
Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016
Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn FDI ở tỉnh hải dương hiện nay
- Khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên
ngành chính trị học, kinh tế học…
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
khóa luận gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về vốn FDI
Chƣơng 2: Thực trạng của việc thu hút vốn FDI ở tỉnh Hải Dƣơng hiện nay
Chƣơng 3: Định hƣớng phát triển và một số giải pháp nhằm nâng cao khả
năng thu hút vốn FDI ở tỉnh Hải Dƣơng hiện nay
NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN FDI
1.1. Khái niệm vốn FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tên tiếng Anh: Foreign Direct
Investment, viết tắt là FDI) là một hình thức di chuyển vốn quốc tế, là hình
thức đầu tƣ dài hạn của cá nhân hay công ty nƣớc này vào nƣớc khác bằng
cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh tại nƣớc đó. Cá nhân hay công ty
nƣớc ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm về vốn FDI:
- Theo quan niệm của“Tổ chức Thương mại Thế giới”(WTO): “ Đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tƣ từ một nƣớc (nƣớc
chủ đầu tƣ) có đƣợc một tài sản ở một nƣớc khác (nƣớc thu hút đầu tƣ) cùng
với quyền quản lý tài sản đó. Phƣơng diện quản lý là thứ để phân biệt FDI
với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trƣờng hợp, cả nhà đầu tƣ lẫn
tài sản mà ngƣời đó quản lý ở nƣớc ngoài là các cơ sở kinh doanh và nhà
đầu tƣ thƣờng hay đựơc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản đƣợc gọi là "công
ty con" hay "chi nhánh công ty" ”.
- Theo quan điểm của “Quỹ tiền tệ quốc tế”(IMF): “ FDI đƣợc định
nghĩa là “ một khoản đầu tƣ với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức
trong một nền kinh tế (nhà đầu tƣ trực tiếp) thu đƣợc lợi ích lâu dài từ một
doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tƣ trực tiếp
là muốn có nhiều ảnh hƣởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền
kinh tế khác đó”.
- “Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế quốc tế”(OECD) đƣa ra khái
niệm: “ Một doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp là một doanh nghiệp có tƣ cách
pháp nhân hoặc không có tƣ cách pháp nhân trong đó nhà đầu tƣ trực tiếp sở
hữu ít nhất 10% cổ phiếu thƣờng hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt
của đầu tƣ trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”.
Còn ở Việt Nam, “Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”(12/1987)
đƣa ra khái niệm: “ Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là việc tổ chức, cá nhân
nƣớc ngoài đƣa vào Việt Nam vốn bằng tiền nƣớc ngoài hoặc bất kì tài sản
nào đƣợc chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở
hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn
nƣớc ngoài theo quy định của luật này”.
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu một cách khái quát về
ĐTTTNN nhƣ sau: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) tại một quốc gia là
việc nhà đầu tƣ ở một nƣớc khác đƣa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào
vào quốc gia đó để có đƣợc quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát
một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của
mình.
Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản
hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp
đồng và giấy phép có giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí
quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu,
trái phiếu giấy ghi nợ…). Nhƣ vậy, FDI bao giờ cũng là một kiểu quan hệ
kinh tế có nhân tố nƣớc ngoài.
1.2. Các hình thức và đặc điểm của vốn FDI
1.2.1. Các hình thức của vốn FDI
Tại Điều 4, “Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam ” (12/1987) quy
định:
“ Các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đƣợc đầu tƣ vào Việt Nam dƣới các hình
thức sau đây:
1- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh;
2- Xí nghiệp hoặc Công ty liên doanh, gọi chung là xí nghiệp liên doanh;
3- Xí nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài ”, cụ thể:
Một là, Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác
kinh doanh (Contractual - Business - Cooperation):
Đây là hình thức đầu tƣ trong đó, các bên quy trách nhiệm và phân
chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tƣ kinh doanh mà
không thành lập pháp nhân mới.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản đƣợc kí kết giữa đại diện có
thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ
việc thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên (gọi là các bên hợp
doanh). Trong quá trình kinh doanh, các bên hợp doanh có thể thành lập ban
điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Phân chia kết quả kinh doanh: theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thoả thuận
giữa các bên. Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà
nƣớc sở tại một cách riêng rẽ. Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh doanh
hoạt động theo luật pháp nƣớc sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nƣớc
sở tại quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hơp doanh đƣợc ghi trong hợp đồng
hợp tác kinh doanh.
Hai là, Xí nghiệp liên doanh hay Doanh nghiệp liên doanh (Joint
Venture interprise):
Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp do hai hay nhiều
bên nƣớc ngoài hợp tác với nƣớc chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh,
cùng hƣởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp.
Doanh nghiệp liên doanh đƣợc thành lập theo hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn (TNHH), có tƣ cách pháp nhân theo pháp luật nƣớc nhận đầu
tƣ. Đây là hình thức đầu tƣ đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sử dụng nhiều
nhất trong thời gian qua, chiếm 65% trong tổng ba hình thức đầu tƣ (trong
đó hình thức hợp tác kinh doanh chiếm 17%, doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài chiếm 18%).
Ba là, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign
Cantrerisce):
Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu
của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (tổ chức hoặc cá nhân nƣớc ngoài) do nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài thành lập tại nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, tự quản lý và tự chịu trách
nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài có tƣ cách pháp nhân là một thực
thể pháp lý độc lập, hoạt động theo luật pháp nƣớc sở tại và đƣợc thành lập
dƣới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Ngoài các hình thức kể trên, vốn FDI còn có các hình thức khác nhƣ:
- Đầu tư theo hợp đồng BOT:
Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với
cơ quan có thẩm quyền của nƣớc chủ nhà để đầu tƣ xây dựng công trình kết
cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh
doanh trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý,
sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nƣớc chủ nhà.
Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây
dựng chuyển giao BT, đƣợc hình thành tƣơng tự nhƣ hợp đồng BOT nhƣng
có điểm khác là:
+ Đối với hợp đồng BTO, sau khi xây dựng xong công trình, nhà
ĐTNN chuyển giao lại cho nƣớc chủ nhà và đƣợc chính phủ nƣớc chủ nhà
dành cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một
thời gian đủ để hoàn lại toàn bộ vốn đầu tƣ và có lợi nhuận thỏa đáng về
công trình đã xây dựng và chuyển giao.
+ Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình, nhà
ĐTNN chuyển giao lại cho nƣớc chủ nhà và đƣợc chính phủ nƣớc chủ nhà
thanh toán bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó, tƣơng xứng với vốn đầu tƣ đã
bỏ ra và một tỉ lệ lợi nhuận hợp lí.
Doanh nghiệp đƣợc thành lập thực hiện hợp đồng BOT, BTO, BT
mặc dù hợp đồng dƣới hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh
nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài nhƣng đối tác cùng thực hiện hợp đồng là các
cơ quan quản lí nhà nƣớc ở nƣớc sở tại. Lĩnh vực hợp đồng hẹp hơn các
doanh nghiệp FDI khác, chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ
tầng; đƣợc hƣởng các ƣu đãi đầu tƣ cao hơn sơ với các hình thức đầu tƣ
khác và điểm đặc biệt là khi hết hạn hoạt động, phải chuyển giao không bồi
hoàn công trình cơ sở hạn tầng đã đƣợc xây dựng và khai thác cho nƣớc sở
tại.
- Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company):
Holding company là một trong những mô hình tổ chức quản lí đƣợc
thừa nhận rộng rãi ở hầu hết các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển.
Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức
đủ để kiểm soát hoạt động quản lí và điều hành công ty đó thông qua việc
gây ảnh hƣởng hoặc lựa chọn thành viên hợp đồng quản trị.

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét