
Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016
Tìm hiểu thực trạng nhận thức của các giáo viên mầm non khu vực đông anh hà nội về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Theo Từ điển Tiếng Việt( Viện ngôn ngữ học- Trung tâm từ điển họcNhà xuất bản giáo dục, 1994 trang 394). Giáo dục là hoạt động một cách có
hệ thống đến sự phát triển tinh thần thể chất của đối tượng nào đó làm cho đối
tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đã đề ra.
Giáo dục trước hết là sự tác động của những nhân cách này đến những
nhân cách khác, tác động của nhà giáo dục đến người được giáo dục cũng như
của những người được giáo dục với nhau. Quá trình giáo dục được hiểu là
một quá trình hoạt động phối hợp tương tác giữa người giáo dục và người
được giáo dục được tổ chức một cách khoa học có hệ thống có mục đích có kế
hoạch. Dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục người được giáo dục tính tự giác,
tích cực và tự lực nắm vững hệ thống quan điểm, niềm tin, thái độ và hình
thành hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đồng thời chiếm lĩnh
những kinh nghiệm của xã hội loài người.
1.3 Khái niệm gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, là nhóm xã hội đầu tiên của mỗi cá nhân.
Gia đình là cái nôi chắp cánh cho những ước mơ bay cao bay xa. Có rất nhiều
định nghĩa khác nhau về gia đình:
Theo GS. TS. Bruce J.Cohen và GS. TS Jerri L. Orbuch Đại học
Michigan Hoa Kỳ trong “Xã hội học nhập môn” thì:“Gia đình là một hệ thống
của những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ
nhận nuôi( con nuôi, cha mẹ nuôi,...)”.
Theo từ Thanh Hán:“Gia đình là một loại hình tổ chức xã hội lấy quan
hệ hôn nhân làm nền tảng, lấy quan hệ huyết thống và quan hệ thu lợi làm cầu
nối”.
Như vậy có thể hiểu gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên
trong nhóm có quan hệ gắn bó với nhau qua hôn nhân, huyết thống, tâm sinh
Trần Hương Thảo
11
K34- GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
lí, có chung các giá trị vật chất, tinh thần tương đối ổn định trong các giai
đoạn phát triển lịch sử xã hội.
1.4 Khái niệm giáo dục gia đình
Giáo dục có thể được hiểu là tất cả những tác động ảnh hưởng của gia
đình đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người mà trước hết
chính là đứa trẻ. Nhân cách trẻ không thể phát triển một cách đầy đủ và vững
bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi gia đình là
một xã hội thu nhỏ- một nhóm xã hội mà ở đó tồn tại một lối sống với các
mối quan hệ đối xử giữa các thành viên trong gia đình. Các mối quan hệ đó
phát triển theo chiều sâu của sự gắn bó và cùng với tình yêu sẽ càng nảy nở
tình yêu thương và lòng nhân ái. Gia đình là thể chế đầu tiên, quan trọng nhất
in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em
chưa có ý thức rõ về điều đó. Thông qua nền giáo dục gia đình mà mỗi trẻ em
học được các giá trị xã hội, biết tự điều chỉnh trong các mối quan hệ xã hội,
những mầm mống ban đầu của nhân cách, những suy nghĩ, hiểu biết về cuộc
sống đều được hình thành ngay trong cuộc sống gia đình.
1.5 Vai trò của giáo dục gia đình
Gia đình là môi trường đầu tiên trong quá trình hình thành và phát triển
nhân cách của trẻ. Nhân cách của trẻ không thể hình thành và phát triển đầy
đủ nếu không có một môi trường gia đình tốt. Trong gia đình trẻ được hưởng
tình yêu thương của ông bà, bố mẹ, anh chị em và những người thân. Trong
môi trường gia đình trẻ học làm người một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. Trong
gia đình trẻ được nuôi dưỡng và dạy dỗ theo một phương thức đặc biệt đó
chính là phương thức giáo dục gia đình. Đứa trẻ lớn lên bên cạnh cha mẹ, bên
cạnh những người thân yêu ruột thịt qua đó trẻ được học ăn, học nói, học gói,
học mở.
Trần Hương Thảo
12
K34- GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Gia đình và trẻ có sự gắn bó chặt chẽ giúp trẻ tạo lập các mối quan hệ
xã hội cơ bản, giáo dục cho trẻ những bài học làm người đầu tiên và là nền
tảng phát triển nhân cách cho trẻ từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời.
Giáo dục gia đình có tác động mạnh mẽ, có ý nghĩa sâu sắc đối với trẻ.
L.N. Tônxtoi đã từng nói “Tất cả những gì mà đứa trẻ sẽ có sau này khi trở
thành người lớn đều thu nhận được trong thời thơ ấu. Trong quãng đời còn lại
những cái mà nó thu nhận được chỉ chiếm một phần trăm những cái đó mà
thôi”.
Giáo dục trẻ trong gia đình chỉ đạt hiệu quả tốt nhất khi gia đình hiểu
được tầm quan trọng của việc giáo dục cho trẻ và các giáo viên mầm non
cũng nhận thức được vai trò to lớn của việc giáo dục gia đình cho trẻ mầm
non.
1.6 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ mầm non
1.6.1 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ ấu nhi
Thời kì trẻ ấu nhi là thời kì: “phát cảm tri giác”, “phát cảm ngôn ngữ”,
đang hình thành và phát triển mạnh các đặc trưng xã hội của con người. Khi
bước vào tuổi ấu nhi, mối quan hệ giữa trẻ với thế giới đồ vật được thay đổi
đáng kể. Đồ vật lúc này đối với trẻ không chỉ là cái để nghịch, để chơi mà còn
chứa đựng trong đó một chức năng nhất định và một phương thức sử dụng
tương ứng. Trẻ hài nhi có thể làm bất cứ hành động nào mà trẻ biết được để
tác động vào một đồ vật, còn trẻ ấu nhi sau khi biết hành động đúng với chức
năng của một đồ vật nào đó trẻ cũng có thể hành động biến báo đi theo ý thích
của mình. Trong khi lĩnh hội những hành động sử dụng các đồ vật sinh hoạt
hàng ngày thì đồng thời trẻ cũng lĩnh hội được những qui tắc hành vi trong xã
hội.
Khi gặp một đồ vật lạ trẻ không chỉ muốn biết “đây là cái gì?” mà còn
muốn biết “có thể làm gì với cái này?”. Nếu được sự hướng dẫn thường
Trần Hương Thảo
13
K34- GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
xuyên của người lớn trẻ sẽ nhanh chóng nắm được các phương thức hành
động với đồ vật theo kiểu người. Lúc này trẻ luôn luôn tìm hiểu khám phá để
xem cần phải hành động với các đồ vật xung quanh như thế nào. Do đó khi
gặp một đồ vật bất kì nào trẻ cũng muốn hành động với nó. Đó là những hành
vi tích cực giúp cho sự phát triển tâm lí của trẻ.
1.6.2 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 3- 4 tuổi
Trẻ 3- 4 tuổi có sự phát triển rõ rệt về mặt tâm lí. Đó là sự thay thế hoạt
động với đồ vật bằng hoạt động vui chơi. Chính trong hoạt động vui chơi mà
chủ đạo là trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ được thỏa mãn mọi nhu cầu
muốn được sống và làm việc theo người lớn. Và trò chơi đóng vai theo chủ đề
cũng giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là tính độc lập đang phát
triển mạnh, muốn tự mình làm được tất cả mọi việc như người lớn, và một
bên là khả năng của trẻ còn quá non nớt không thể làm nổi những việc đó.
Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề mà ở trẻ hình thành và phát
triển những phẩm chất tốt làm nền tảng cho đạo đức và nhân cách của trẻ. Đó
là ý thức kỉ luật, tinh thần đoàn kết, hợp tác, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè
và giúp đỡ những người xung quanh…trẻ có dịp được thể hiện hành vi, tình
cảm, cảm xúc của mình qua việc đóng các vai khác nhau trong trò chơi. Trò
chơi đóng vai theo chủ đề không chỉ có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển
trí tưởng tượng của trẻ mà còn có tác động rất mạnh đến sự phát triển đời
sống tình cảm của trẻ. Mối quan hệ giữa người với người được phản ánh
trong trò chơi, những rung động, thái độ buồn rầu, vui vẻ được gợi lên ở trẻ.
Chơi là trường học của cuộc sống. Trò chơi có một ý nghĩa quan trọng
đối với trẻ. Đứa trẻ thể hiện như thế nào trong trò chơi thì sau này nó cũng thể
hiện như thế trong công việc. Vì vậy một nhà hoạt động trong tương lai trước
tiên phải được giáo dục trong trò chơi.
Trần Hương Thảo
14
K34- GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
1.6.3 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 4- 5 tuổi
Đến tuổi mẫu giáo nhỡ, hoạt động vui chơi của trẻ mới mang đầy đủ ý
nghĩa và có thể nói đã phát triển đến mức hoàn thiện. Xã hội trẻ em được hình
thành, mối quan hệ giữa Người với Người được phản ánh rõ nét trong trò
chơi. Việc chơi trong trong nhóm bạn bè là một nhu cầu bức thiết đối với trẻ.
Nếu không có bạn bè cùng chơi trẻ sẽ đau khổ và buồn bã. Điều này có ý
nghĩa rất lớn trong việc hình thành nhân cách mà nếu người lớn không thấy
được nhu cầu đó của trẻ, tạo điều kiện cho chúng chơi thì sẽ là một sai lầm
trong giáo dục. Tính a dua sẽ trở thành một tật xấu trong nhân cách của trẻ
nếu như người lớn không kịp thời hướng dẫn cho trẻ biết nhận xét một cách
độc lập về các sự kiện xảy ra xung quanh trẻ.
Ở trẻ mẫu giáo nhỡ thì đời sống tình cảm đã có bước chuyển biến mạnh
mẽ. Nhu cầu được yêu thương của trẻ rất lớn, trẻ luôn thèm khát sự yêu
thương của mọi người. Đồng thời trẻ cũng rất lo lắng trước thái độ lạnh nhạt
của mọi người xung quanh. Đáng lưu ý hơn là sự bộc lộ tình cảm mạnh mẽ
của trẻ với những người xung quanh mà trước hết là với ông bà, cha mẹ. Trẻ
rất thích quan tâm đến bạn bè trong nhóm và các em nhỏ. Tình cảm của trẻ
còn được biểu lộ với cả động vật, cỏ cây, đồ chơi,…Trẻ có rung cảm với cái
đẹp trong tự nhiên, kích thích trẻ làm những điều tốt mang lại nềm vui cho
mọi người. Các loại tình cảm bậc cao như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức
tình cảm thẩm mĩ đều ở vào thời điểm phát triển nhất, đặc biệt là tình cảm
thẩm mĩ. Trẻ dễ sung sướng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tưởng chừng như đơn
giản trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật như khi nhìn thấy
một cánh hoa tươi thắm, một cánh bướm sặc sỡ hay khi nghe một câu thơ
giàu vần điệu. Đây là thời điểm thuận lợi cho việc giáo dục thẩm mĩ, và chính
Trần Hương Thảo
15
K34- GDMN
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
việc giáo dục thẩm mĩ lại có khả năng mang lại hiệu quả to lớn đối với sự
phát triển toàn diện nhân cách của trẻ và nhất là giáo dục đạo đức.
1.6.4 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 5- 6 tuổi
Trẻ 5- 6 tuổi là lứa tuổi chuẩn bị bước vào trường phổ thông. Giai đoạn
này những cấu tạo tâm lí trong độ tuổi mẫu giáo nhỡ vẫn tiếp tục phát triển
mạnh. Với sự giáo dục của người lớn, những chức năng tâm lí đó sẽ được
hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt động tâm lí. Trẻ sử dụng thành thạo
tiến mẹ đẻ, nhưng vẫn còn nhiều trẻ nói ngọng, phát âm chưa đúng, dùng từ
sai. Chủ yếu là do trẻ học lỏm hay bắt chước từ người lớn. Do đó ở gia đình
hay ở lớp mẫu giáo cần coi trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Trẻ cũng bắt đầu ý thức về giới tính của mình. Trẻ không chỉ nhận ra
mình là trai hay là gái mà còn biết rõ mình là trai hay là gái thì hành vi phải
thể hiện như thế nào cho phù hợp với giới tính. Chẳng hạn con trai thì thích
đóng vai chú bộ đội, chú cảnh sát còn các bạn gái thì thích đóng vai cô giáo,
người bán hàng,…Những nhận xét đánh giá của trẻ bắt đầu mang sắc thái giới
tính. Trẻ thường nói: “Con trai không được khóc”, hay: “Con gái không được
đánh nhau”. Trẻ bắt đầu nhận biết mình là người như thế nào có những đặc
điểm gì.
Trẻ bắt đầu đánh giá người khác nhưng bị xúc cảm, tình cảm chi phối
mạnh. Trẻ biết điều khiển hành vi của mình theo mục đích đã định. Sự tập
trung, tính bền vững của chú ý tăng lên, nhu cầu nhận thức của trẻ mạnh. Hoạt
động vui chơi không thỏa mãn nhu cầu này của trẻ nên trẻ phải tìm đến một
hoạt động mới đó là hoạt động học tập. Vì vậy việc chuẩn bị sẵn sàng về mặt
tâm lí cho trẻ lên lớp một là một việc rất quan trọng.
Trần Hương Thảo
16
K34- GDMN

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét