Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Vấn đề gìn giữ và phát huy trong trang phục truyền thống của người mường ở hòa bình hiện nay

Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: Lê Thị Minh Thảo con người với con người. Như vậy, con người là tác giả sáng tạo ra văn hóa và mang các giá trị văn hóa truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác và trong quá trình đó có sự giao lưu, ảnh hưởng của các nền văn hóa các dân tộc. Định nghĩa của UNESCO về “văn hóa” : “Văn hóa” được đặc trưng bởi diện mạo và tinh thần, vật chất, trí lực, tình cảm…khắc họa nên bản sắc của một quốc gia, cộng đồng, gia đình, làng xóm, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật văn chương mà còn là cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống tín ngưỡng. Còn ở Việt Nam cũng có rất nhiều định nghĩa về văn hóa. Theo Giáo sư Đào Duy Anh: “Văn hóa” là sinh hoạt, vì văn hóa là sinh hoạt nền văn hóa của mỗi dân tộc khác nhau, do điều kiện tự nhiên, tính chất địa lý, điều kiện kinh tế xã hội quy định mà còn có nền văn hóa riêng của mỗi dân tộc. Theo Giáo sư Phan Ngọc: “Không có gì gọi là văn hóa cả, mà ngược lại bất kì mặt gì cũng có mặt văn hóa, văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới tồn tại…” [22, tr.22]. Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [22, tr.22]. Theo nghĩa rộng: “Văn hóa Việt Nam” là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Theo nghĩa hẹp: “Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội”; “Văn hóa là hệ thống các giá trị, truyền thống, lối sống”; “Văn hóa là năng lực sáng tạo” của một dân tộc; “Văn hóa là bản sắc” của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Vì vậy, có thể nói rằng, văn hóa là một khái niệm mở, là phạm trù rộng lớn phong phú và đa dạng, cá định nghĩa khác nhau về văn hóa đã đưa ra SVTH: Bạch Thị Hà 7 Lớp: K35 - GDCD Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: Lê Thị Minh Thảo không nhằm bài trừ mà bổ sung cho nhau làm cho khái niệm văn hóa ngày càng trở nên đầy đủ và toàn diện hơn. * Bản sắc văn hóa dân tộc: Theo nghĩa triết tự thì “bản” là gốc, “sắc” là màu sắc, nghĩa là màu sắc ban đầu chưa bị pha trộn gọi là bản sắc. Theo Tạp chí Cộng sản, số 13 – 1997, đặc thù là bản sắc riêng biệt của đời sống sinh hoạt xã hội của mỗi cộng đồng, dân tộc, từ cách ăn, mặc, ở, đi lại…cho đến chiều sâu tâm hồn, tư duy và lối ứng xử. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp nên trong lịch sử đấu tranh hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng mang tính bền vững, trường tồn. “Văn hóa” và “Dân tộc” là hai phạm trù khác nhau nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau về văn hóa, có bản sắc riêng của dân tộc mình. Vì vậy, “đánh mất bản sắc là đánh mất dân tộc” [16, tr. 8]. Dân tộc Mường ở Hòa Bình là một trong 54 dân tộc anh em ở Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm sinh sống, đấu tranh thì những nét văn hóa dần được hình thành và phát triển. Ngoài những nét chung của cộng đồng Việt Nam, cộng đồng dân tộc Mường còn mang những nét đặc thù riêng của mình. Bản sắc văn hóa Mường là những nét văn hóa vật chất và tinh thần được truyền từ đời này qua đời khác và trở thành phong tục, tập quán ăn sâu vào trong tiềm thức, lối sống của người dân đất mường với những đặc trưng nổi bật như: “Cơm đồ, nhà gác (nhà sàn), nước vác, lợn thui”. Trong đó có trang phục, một trong những nét văn hóa đặc trưng để phân biệt dân tộc Mường với các dân tộc khác ở Việt Nam. * Trang phục: SVTH: Bạch Thị Hà 8 Lớp: K35 - GDCD Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: Lê Thị Minh Thảo Theo cách hiểu đơn giản nhất, trang phục hay y phục là những đồ để mặc như quần, áo, váy,… Ngoài ra, trang phục con có những phụ kiện kèm theo như: giầy, dép, mũ nón, thắt lưng, găng tay, đồ trang sức… Chức năng cơ bản nhất của trang phục là bảo vệ than thể. Tiếp đó, trang phục trang phục cũng có chức năng thẩm mỹ, làm đẹp cho con người. Trang phục có thể chia thành nhiều loại: Trang phục dân tộc, trang phục thể thao, trang phục tôn giáo, trang phục lễ hội, trang phục sân khấu, trang phục trẻ em, trang phục Quân đội (Trang phục Quân đội Nhân dân Việt Nam,...), trang phục Công An... Trang phục là một trong những giá trị văn hóa giúp ta dễ dàng phân biệt sắc thái giữa các vùng miền trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. “Người Mường có những đặc trưng riêng hết sức nổi bật về tạo hình và phong cách thẩm mỹ trên trang phục dân tộc. Đó là những hoa văn trên mặt trống đồng, tượng đồng, đồ gốm thời Hùng Vương chỉ cho ta thấy nhiều điều về văn hóa trang phục thời dựng nước” [5, tr. 89]. Chính điều đó đã tạo nên cho phụ nữ Mường nét duyên dáng, niềm tự hào khi khoác trên mình trang phục truyền thống. Mấy ngàn năm qua, các trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam vẫn giữ được cốt cách và dấu ấn xa xưa nhưng cũng đã có những biến đổi không ngừng. “Đó là sự hình thành và phát triển của nghề trồng bông kéo sợi, dệt vải, nhuộm vải, nuôi tằm, ươm tơ, kéo kén, dệt lụa. Bước phát triển nghề này đã đưa nghề tầm tang canh gửi bỏ xa hoàn toàn sự lệ thuộc vào thiên nhiên con người săn bắt hái lượm, sử dụng vỏ cây, lá cây, lông chim, da thú làm chất liệu mặc để che thân” [11, tr. 76]. Từ thế kỉ XX đến nay, diện mạo trang phục các dân tộc Việt Nam về cơ bản được khẳng định, từng bước hoàn chỉnh hơn vào giai đoạn cách tân, biến đổi. Việt Nam hội tụ được các giá trị văn hóa trang phục Đông – Tây, tiếp thu có chọn lọc những yếu tố phù hợp làm giàu đẹp và phong phú thêm văn hóa trang phục của đất nước mình, dân tộc mình. Ngành thời trang ra đời và liên tiếp có các cuộc thi trình diễn trang phục dân tộc bổ ích, hấp dẫn, tôn vinh, bản sắc văn hóa mặc Việt Nam. SVTH: Bạch Thị Hà 9 Lớp: K35 - GDCD Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: Lê Thị Minh Thảo 1.2.2. Những nét khái quát về Hòa Bình Hoà Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ khu vực Tây Bắc của Tổ quốc, với diện tích tự nhiên 4.600 km2; dân số trên 85 vạn người; có 06 dân tộc chính là: Mường, Kinh, Thái, Tày, Mông, Dao. Trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 63% tổng số dân. Là tỉnh có vị trí chiến lược, nhiều công trình kinh tế, quốc phòng quan trọng, có Quốc lộ 6, 12, 15, đường Hồ Chí Minh đi qua và đường thuỷ nội địa như sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi,… thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng phụ cận [6, tr.101]. Tỉnh Hoà Bình có 10 huyện, 01 thành phố tỉnh lỵ, 210 xã, phường, thị trấn. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh có truyền thống yêu quê hương đất nước, đoàn kết, thân thiện, và anh hùng, dũng cảm trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng và phát triển quê hương. Hoà Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23 độ C. Hệ thống sông ngòi được phân bố tương đối đồng đều với các sông lớn là sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, với các loại hình chủ yếu như: tài nguyên đất; tài nguyên rừng phong phú, động, thực vật đa dạng về số lượng loài: Gấu , lợn rừng, khỉ, nai rừng…, có các khu bảo tồn thiên nhiên…; tài nguyên khoáng sản phong phú với trữ lượng khá lớn: Đất sét, dá vôi, đá granit, than…rải rác ở các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Lạc Sơn…; Tỉnh Hòa Bình có nhiều điểm du lịch hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc: Suối nước khoáng Kim Bôi, Động Tiên ở Lạc Thủy, các khu bảo tồn thiên nhiên, thủy điện Hòa Bình, bản làng văn hóa truyền thống các dân tộc trong tỉnh như bản Giang Mỗ dân tộc Mường huyện Kỳ Sơn, bản Lác, bản Văn dân tộc Thái huyện Mai Châu, Xóng Dướng dân tộc Dao huyện Ðà Bắc...; khu du lịch Suối Ngọc-Vua bà huyện Lương Sơn và nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, kiến trúc, ngành nghề truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán, nghệ SVTH: Bạch Thị Hà 10 Lớp: K35 - GDCD Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: Lê Thị Minh Thảo thuật dân gian của nhiều dân tộc trong tỉnh phong phú, đa dạng, độc đáo là những sản phẩm của nền "Văn hóa Hòa Bình". “Hoà Bình là cái nôi của văn hóa Việt - Mường cổ, là một trong số ít vùng đất có nền văn hoá lâu đời ở Việt Nam, vùng đất ẩn chứa nhiều nét văn hoá, những tập quán đặc sắc của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghiên cứu, tìm hiểu. Đây là cơ sở để bảo tồn, xây dựng và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Du lịch văn hoá được xác định là hướng phát triển của địa phương” [1, tr. 12]. Vì vậy, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Hoà Bình đã đưa ra được báo cáo kết quả 15 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 1.1.3. Đôi nét về người Mường ở Hòa Bình. Nằm trong nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, người Mường có cùng nguồn gốc với người Việt, họ cư trú lâu đời ở các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ, Sơn La…trong đó, người Mường ở Hòa Bình chiếm đến 80% dân số toàn tỉnh, người Mường ở Hòa Bình vẫn luôn giữ được những nét văn hóa độc đáo mang dấu ấn của người Việt cổ từ trong nếp ăn, nếp ở và cả trong sinh hoạt. Vậy nên, văn hóa của người Mường trở thành nền văn hóa chủ thể tiêu biểu nhất khi nhắc đến văn hóa tỉnh Hòa Bình [18, tr. 56]. Từ xa xưa, Hòa Bình được gọi là tỉnh Mường với nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động. Bốn vùng mường nay hợp thành xứ mường với những giá trị văn hóa truyền thống, độc đáo tiêu biểu cho văn hóa người Mường ở Việt Nam. Đó là những nét đặc trưng từ trong kết cấu nhà ở, trong cách ăn, cách mặc hay như sinh hoạt, lễ hội. Người Mường sinh hoạt chủ yếu trong nhà sàn. Món ăn rất giản dị và độc đáo, mang đậm chất tự nhiên. Song song với văn hóa ăn là cách ăn mặc của người Mường, dệt vải thổ cẩm với những hoa văn cầu kì, thể hiện cho thế giới quan và quan niệm thẩm mỹ của người Mường với nhiều loại hoa văn độc đáo, thể hiện rõ nhất trên cạp váy. SVTH: Bạch Thị Hà 11 Lớp: K35 - GDCD Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: Lê Thị Minh Thảo Người Mường còn có tên gọi Mol, Mual, Moi. Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường. Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ nghệ khá tinh xảo. Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú, có các thể loại: thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ, hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi... Chính những điều kiện trên, đặc điểm trên đã làm cho xứ Mường Hòa Bình có những nét đặc trưng nổi bật mà các dân tộc khác ít có được, trở thành một vùng đất với những phong tục tập quán cũng như nền văn hóa riêng in đậm trên vùng đất “Hoa hậu xứ Mường” này, tiêu biểu hơn cả làbộ trang phục truyền thống của người Mường Hòa Bình – váy Mường (wặl). 1.2. Những nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người Mường ở Hòa Bình 1.2.1. Quá trình làm trang phục * Nguồn nguyên liệu sử dụng: “Người Mường, đàn ông và đàn bà đều sử dụng lụa và vải bông để may quần áo. Nếu như, đối với đàn bà, phần lớn vải vẫn còn do người địa phương làm ra, thì hầu như tất cả những vải may quần áo cho đàn ông đều được mua ở các nơi khác về” [14, tr. 102]. Tuy vậy, người Mường vẫn trồng bông, nuôi tằm và trong nhiều làng, đàn bà vẫn còn dệt hai thứ đó, song với số lượng khá ít không đủ để cung cấp cho nhu cầu của họ. Mặc dù có từ lâu đời, ngành dệt vải của họ từ trước đến nay vẫn chỉ là một ngành công nghệ trong gia đình. Tình trạng mỗi năm một suy sụp của nghề đó buộc họ phải mua ngày một nhiều hơn số vải dệt bằng máy, và vẫn tiếp tục tiếp tế cho họ kén, lụa mộc và sợi bông. Loại vải sợi bông dệt được mua để mộc, hoặc đã nhuộm củ nâu, nhuộm củ nâu hơi sẫm đỏ. Củ nâu kết hợp với những chất khác, cũng cho mầu đen hơi hung hung, tuỳ theo sự pha trộn. Một phần nhỏ số vải mua về để trắng hoặc để mộc, song họ đem nhuộm một số lớn hơn theo màu vàng nghệ. Ngành nhuộm SVTH: Bạch Thị Hà 12 Lớp: K35 - GDCD

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét