
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016
Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sự khéo léo cho học sinh khối 10 trường THPT mỹ hào hưng yên
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi THPT
1.1.1. Đặc điểm tâm lí
* Đặc điểm tâm lí chung
Về mặt tâm lí các em thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để cho
mọi người tôn trọng mình, đã có một trình độ nhất định, có khả năng phân
tích tổng hợp, muốn hiểu biết, có hoài bão nhưng còn nhiều nhược điểm và
thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống. Tuổi này, chủ yếu là tuổi hình thành thế
giới quan, tự ý thức và hướng tới tương lai, là tuổi đầy nhu cầu sáng tạo, nảy
nở những tình cảm mới. Đó cũng là tuổi có những ước mơ độc đáo và mong
cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
* Đặc điểm tâm lí học tập
Hoạt động học tập của học sinh THPT đòi hỏi tính năng động, tính độc
lập ở mức độ cao hơn nhiều so với học sinh THCS. Đồng thời cũng đòi hỏi
phát triển tư duy lí luận để nắm vững nội dung một cách sâu sắc.
Ở lứa tuổi này các em đã biết cách ghi nhớ có hệ thống, đảm bảo tính
tư duy lô gic, tính chặt chẽ, hiểu được vấn đề cần học tập. Do đặc điểm của trí
nhớ đối với lứa tuổi học sinh THPT khá tốt nên giáo viên có thể sử dụng
phương pháp trực quan, kết hợp giảng giải sâu sắc các chi tiết, kĩ thuật động
tác, giúp các em hiểu được vai trò, ý nghĩa của GDTC để các em có thể tự tập
luyện một cách độc lập trong thời gian nhàn rỗi.
Các phẩm chất ý chí rõ ràng hơn và mãnh mẽ hơn các lứa tuổi trước
đó. Các em có thể hoàn thành những bài tập khó và đòi hỏi sự cố gắng lớn
trong tập luyện.
5
1.1.2. Đặc điểm sinh lí
* Hệ thần kinh: Được tiếp tục phát triển đi đến mức hoàn thiện, khả
năng tư duy, khả năng phân tích trừu tượng hoá phát triển tạo thuận lợi cho
việc hình thành nhanh chóng phản xạ có điều kiện. Đây là đặc điểm thuận lợi
để các em nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật động tác. Tuy nhiên
một số bài tập mang tính đơn điệu, không hấp dẫn cũng làm cho các em
chóng mệt mỏi. Cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện một cách phong phú,
đặc biệt tăng cường các hình thức thi đấu, trò chơi để gây hứng thú, tạo điều
kiện hoàn thành tốt các bài tập chính, nhất là các bài tập về sự khéo léo.
Ngoài ra do sự hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, hưng phấn và
ức chế không cân bằng đã ảnh hưởng đến hoạt động thể lực. Đặc biệt là các
em nữ, tính nhịp điệu giảm sút nhanh chóng, khả năng chịu đựng lượng vận
động yếu. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng trò chơi thích hợp và thường xuyên
quan sát phản ứng cơ thể của học sinh để có biện pháp giải quyết kịp thời.
* Hệ vận động: Hệ xương phát triển mạnh ở nam, ở nữ bắt đầu giảm
tốc độ phát triển. Mỗi năm, nữ cao thêm 0,5 đến 1cm. Tập luyện TDTT một
cách liên tục làm cho xương khỏe mạnh hơn. Ở lứa tuổi học sinh THPT, các
xương nhỏ như xương tay, xương bàn tay hầu như đã hoàn thiện nên các em
có thể tập một số động tác trèo, chống, mang vác nặng mà không làm tổn hại
hoặc không tạo sự phát triển lệch lạc của cơ thể. Cột sống đã ổn định hình
dáng nhưng vẫn chưa được hoàn thiện, vẫn có thể cong vẹo nên việc tiếp tục
bồi dưỡng tư thế chính xác thông qua các hệ thống bài tập như đi, chạy nhảy,
thể dục nhịp điệu, thể dục cơ bản cho các em là rất cần thiết và không thể xem
nhẹ. Riêng đối với các em nữ, xương xốp hơn các em nam, ống tuỷ rỗng hơn,
chiều dài ngắn hơn, bắp thịt nhỏ hơn và yếu hơn, nên xương của nữ không
khỏe bằng nam. Đặc biệt, xương chậu của nữ to hơn và yếu hơn. Vì thế, trong
GDTC không thể sử dụng các bài tập có khối lượng vận động, cường độ vận
động như nam và phải có sự phù hợp đặc điểm giới tính.
6
* Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên sự co cơ vẫn
tương đối yếu. Các cơ bắp lớn phát triển tương đối nhanh (cơ đùi, cơ cánh
tay) còn các cơ nhỏ, cơ bàn tay phát triển chậm hơn. Các cơ co phát triển sớn
hơn các cơ duỗi, các cơ duỗi của nữ lại càng yếu. Đặc biệt, tuổi 16 các tổ
chức mỡ dưới da phát triển nhanh - mạnh. Nói chung, cuối thời kỳ học sinh
THCS và đầu thời kỳ học sinh THPT thường nữ 13 đến 15 tuổi là thời kỳ cơ
bắp phát triển mạnh nhất, đối với nam lực cơ phát triển mạnh nhất ở tuổi 16
Do những đặc điểm kể trên nên các trò chơi phải đảm bảo nguyên tắc vừa
sức, đảm bảo cho tất cả các loại cơ to nhỏ đều được phát triển.
* Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn của học sinh THPT đang phát triển và đi
đến hoàn thiện. Buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh, mạch đập của
nam vào khoảng 70 đến 80 nhịp/phút, nữ 75 đến 85 nhịp/phút. Hệ thống điều
hòa vận động mạch phát triển tương đối hoàn chỉnh. Phản ứng của hệ tuần
hoàn trong vận động mạch tương đối phát triển và huyết áp phục hồi nhanh
chóng. Khi sử dụng các trò chơi vận động có khối lượng và cường độ vận
động lớn cần phải thận trọng và thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khỏe của
học sinh, tránh để các em ham chơi quá sức dẫn đến mệt mỏi.
* Hệ hô hấp: Đã phát triển và tương đối hoàn thiện, vòng ngực trung
bình của nam từ 67 đến 72cm, nữ từ 69 đến 74cm, gần bằng tuổi trưởng
thành. Dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng từ lúc 15 tuổi là 2 đến 2,5 lít
đến 16 - 18 tuổi là 3 đến 4 lít. Tần số hô hấp giống như người lớn, 10 đến 20
lần/phút. Tuy nhiên các cơ vẫn còn yếu, nên sự co giãn của lồng ngực nhỏ,
chủ yếu là co giãn cơ hoành, trong tập luyện cần thở sâu và chú ý thở bằng
ngực.
Từ sự nghiên cứu, tìm tòi dựa trên cơ sở lí luận và thực tế, nhận thức
được vai trò to lớn của GDTC, theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
công tác GDTC đối với học sinh, trong quá trình giảng dạy chúng tôi đã lựa
chọn và ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sự khéo léo cho
học sinh khối 10 trường THPT Mỹ Hào, góp phần nâng cao chất lượng công
7
tác GDTC. Các em rất hào hứng, vui chơi, tham gia nhiệt tình, xua tan căng
thẳng, giúp minh mẫn hơn trong những giờ học tiếp theo. Kích thích các em
suy nghĩ, sáng tạo không chỉ trong giờ học thể dục mà cả các giờ học khác,
một phần khắc phục được những nhược điểm như trên mà chúng tôi vừa nêu.
Học sinh thêm yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô gia đình và bạn bè hơn. Các
em hào hứng trong những giờ thể dục. Đó là những giờ được chơi trò chơi
vận động, là những giờ các em được rèn luyện GDTC. Ở đó, các em rèn luyện
được sự nhanh nhẹn, khéo léo... hỗ trợ cho những kỹ năng trong cuộc sống,
các em được giao lưu học hỏi, tình bạn bè, tinh thần đoàn kết được nâng cao,
tích lũy được nhiều hiểu biết từ các trò chơi đem lại, từ các tố chất thể lực,
đến các phẩm chất đạo đức.
Vì vậy trong phạm vi khóa luận này, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu
những trò chơi mang tính chất vận động thể lực và đặc biệt chú ý tới sự phát
triển khả năng khéo léo của học sinh khối 10, từ đó đưa ra một số ứng dụng
có hiệu quả trong công tác GDTC trường THPT Mỹ Hào nói riêng và ở các
trường THPT nói chung.
1.2. Cơ sở lí luận của tố chất khéo léo
1.2.1. Đặc điểm của sự khéo léo
Sự khéo léo (hay còn gọi là năng lực phối hợp vận động) là năng lực
học, hoàn thiện và củng cố một cách nhanh chóng và vững chắc các kĩ thuật
vận động.
Nếu như các năng lực sức nhanh, sức mạnh, sức bền dựa trên cơ sở hệ
thống thích ứng về mặt năng lượng thì sự khéo léo dựa trên cơ sở của hệ
thống thích ứng của các quá trình điều khiển hành động vận động.
Việc xác định năng lực vận động về cơ bản được dựa trên cơ sở lí luận
của tâm lý học hiện đại về khái niệm năng lực và dựa trên cơ sở học thuyết
vận động. Theo các quan điểm này năng lực phối hợp vận động là một phức
hợp các tiền đề của học sinh để thực hiện thắng lợi một hoạt động nhất định.
8
Năng lực này được xác định trước hết thông qua các quá trình điều khiển và
được học sinh hình thành và phát triển trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận
động có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lí và năng lực khác như sức
mạnh, sức nhanh, sức bền...
Căn cứ vào đặc điểm các loại hoạt động thể thao và yêu cầu riêng của
chúng về sự khéo léo, người ta phân thành bảy loại:
Năng lực liên kết vận động là năng lực liên kết các hoạt động của từng
bộ phận cơ thể, các phần của động tác trong mối quan hệ với hoạt động chung
của cơ thể theo mục đích hành động nhất định. Nó thể hiện sự kết hợp các yếu
tố về không gian, thời gian và dùng sức trong quá trình vận động.
Năng lực định hướng là năng lực xác định sự thay đổi tư thế và hoạt động
của cơ thể trong không gian và thời gian: Trên sân thi đấu, trên dụng cụ...
Năng lực thăng bằng là năng lực ổn định trạng thái thăng bằng của cơ
thể (thăng bằng tĩnh) hoặc duy trì và khôi phục nó trong và sau khi thực hiện
động tác (thăng bằng động).
Năng lực nhịp điệu là năng lực nhận biết được sự luân chuyển của các
đặc tính chuyển động trong quá trình một động tác hoặc thể hiện nó trong khi
thực hiện động tác.
Năng lực phản ứng là năng lực dẫn truyền nhanh chóng và thực hiện
các phản ứng vận động một cách hợp lí và thời gian ngắn nhất đối với một tín
hiệu (đơn giản hoặc phức tạp).
Năng lực phân biệt vận động là năng lực thực hiện động tác một cách chính
xác cao và tinh tế từng hoạt động riêng lẻ, từng giai đoạn của quá trình đó.
Năng lực này thể hiện ở sự phân biệt có ý thức và chính xác các thông
số thời gian, không gian và dùng sức trong hoạt động vận động của người tập.
Năng lực thích ứng vận động là năng lực chuyển chương trình hành
động phù hợp với tình huống mới hoặc tiếp tục thực hiện hành động đó theo
9
phương thức khác dựa trên cơ sở tri giác sự thay đổi tình huống hoặc dự đoán
sự thay đổi đó.
Sự phân biệt các năng lực phối hợp riêng lẻ không phải vì chúng độc
lập với nhau mà ngược lại, do chúng có mối quan hệ khăng khít và thống nhất
tạo thành một tập hợp tiền đề cho các hoạt động thể thao khác nhau. Sự phân
biệt rõ đặc điểm của từng năng lực và cơ sở sinh học của chúng tạo điều kiện
thuận lợi để lựa chọn các phương tiện và phương pháp thích hợp nhằm phát
triển các năng lực này một cách hiệu quả.
1.2.2. Ý nghĩa của tố chất khéo léo đối với các em học sinh khi học các môn
thể thao
Sự khéo léo có ý nghĩa đặc biệt với các môn thể thao chứa các đặc
điểm sau:
- Có kĩ thuật và yêu cầu phối hợp vận động phức tạp như thể dục dụng
cụ, thể dục nghệ thuật...
- Đòi hỏi phải học một khối lượng lớn kĩ thuật vận động và phải có vốn
kĩ xảo vận động phong phú: Thể dục dụng cụ, võ, các môn bóng...
Năng lực phối hợp vận động được phát triển tốt sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho việc học và hoàn thiện nhanh chóng các kĩ thuật thể thao. Học sinh có
trình độ phát triển cao về năng lực phối hợp vận động sẽ tiếp thu nhanh chóng
kĩ thuật của các môn thể thao khác. Trong đời sống có thể nhanh chóng tiếp
thu và thực hiện có hiệu quả cao các kĩ năng lao động, sản xuất và chiến đấu.
1.2.3. Phương pháp phát triển sự khéo léo
Việc lựa chọn các phương tiện tập luyện nhằm phát triển sự khéo léo
cần phải tuân theo một số nguyên tắc sau:
- Phương pháp chính là tập luyện, phương tiện chính là các bài tập thể
lực, đòi hỏi có sự phối hợp vận động phức tạp từ thấp đến cao.
Năng lực chỉ phát triển thông qua hoạt động. Do vậy muốn phát
triển sự khéo léo phải thông qua sự tập luyện một cách tích cực, thông qua

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét