
Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016
Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non khu vực vĩnh yên vĩnh phúc về phương pháp giáo dục trẻ trong gia đình
còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó. Những mối liên hệ của
trẻ em với môi trường nguyên thủy này, quyết định phương thức ứng xử, nhất
là về mặt tình cảm mà chúng sẽ trải qua sau này trong những mối liên hệ với
những cá nhân khác.
1.2.4. Vai trò của giáo dục gia đình
Tổ ấm gia đình là “cái nôi”, là một bến đỗ để từ đó con người bước ra
ngoài xã hội. Một trong những chức năng cơ bản, quan trọng của gia đình –
đó là chức năng nuôi nấng và giáo dục con cái. Nếu con người sinh ra mà
không được nuôi nấng và dạy dỗ trong một gia đình thực sự thì khó có điều
kiện trở thành người bình thường. Nếu từ nhỏ con người không được giáo dục
đầy đủ thì lớn lên sẽ trở thành “hoang dã”, không có gia giáo, nề nếp:
“Bé không vin cả gãy cành”
Giáo dục gia đình có tác động mạnh mẽ, có ý nghĩa sâu sắc đối với trẻ thơ và
có ý nghĩa to lớn đến cả cuộc đời của con người ngay cả lúc trưởng thành cho
đến khi về già. Trong giáo dục trẻ, người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến những
phẩm chất đạo đức, những nét tính cách và năng lực của con cái. Cho nên
trong cuốn “Tình huống gia đình” của Xecmiacer có viết “có một thực tế lạ
lùng là phần lớn những thiên tài đều có những bà mẹ tuyệt vời và họ nhận
được nhiều ở người mẹ hơn là ở người cha” (3, tr 78). Hơn nữa giáo dục gia
đình có nét đặc thù riêng mà giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội không
có, đó là giáo dục gia đình dựa vào tình thương yêu của những người ruột thịt,
quan hệ trong gia đình là quan hệ huyết thống. Con cái trong gia đình luôn
luôn được ông bà, cha mẹ sẵn sàng hi sinh cả vật chất và tinh thần để tạo
thuận lợi cho việc giáo dục con cái lên người. Vì vậy, giáo dục gia đình là nền
giáo dục toàn diện nhất. Gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên của mỗi
người. Đó là dòng văn hóa bắt nguồn từ lòng nhân ái của người mẹ. Sống
11
trong gia đình hàng ngày trẻ được: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”…
Cũng tức là học làm người một cách tự nhiên và nhẹ nhàng.
Giáo dục tuổi mầm non trong gia đình chỉ đạt hiệu quả tốt khi các thành
viên trong gia đình đều hiểu được tầm quan trọng của giáo dục gia đình và
trách nhiệm lớn lao đối với xã hội. Cần nhận thức rằng: dạy một đứa trẻ trở
thành một người tốt sẽ dễ hơn nhiều là phải cải tạo một đứa trẻ hư thành một
người bình thường. Giáo dục trẻ trong gia đình là một khoa học và là một
nghệ thuật. Nó mang ý nghĩa thời sự, nó luôn luôn nảy sinh những điều kiện
mới mẻ nên đòi hỏi các gia đình phải luôn luôn khám phá, tìm hiểu.
1.3. Đặc điểm tâm lí của lứa tuổi mầm non
1.3.1. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ ấu nhi
Thời kỳ trẻ ấu nhi là thời kỳ “phát cảm tri giác”, “phát cảm ngôn ngữ”,
đang hình thành và phát triển mạnh các đặc trưng xã hội của con người; hoạt
động nhận thức cảm tính phát triển mạnh, nền tảng hoạt động nhận thức lí
tính (tư duy, tưởng tượng…); các cấu trúc tâm lí bậc cao của con người nhờ
có kích thích ngôn ngữ. Sự xuất hiện ngôn ngữ nói là sự kiện quan trọng.
Ngôn nhữ vừa là vật thay thế cho đồ vật thật, vừa là phương tiện giao tiếp.
Theo Piaget, ngôn ngữ có ba ưu thế so với hành động vật chất:
- Hành động bằng tay diễn ra với tốc độ chậm hơn nhiều so với lời
mô tả.
- Hành động bằng tay bị hạn chế bởi không gian hạn hẹp và thời gian
trực tiếp, trong khi đó nhờ ngôn ngữ, tư duy dễ dàng vượt ra khỏi giới hạn đó.
- Hành động bằng tay diễn ra tuần tự, từng tí một, còn ngôn ngữ thì cho
biểu tượng về toàn bộ (cô hồ như cùng xảy ra).
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi theo hai hướng chính: hoàn thiện
sự thông hiểu lời nói của người lớn và hình thành ngôn ngữ tích cực của đứa
12
trẻ.Tính chủ định hình thành và phát triển từ hành động với đồ vật và giao tiếp
với những người xung quanh.
1.3.2. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 3-4 tuổi
Ở tuổi lên 3 xuất hiện một mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa một bên là
tính độc lập đang phát triển mạnh, muốn tự mình làm tất cả mọi việc như
người lớn, và một bên là khả năng quá non yếu của trẻ, không thể làm nổi
những việc đó. Để giải quyết mâu thuẫn này, trò chơi đóng vai theo chủ đề đã
xuất hiện. Chính trò chơi này đã kéo theo sự nảy sinh những đặc điểm tâm lí
mới ở trẻ, tức là bắt đầu hình thành một nhân cách con người.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề không chỉ có ý nghĩa quyết định đến sự
phát triển trí tưởng tượng của trẻ mà còn có tác động rất mạnh đến sự phát
triển đời sống tình cảm của trẻ. Mối quan hệ người – người được phản ánh
trong trò chơi, những rung động, rầu, vui vẻ được gợi lên ở trẻ. Qua trò chơi
trẻ được hình thành những phẩm chất, ý chí như tính mục đích, tính kỷ luật,
tính dũng cảm. Nếu trẻ đóng vai người lính gác thì phải thực hiện kỉ luật
nghiêm minh, vào vai lái xe thì phải bình tĩnh, nhanh nhẹn…
1.3.3. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 4-5 tuổi
Ở tuổi mẫu giáo nhỡ việc chơi trong nhóm bạn bè là một nhu cầu bức
thiết đối với trẻ. Từ đó “xã hội trẻ em” được hình thành (A.P.Uxôva). Nỗi đau
khổ đều làm cho trẻ buồn bã, ỉu xìu là thiếu bạn bè cùng chơi. Nếu người lớn
không thấy được nhu cầu đó của trẻ để tạo điều kiện cho chúng chơi với nhau
thì đó là một sai lầm trong giáo dục. Tính a dua trở thành một tật xấu trong
nhân cách của trẻ, nếu như người lớn không kịp thời hướng dẫn cho trẻ biết
nhận xét một cách độc lập về các sự kiện xảy ra quanh trẻ.
Đời sống tinh thần của trẻ phát triển mạnh mẽ. Trẻ thèm khát sự trìu
mến, yêu thương của người lớn, đồng thời rất lo sợ trước thái độ thờ ơ, lạnh
nhạt của những người xung quanh. Đáng lưu ý hơn là sự bộc lộ tình cảm
13
mạnh mẽ của trẻ với những người xung quanh, trước hết là với ông bà, bố mẹ.
Trẻ rất thích quan tâm đến các bạn trong nhóm, các em nhỏ. Tình cảm của trẻ
còn được biểu lộ với cả động vật, cỏ cây, đồ chơi… Các loại tình cảm bậc cao
như tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ. Trẻ dễ sung sướng, ngỡ ngàng trước
vẻ đẹp tưởng chừng như đơn giản trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong
nghệ thuật như khi nhìn thấy một cánh hoa tươi thắm, một cánh bướm sặc sỡ,
nghe một câu thơ giàu vần điệu… Đây là thời điểm thuận lợi cho việc giáo
dục thẩm mĩ, và chính việc giáo dục thẩm mĩ lại có khả năng mang lại hiệu
quả to lớn đối với sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ.
1.3.4. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 5-6 tuổi
Đây là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi “mầm non” – tức là
lứa tuổi trước khi đến trường phổ thông. Giai đoạn này những cấu tạo tâm lí
trong độ tuổi mẫu giáo nhỡ vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Với sự giáo dục của
người lớn, những chức năng tâm lí đó sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện
của hoạt động tâm lí để hoàn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu về
nhân cách của con người. Trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, nhưng vẫn còn
nhiều trẻ phát âm ngọng, dùng từ sai, nói năng chưa đúng. Chủ yếu là do trẻ
học lỏm của người lớn hay bắt chước. Do đó ở gia đình hay ở lớp mẫu giáo
cần coi trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nội dung
quan trọng của giáo dục mầm non.
Trẻ cũng bắt đầu ý thức về giới tính của mình. Những nhận xét đánh
giá bắt đầu mang sắc thái giới tính. Trẻ thường nói: “Con trai mà lại khóc à!”
hay “Con gái mà lại đánh nhau à!”. Trẻ bắt đầu nhận biết mình là người thế
nào có những đặc điểm gì. Trẻ bắt đầu đánh giá người khác nhưng bị xúc
cảm, tình cảm chi phối mạnh. Trẻ biết điều khiển hành vi của mình theo mục
đích đã định. Sự tập chung, tính bền vững của chú ý tăng lên, nhu cầu nhận
thức mạnh. Hoạt động vui chơi không thỏa mãn nhu cầu này trẻ phải tìm đến
14
một hoạt động mới – đó là hoạt động học tập. Vì vậy việc chuẩn bị sẵn sàng
về mặt tâm lý cho trẻ đến trường phổ thông là một việc rất quan trọng.
1.4. Phương pháp giáo dục trẻ mầm non trong giáo dục gia đình
1.4.1. Phương pháp giáo dục bằng các mẫu hành vi, hành động của cha
mẹ, ông bà, những người thân gần gũi trong gia đình
Các thao tác của người lớn về hành vi xảy ra liên tiếp nhau, nhưng cần
sự ổn định bền vững. Hành động mẫu nhiều lần, thậm chí cần thết phải hướng
dẫn trực tiếp các hành vi phức tạp cho trẻ. Ví dụ như đánh răng, rửa mặt, đi
giày… Tiếp tục củng cố, kiểm tra ngay nếu có thao tác sai mẫu, sự sáng tạo
của trẻ trong khi thực hiện mẫu cần được khích lệ ngay nếu tốt và sửa chữa
ngay nếu có sai so với chuẩn. Tuy nhiên để các mẫu hành vi nhanh chóng
thành thói quen, cần thiết có sự thống nhất giữa các thành viên trong gia đình
để trẻ tự tin thực hiện.
1.4.2. Phương pháp giáo dục bằng truyện kể, thơ…
Trẻ đã cảm nhận được các xúc cảm qua giọng điệu, cách phát âm khi
nghe kể chuyện diễn cảm. Các truyện cổ tích, ngụ ngôn; thơ giàu hình ảnh đã
có tác động giáo dục trẻ. Do vậy, giáo dục thông qua truyện và thơ trong gia
đình là rất cần thiết cho trẻ. Chú ý lựa chọn những truyện phù hợp với tâm
sinh lí trẻ (ngắn, có tranh minh họa), có nội dung giáo dục: lòng nhân ái, sự
đồng cảm, sự kính trọng yêu thương ông bà, cha mẹ, kính trên nhường dưới,
sự dũng cảm, sự công bằng, kiên nhẫn, niềm tự hào… để khơi gợi những xúc
cảm tự nhiên của trẻ qua giọng kể. Từ đó, giáo dục các giá trị xã hội cho trẻ.
1.4.3. Giáo dục bằng khuyên bảo, thuyết phục bằng lời
Do ngôn ngữ đang phát triển, việc kích thích ngôn ngữ có tác dụng nhất
định đối với trẻ, nếu ngôn ngữ gắn liền với các hành động và tình huống cụ
thể. Ví dụ: “Con là em bé ngoan, đúng không nào? Đã là em bé ngoan thì phải
đánh răng trước khi đi ngủ. Đánh răng giúp con có hàm răng đẹp, răng không
15
bị sâu, được mọi người yêu quí. Con không đánh răng là răng sẽ xấu, răng bị
sâu phải đi gặp bác sĩ đấy!...”
Lời nói thuyết phục trẻ cần rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, cố gắng dùng
ngôn từ giàu hình ảnh, gần gũi đối với trẻ. Khi thuyết phục, khuyên bảo trẻ
cần chọn thời điểm thích hợp để tạo ra sự thân mật, gần gũi giữa cha mẹ với
con, nhờ đó mà sự thuyết phục, khuyên bảo mới có hiệu quả.
1.4.4. Phương pháp giáo dục qua nhu cầu
Trẻ đã có một số vốn kinh nghiệm cá nhân về quá trình thỏa mãn các
nhu cầu cơ bản, nên đối tượng phương diện và điều kiện thỏa mãn nhu cầu là
con đường giáo dục trẻ có tác dụng mạnh. Tuy nhiên, không được lạm dụng
thái quá, nếu không hiệu lực sẽ giảm. Những đối tượng thỏa mãn nhu cầu sẽ
điều khiển được hành vi của trẻ theo định hướng của xã hội.
1.4.5. Phương pháp giáo dục bằng lao động
Khi giao việc cho trẻ cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Không gây nguy hiểm cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Vừa sức với trẻ, đòi hỏi trẻ phải có một chút cố gắng.
- Tạo hứng thú của trẻ, kích thích sự phát triển của trẻ.
- Không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, môi trường tự
nhiên, xã hội.
- Nhất thiết phải có mục đích giáo dục.
Khi trẻ thực hiện các công việc, cha mẹ, những người thân gần gũi nên
có những nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ trẻ, ngay cả khi trẻ chưa
hoàn toàn làm tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, cũng nên chỉ cho trẻ thấy được lỗi của
trẻ, ví dụ: “Nếu con làm như thế này thì sẽ tuyệt vời hơn”, vừa nói vừa sửa
chữa hành vi, hành động cho trẻ.
Được tham gia lao động đem lại niềm vui cho trẻ; chứng tỏ trẻ được
mọi người tôn trọng trẻ; và khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ trẻ được đánh giá
16

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét