
Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016
Nghiên cứu quá trình xây dựng thư viện điện tử tại thư viện tỉnh ninh bình
- Nghiên cứu phát triển TVĐT trong các trường Đại học trên địa bàn
Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Mai, năm 2009.
- Tìm hiểu dự án xây dựng TVĐT ở thư viện Hà Nội, Khóa luận tốt
nghiệp của Trần Thị Minh, năm 2006.
- TVĐT và mô hình thư viện lai trong xu thế hiện đại hóa thư viện hiện
nay, Khóa luận tốt nghiệp của Trần Thị Hoàng Hạnh, năm 2006.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, trong hoạt động thông tin - thư viện
trường Đại học Giao thông vận tải, Luận văn thạc sĩ của Đỗ Tiến Vượng,
năm 2006.
Các công trình trên đề cập đến một số vấn đề như các khái niệm:
TVĐT, tài liệu số, tài liệu điện tử, các yếu tố cấu thành TVĐT, vai trò của
TVĐT, ứng dụng công nhệ thông tin trong thư viện,…
Tuy nhiên trong các công trình nêu trên chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về quá trình xây dựng TVĐT tại
thư viện tỉnh Ninh Bình. Do đề tài này còn khá mới nên tôi đã lựa chọn đề
tài: “Nghiên cứu quá trình xây dựng thư viện điện tử tại Thư viện tỉnh
Ninh Bình”.
7. Cấu trúc của Khóa luận
Ngoài những phần có tính chất trợ giúp người đọc khóa luận như: Mục
lục, Bảng giải thích từ viết tắt, Danh mục các tài liệu tham khảo, Khóa luận
được chia làm 3 phần như sau:
PHẦN MỞ ĐẦU: Nêu lí do chọn đề tài; Mục đích, nhiệm vụ nghiên
cứu đề tài; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Cơ sở phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu; Tình hình nghiên cứu và bố cục của khóa luận.
PHẦN NỘI DUNG: Gồm 3 chương
Chương 1: Khái quát về thư viện tỉnh Ninh Bình
4
Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và quá trình xây
dựng thư viện điện tử tại Thư viện tỉnh Ninh Bình
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng thư viện điện
tử tại Thư viện tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới
5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TỈNH NINH BÌNH
1.1 Vài nét về lịch sử, địa lí, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là vùng đất địa linh nhân kiệt, nằm ở cửa ngõ cực nam miền
Bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Diện tích gần 1.400 km², dân
số: 906.900 người (điều tra dân số năm 2011). Vùng đất Ninh Bình là kinh
đô của Việt Nam thế kỷ X, mảnh đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc
ba triều đại Đinh - Lê - Lí với các dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn,
đánh Chiêm - dẹp Tống và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Với vị trí đặc
biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa, Ninh Bình là tỉnh có tiềm
năng du lịch phong phú và đa dạng và được ví như một Việt Nam thu nhỏ.
Ninh Bình xưa cùng với Thanh Hóa thuộc bộ Quân Ninh, nước Văn
Lang. Qua thời thuộc Hán, Lương, một phần nhỏ thuộc Cửu Chân, phần còn
lại thuộc Giao Chỉ, thời thuộc Đường, bắt đầu hình thành Trường Châu.
Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân lên ngôi
hoàng đế đóng đô tại Hoa Lư và đổi tên gọi Trường Châu thành Trường An.
Năm 1010, Lí Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long, Ninh Bình nằm trong
phủ Trường An, sau đổi là châu Đại Hoàng vào cuối thế kỷ 12. Đời nhà
Trần đổi thành lộ, rồi lại đổi thành trấn Thiên Quan.
Năm 1831, Ninh Bình trở thành một trong số 13 tỉnh ở Bắc Kỳ với 6
huyện Yên Khánh, Nho Quan, Kim Sơn, Gia Khánh, Gia Viễn và Yên Mô,
thuộc Liên khu 3. Ngày 27/12/1975, Ninh Bình hợp nhất với các tỉnh Nam
Định và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh rồi lại tái lập ngày 26/12/1991.
Khi tách ra, tỉnh Ninh Bình có diện tích 1.386,77 km², dân số 787.877
người, gồm 2 thị xã Ninh Bình, Tam Điệp và 5 huyện Kim Sơn, Gia Viễn,
6
Hoa Lư, Tam Điệp, Hoàng Long. Ngày 23/11/1993, huyện Hoàng Long đổi
lại tên cũ là huyện Nho Quan. Ngày 4/7/1994, huyện Tam Điệp đổi lại tên cũ
là huyện Yên Mô và tái lập huyện Yên Khánh từ 10 xã của huyện Tam
Điệp cũ và 9 xã của huyện Kim Sơn.
Về mặt quân sự, hiện nay Ninh Bình là đại bản doanh của Quân đoàn 1
- Binh đoàn Quyết Thắng, là một trong bốn binh đoàn chủ lực của quân đội
nhân dân Việt Nam. Các đơn vị quân đội khác đóng quân trên địa bàn Ninh
Bình gồm có: Lữ đoàn 279, Lữ đoàn 241, Trung đoàn 202 (Phú Lộc, Nho
Quan), Kho J 102, Sư đoàn 350, Viện Quân y 5, Đồn Biên phòng cửa khẩu
cảng Ninh Bình.
Ninh Bình là vùng đất có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của
đất nước, hòa quyện cùng bản sắc văn hóa, tạo cho tỉnh Ninh Bình các thế
mạnh để phát triển du lịch. Tiêu biểu như: Cố đô Hoa Lư, quần thể danh thắng
Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, khu
bảo tồn thiên nhiên Vân Long, nhà thờ Phát Diệm, chùa Bái Đính, ngoài ra còn
có động Mã Tiên, hồ Đồng Chương, núi Non Nước, sông Hoàng Long, núi Kỳ
Lân, chiến khu Quỳnh Lưu, Phòng tuyến Tam Điệp, hồ Đồng Thái, sân golf
Hoàng Gia 54 lỗ hiện đại và lớn nhất Việt Nam,...
Với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, nhân dân Ninh Bình ngoài
sản xuất nông nghiệp là trồng lúa còn phát triển nhiều nghề như làm muối,
khắc đá, thêu, đan cói, thương mại, du lịch,… Nhiều nhà máy, xí nghiệp
được xây dựng trên thành địa bàn tỉnh. Đời sống nhân dân Ninh Bình ngày
càng được cải thiện. Nhân dân Ninh Bình quyết tâm: “xây dựng nền văn hóa
tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
1.2 Giới thiệu về Thư viện tỉnh Ninh Bình
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1976, theo quyết định của Chính phủ, Ninh Bình hợp nhất với Hà
Nam và Nam Định, các thư viện cũng hợp nhất thành một. Sách báo của
7
Ninh Bình chuyển về thư viện thị xã, cán bộ thư viện Ninh Bình chuyển ra
tỉnh mới, Hà Nam Ninh. Địa bàn hoạt động của thư viện tỉnh Hà Nam Ninh
rất rộng, kinh phí không được tăng cường, hoạt động của thư viện gần như
chững lại. Phải mất một thời gian sau thư viện mới đi vào hoạt động nề nếp.
Thư viện được tăng cường cán bộ, chấn chỉnh lại các kho, hoàn chỉnh việc
xử lí tài liệu. Theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 29/10/1980
chuyển thư viện tỉnh lên thư viện khoa học tổng hợp. Thư viện mở thêm
phòng đọc ngoại văn được nhiều bạn đọc hoan nghênh và thường xuyên tới
đọc. Để đẩy mạnh phong trào đọc sách báo, thư viện tổ chức thi đọc sách
nhân dịp kỉ niệm 3 ngày lễ lớn trong năm 1980: “50 năm thành lập Đảng, 35
năm thành lập nước và 90 năm sinh nhật Bác”. Cuộc thi đã thu hút rất nhiều
người dự thi. Năm 1981, thư viện tổ chức cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp mới
thu hút được 31.690 bài dự thi. Để chỉ đạo phong trào đọc sách trong toàn
tỉnh thư viện tỉnh đã tổ chức “Hội thi giới thiệu sách” đây là một hình thức
mới trong hoạt động thư viện. Năm 1988 hội thi giới thiệu sách lần thứ 3
tỉnh Hà Nam Ninh được tổ chức tại thư viện tỉnh đã thành công tốt đẹp. Năm
1990 thư viện tỉnh được xây dựng thêm một tòa nhà 2 tầng tạo ra một kho
sách đẹp. Tổng số sách của thư viện Hà Nam Ninh lên tới 18 vạn bản. Năm
1991 theo quyết định của Chính phủ, Hà Nam Ninh chia thành 2 tỉnh Nam
Hà và Ninh Bình, 1/3 kho sách cùng các trang thiết bị: giá tủ, bàn ghế
chuyển về Ninh Bình (theo số dân).
Năm 1992 Thư viện tỉnh Ninh Bình được thành lập. Khi mới thành lập
thì thư viện chỉ là một kho sách nhỏ, trang thiết bị còn hết sức khiêm tốn,
thiếu nhân lực, trụ sở làm việc chưa được khang trang,... Đến năm 2002
được sự quan tâm của tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao Thông tin nay là Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch, Thư viện tỉnh Ninh Bình đã đi vào hoạt động hiệu
quả hơn, cơ sở vật chất đầy đủ hơn, đội ngũ cán bộ thư viện được nâng cao
hơn cả về số lượng và chất lượng. Năm 2005 tòa nhà mới của thư viện đã
8
hoàn thành với dãy nhà 3 tầng với diện tích sử dụng là 1.800 m² nằm tại
đường Lê Hồng Phong - phường Vân Giang - thành phố Ninh Bình với tổng
mức đầu tư hơn 6 tỉ đồng.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, thư viện không chỉ phục vụ tại
chỗ mà còn góp phần vào việc đẩy mạnh phong trào đọc sách báo trong toàn
tỉnh và từng bước xây dựng hệ thống thư viện từ tỉnh xuống cơ sở.
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của thư viện
Thư viện tỉnh Ninh Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập, là một đơn
vị sự nghiệp văn hóa công lập, trực thuộc sự quản lí của Sở Văn hóa - Thể
thao và Du lịch tỉnh.
Thư viện tỉnh là nơi thu thập, lưu giữ kho tàng tri thức của nhân loại, là
cơ quan văn hóa giáo dục và thông tin khoa học và là cơ sở chủ yếu cho việc
sử dụng sách, báo để nâng cao dân trí cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Là
cơ quan thông tin, tuyên truyền, truyền bá kiến thức từ thế hệ này sang thế
hệ khác.
Thư viện tỉnh là thư viện tàng trữ, tổ chức khai thác và sử dụng sách,
báo lớn nhất trong toàn tỉnh. Vốn tài liệu của thư viện bao gồm sách, báo về
tất cả các bộ môn tri thức, đặc biệt là vốn tài liệu được xuất bản tại địa
phương và nói về địa phương nhằm góp phần vào việc truyền bá, cung cấp
thông tin, phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi
tầng lớp nhân dân, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học,
kĩ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trong thời kì công
nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước.
Thư viện tỉnh Ninh Bình là thư viện tổng hợp nên các loại sách, báo
thuộc các lĩnh vực, bộ môn tri thức không bắt buộc thư viện phải bổ sung
đầy đủ như nhau. Nhưng nhờ chế độ cung cấp ưu tiên và chế độ lưu chiểu
nên Thư viện tỉnh Ninh Bình có khá đầy đủ các loại tài liệu thuộc các môn
9

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét