cho các huyện
đồng bằng, trường sư phạm 10+3B đào tạo giáo viên cho các huyện miền núi
của tỉnh.
Ngày 21/03/1978
Trường Cao đẳng sư phạm Hà Sơn Bình được thành lập trên cơ sở
trường sư phạm 10+3A Hà Sơn Bình.
Năm 1991
Tỉnh Hà Sơn Bình lại tách thành hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình, trường
Cao đẳng sư phạm Hà Sơn Bình đổi tên thành trường cao đẳng sư phạm Hà
Tây. Gần một nửa thế kỷ qua, trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây kế thừa kinh
nghiệm của các giai đoạn trước, chủ động sáng tạo, xây dựng và phát triển.
Cuối năm 1991 Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định nhập trường Cán bộ quản lý
vào trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây.
Năm 2004
Đầu năm 2004 khối sư phạm thuộc trường Cao đẳng cộng đồng Hà Tây
được điều chuyển về trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây.
45 năm qua, ngót nửa thế kỉ, một chặng đường dài duy trì và phát triển,
lớp lớp thầy, trò kế tiếp nhau say mê giảng dạy, học tập, say mê cống hiến vì
mái trường sư phạm thân yêu. Từ buổi ban đầu đơn sơ, giờ đây trường đã lớn
mạnh không ngừng với cơ ngơi khang trang, những thiết bị dạy và học hiện
đại với quy mô đào tạo và lưu lượng gần 2000 sinh viên gồm 11 chuyên
ngành, toàn trường có 326 cán bộ giảng viên, công nhân viên với 17 đơn vị
7
Phòng- Ban- Khoa điều hành quản lý. 45 năm qua, dù trong hoàn cảnh nào
trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây vẫn phát triển- hấp dẫn- tỏa sáng. Đó là
niềm tự hào của mỗi cán bộ, giảng viên, công nhân viên, sinh viên dưới mái
trường thân yêu này.
Năm 2008
Từ 1 tháng 8 năm 2008 toàn bộ địa giới của Hà Tây được sáp nhập vào
thủ đô Hà Nội tuy nhiên có 2 trường cao đẳng sư phạm, trường cao đẳng sư
phạm Hà Tây vẫn giữ nguyên tên cũ là trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây.
Ban đầu thư viện trường CĐSPHT chưa có chủ trương xác định rõ là
thư viện độc lập nên nhà trường đã ghép thư viện là một bộ phận nằm trong
sự điều hành, quản lý của phòng giáo vụ. Lúc đó thư viện mới chỉ là một
phòng nhỏ với vốn tài liệu ít ỏi, cơ sở vật chất nghèo nàn cùng với 2 cán bộ.
Từ năm 1986 Thư viện trở thành một đơn vị độc lập hoạt động dưới sự
chỉ đạo của Ban giám hiệu. Số lượng sách báo trong thời kỳ này tăng lên đáng
kể, chất lượng hoạt động cũng được nâng cao hơn. Thư viện bước đầu đã đáp
ứng được yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu của các cán bộ và sinh viên
trong trường CĐSPHT. Số lượng cán bộ cũng tăng lên và được đào tạo về
nghiệp vụ thư viện. Cho đến nay Thư viện được đầu tư cải tạo, nâng cấp
thành 2 tầng với tổng diện tích hơn 2000m².
Trong tương lai nhà trường đã có dự án xây dựng thư viện điện tử với
tòa nhà 7 tầng, trang thiết bị hiện đại. Dự án này đang bước đầu thực thi. Điều
đó chứng tỏ sự quan tâm của nhà trường tới việc xây dựng và phát triển thư
viện.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của thƣ viện.
Để đạt hiệu quả cao trong hoạt động của mình thư viện trường
CĐSPHT đã được ban giám hiệu nhà trường giao cho những chức năng và
8
nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu của thư viện nói chung và tình hình phát triển
của trường CĐSPHT nói riêng, đó là:
- Nghiên cứu thu thập, bổ sung, xử lý tài liệu về cá bộ môn có liên quan
đến việc phục vụ công tác giảng dạy.
- Thu thập, bổ sung và trao đổi các thông tin cần thiết, tiến hành xử lý tài
liệu, cập nhật các dữ liệu và đưa vào hoạt động.
- Tổ chức, sắp xếp, lưu trữ và bảo quản kho tài liệu của thư viện.
- Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin theo phương pháp truyền thống và
hiện đại.
- Nghiên cứu khoa học thông tin, tư liệu, thư viện góp phần xây dựng lý
luận khoa học chuyên ngành. Ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật
mới vào hoạt động của thư viện.
- Kiểm tra định kỳ các loại tài liệu hiện có trong thư viện.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản được giao bao gồm toàn bộ
trang thiết bị và vốn tài liệu.
- Kết hợp chặt chẽ với các đơn vị phòng ban trong nhà trường để hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức về
ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động.
- Phát triển quan hệ trao đổi, hợp tác với các thư viện khác để bổ sung
thêm vào kho tài liệu của thư viện.
- Tổng kết và rút kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các vấn đề lý luận
trong hoạt động TT-TV.
1.3 Cơ cấu tổ chức của thƣ viện.
Những năm đầu thành lập, thư viện trường CĐSPHT mới chỉ có 4 cán
bộ và số tài liệu chưa nhiều. Đến nay thư viện đã có cơ cấu tổ chức gồm 4 bộ
phận dưới sự chỉ đạo của Ban chủ nhiệm thư viện.
9

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét