Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá kết quả học tập môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông mỹ hào, tỉnh hưng yên hiện nay

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận đề ra cho học sinh sau một giai đoạn học tập, các mục tiêu này thể hiện ở từng môn học cụ thể. Đánh giá kết quả học tập là xác định mức độ nắm được kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh so với yêu cầu của chương trình đề ra [22, tr.227]. Yếu tố cốt lõi nhất trong học tập là phát triển, UNESCO khuyến cáo về bốn trụ cột giáo dục của thế kỷ XXI: học để biết, học để làm, học để cùng nhau chung sống, học để thành người. Như vậy, nét bản chất nhất của học tập là sự tiếp nhận kinh nghiệm và giá trị xã hội bằng hoạt động cá nhân trong môi trường xã hội và phát triển kinh nghiệm đó ở chính mình trở thành thành viên của xã hội. Theo lý thuyết của Benjamin Bloom (được thừa nhận ở hầu hết các nền giáo dục hiện nay) thì quá trình và kết quả học tập luôn bao gồm 3 lĩnh vực [2]. Kiến thức: Bao gồm khả năng ghi nhớ, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Các cấp độ cụ thể là: (1) Nhận biết (gồm ghi nhớ, nhận ra và tái hiện). (2) Thông hiểu (thông hiểu, diễn đạt theo ngôn ngữ của mình). (3) Vận dụng (vận dụng vào các tình huống khác nhau và vào thực tiễn). (4) Phân tích (tách các thành tố của một kiến thức). (5) Tổng hợp (khái quát từ nhiều thành tố thành một vấn đề lớn). (6) Đánh giá (xem xét toàn bộ quá trình, đưa ra nhận định tổng quát). Kỹ năng: Bao gồm những khả năng hoạt động chân tay, sự phối hợp cơ bắp với các giác quan để thực hiện những hành động trong học tập, lao động và đời sống, kĩ năng vận dụng kiến thức… Trong nhà trường cần phải rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: Đọc, nghe, nói, viết, lao động chân tay, tư duy… Thái độ: Bao gồm những đáp ứng về mặt tình cảm đối với các vấn đề có liên quan đến cuộc sống con người với những mức độ biểu hiện khác nhau từ hưởng ứng đến thực hiện. Nói tóm lại, học tập là khả năng và thành tựu phát triển có tính chất tích hợp của con người trên nhiều phương diện: nhận thức, tình cảm, vận động thể chất và trí tuệ. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT đối với môn học GDCD cần phải đạt được ở cả 3 lĩnh vực: Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Bởi bộ SVTH: Kiều Thị Liên 11 Lớp: K34B – SP GDCD Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận môn GDCD ở cấp THPT có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và pháp luật cho học sinh ở giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Năm cuối cấp là khi các em tròn 18 tuổi đã thực sự trưởng thành cả về thể chất, tinh thần và ý thức của người công dân. Có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi của mình. 1.3.2. Các dạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông Thứ nhất: Kiểm tra thường xuyên (được giáo viên tiến hành hàng ngày nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động của cả giáo viên và học sinh, thúc đẩy học sinh cố gắng tích cực học tập một cách liên tục, có hệ thống, đồng thời tạo điều kiện để quá trình dạy học chuyển sang bước phát triển cao hơn. Kiểm tra, đánh giá hàng ngày được thực hiện qua quan sát một cách có hệ thống hoạt động học tập của học sinh, qua việc lĩnh hội tri thức mới, ôn tập và củng cố tri thức cũ cũng như vận dụng tri thức vào thực tiễn). Thứ hai: Kiểm tra, đánh giá định kì (thường được thực hiện sau khi học sinh học xong một phần chương trình hoặc sau một kì học để biết được mức độ nắm vững chương trình của học sinh, kiểm tra định kì có tác dụng giúp giáo viên và học sinh nhìn lại kết quả làm việc sau một thời gian nhất định, củng cố và mở rộng những điều đã học, tạo cơ sở để từ đó có định hướng tiếp tục dạy - học sang phần tiếp theo). Thứ ba: Kiểm tra tổng kết (được thực hiện vào cuối mỗi năm học nhằm đánh giá kết quả chung, củng cố và mở rộng toàn bộ những điều đã học từ đầu năm học, đồng thời tạo điều kiện để chuyển sang năm học mới). 1.3.3. Các phương pháp kiểm tra: Phương pháp kiểm tra vấn đáp: Giáo viên tổ chức hoạt động hỏi và đáp giữa giáo viên và học sinh, qua đó thu được thông tin về kết quả học tập của học sinh. Có thể sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết học. Phương pháp này có ưu điểm là giáo viên có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người học. Có thể phát hiện ra những năng lực đặc biệt hoặc những khó khăn của từng cá nhân người học. SVTH: Kiều Thị Liên 12 Lớp: K34B – SP GDCD Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận Tuy nhiên có hạn chế là tốn nhiều thời gian để tiến hành, khó bao quát được toàn bộ chương trình học và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan. Phương pháp kiểm tra viết: Là hình thức kiểm tra phổ biến, được sử dụng đồng thời với nhiều học sinh. Hình thức này có hai dạng tự luận và trắc nghiệm khách quan. * Phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận: Ưu điểm là trong cùng thời gian giáo viên kiểm tra được một số lượng lớn học sinh và cho thông tin tương đối khách quan về kết quả học tập. Nếu câu hỏi được soạn tốt thì có thể tạo điều kiện để học sinh bộc lộ khả năng suy luận, phê phán, đưa ra ý kiến mới. Việc chuẩn bị câu hỏi không mất quá nhiều thời gian. Hạn chế là khó bao quát được nội dung chương trình, chịu ảnh hưởng nhiều ở chủ quan người chấm, tốn nhiều thời gian chấm bài mà độ tin cậy không cao. * Phương pháp trắc nhiệm khách quan: Thường bao gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu được trả lời bằng một từ, một cụm từ hoặc một dấu hiệu đơn giản. Bao gồm các loại (như phân tích sơ đồ đã trình bày) Ưu điểm: Có khả năng đo được các mức độ nhận thức, bao quát được phạm vi kiến thức rộng, ít phụ thuộc vào chủ quan người chấm, tính khách quan và độ tin cậy cao. Nhược điểm: Chuẩn bị câu hỏi khó khăn, mất nhiều thời gian và được sử dụng chủ yếu để kiểm tra kiến thức và kĩ năng của người học. 1.4. Những xu hƣớng mới trong công tác đánh giá 1.4.1. Ý nghĩa của công tác đánh giá Tác động tích cực tới học sinh: Tác động trực tiếp nhất của đánh giá có hệ thống, thường xuyên sẽ kích thích hoạt động học tập, cung cấp cho học sinh những thông tin phản hồi về quá trình học tập, khuyến khích năng lực tự đánh giá. Nếu đánh giá là bài kiểm tra lựa chọn để xác định kiến thức của học sinh về những vấn đề nhất địn, thì học sinh sẽ cố gắng ghi nhớ thông tin. Mặt khác, nếu đánh giá yêu cầu làm các bài tiểu luận mở rộng thì học sinh sẽ học thêm các kiến thức khó hơn và học cách nhớ lại kiến thức chứ không phải là học thuộc lòng kiến thức trong lúc học. SVTH: Kiều Thị Liên 13 Lớp: K34B – SP GDCD Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận Đánh giá có những tác động rõ rệt tới động cơ học của học sinh. Nếu học sinh biết được cách thức đánh giá và tính điểm, thì học sinh tin rằng đánh giá đó sẽ công bằng và cố gắng học hết khả năng. Động cơ học của học sinh sẽ cao hơn nếu yêu cầu đánh giá có liên quan đến kiến thức và mục tiêu học tập dù khó nhưng vẫn có thể làm được và tạo được cơ hội cho học sinh thể hiện khả năng của riêng mình. Cách đánh giá xác thực sẽ thúc đẩy học sinh học tập tích cực hơn. Đánh giá học sinh bằng nhiều loại chứ không chỉ đơn thuần một loại giúp học sinh hạn chế được sự lo lắng. Khi học sinh bớt lo lắng thì sẽ khuyến khích được khả năng khai thác, sáng tạo và đạt kết quả cao trong học tập. Cuối cùng, mối quan hệ giáo viên - học sinh bị ảnh hưởng bởi bản chất của đánh giá. Khi giáo viên tiến hành các đánh giá một cách cẩn thận và cho biết nhận xét, thì mối quan hệ đó được tăng cường. Ngược lại, nếu học sinh có ấn tượng rằng đánh giá không khoa học, không phù hợp với mục đích của khóa học và được xây dựng để gạt họ, hơn nữa lại đưa ra ít ý kiến nhận xét, thì mối quan hệ sẽ bị phai nhạt. Tác động tích cực đối với giáo viên: Cũng giống như học sinh, giáo viên cũng bị tác động bởi bản chất của các đánh giá mà họ giao cho học sinh. Học sinh thì học theo nội dung đánh giá và giáo viên dạy thì dạy để đánh giá. Vì vậy, nếu đánh giá yêu cầu cần nhớ các vấn đề đã học, thì giáo viên sẽ dạy hàng loạt vấn đề, nếu đánh giá yêu cầu lập luận, thì giáo viên xây dựng các bài tập và các vấn đề đã trải qua yêu cầu học sinh suy nghĩ. Lúc này cần xác định mức độ đẩy mạnh và khuyến khích việc giảng dạy của giáo viên là giáo viên muốn học sinh học những gì? Thường phải có sự cân bằng giữa thời gian giảng dạy và thời gian đánh giá. Nếu đánh giá của giáo viên đòi hỏi phải có một thời gian tương đối lâu để chuẩn bị, tiến hành và tổng kết, thì thời gian giảng dạy sẽ bị thu hẹp lại. Mục tiêu của đánh giá có chất lượng là giúp thu được các thông tin xác thực hơn để đưa ra các quyết định đối với học sinh. Liệu đánh giá có giúp giáo viên có được suy xét mang giá trị hơn không hay lại gây trở ngại cho giáo viên khi đánh giá học sinh? Và khi có kết quả đánh giá rồi liệu giáo viên có phân loại học sinh một cách hợp lí được hay không? Tác động tích cực đối với cán bộ quản lý giáo dục: Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cung cấp những thông tin cơ bản về thực trạng dạy học trong SVTH: Kiều Thị Liên 14 Lớp: K34B – SP GDCD Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận một cơ sở, đơn vị giáo dục để có thể chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những lệch lạc, khuyến khích hỗ trợ những sáng kiến, bảo đảm tốt mục tiêu giáo dục. Như vậy việc đánh giá kết quả học tập của học sinh có ý nghĩa nhiều mặt: Nhằm nhận định thực trạng, định hướng và điều chỉnh hoạt động của học trò đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và định hướng hoạt động dạy của thầy. 1.4.1. Những xu hướng mới trong công tác đánh giá hiện nay Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu của quá trình dạy và học, là một trong những chức năng quan trọng điều hành quá trình dạy học, nó có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đối với giáo dục, đánh giá là một nhiệm vụ mà tầm quan trọng của nó ngày càng được nhận thức rõ hơn. Hơn nữa, một số xu hướng đánh giá truyền thống đã không tạo động lực và thúc đẩy quá trình học tập của học sinh. Bởi lẽ trước kia đánh giá chỉ nhấn mạnh về kết quả, các kĩ năng và sự kiện riêng lẻ, thường tập trung vào các bài viết, bài tập phi ngữ cảnh, một câu trả lời đúng duy nhất. Các tiêu chuẩn và tiêu chí thường được giữ kín và giữ bí mật, thường đánh giá sau bài giảng thông qua các bài kiểm tra chuẩn hóa, đánh giá riêng các cá nhân và có rất ít thông tin phản hồi. Đánh giá thường ở bên ngoài, đánh giá đơn lẻ không thường xuyên [15, tr. 15]. Trong vài năm gần đây đã có nhiều hoạt động nhằm cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở các trường THPT. Những xu hướng đánh giá hiện nay nhằm đánh giá cả một quá trình, với các kĩ năng và kiến thức tổng hợp, bài tập ngữ cảnh hóa và nhiều câu trả lời đúng. Đánh giá trong khi giảng dạy qua các bài kiểm tra không chính thức, đánh giá một nhóm người nên có nhiều thông tin phản hồi. Đó là những xu hướng mới như: đánh giá thay thế, đánh giá kết hợp giảng dạy, học sinh tự đánh giá, các tiêu chuẩn và tiêu chí công khai. Đánh giá thay thế: Đó là những đánh giá trong khi giảng dạy, nhằm giúp cho giáo viên có những bước quyết định trong mọi thời điểm, đánh giá thay thế bao gồm quan sát, thao tác, trình bày miệng, thử nghiệm, đánh giá dựa trên cơ sở thành tích học tập, hồ sơ học tập… một đánh giá thay thế là một phương pháp khác với các bài kiểm SVTH: Kiều Thị Liên 15 Lớp: K34B – SP GDCD Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận tra giấy - bút truyền thống, đặc biệt là hầu hết với các bài kiểm tra trắc nghiệm. Đánh giá này lôi cuốn học sinh vào học tập và đòi hỏi phải có những kỹ năng tư duy, nhằm chuẩn bị cho học sinh có thể đảm nhận những công việc ngày càng phức tạp [15, tr. 17]. Đánh giá kết hợp với giảng dạy: Đổi mới đánh giá học sinh là đánh giá trong toàn quá trình học tập, tức là đánh giá được cả trước, trong và sau khi học lên lớp. Trong giờ học giáo viên không nên chỉ kiểm tra lấy điểm vào sổ vào thời điểm đầu giờ học mà cần kiểm tra trong cả quá trình học tập của học sinh, qua đó có được những thông tin phản hồi, giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy, đồng thời giúp học sinh điều chỉnh quá trình học. Nếu tập luyện đều như vậy học sinh sẽ hiểu và vươn tới tự đánh giá, tự ý thức bản thân [15, tr. 17]. Học sinh tự đánh giá: Đòi hỏi học sinh tự đánh giá để tự nhìn nhận, xem xét lại quá trình học tập của mình... Các tiêu chuẩn và tiêu chí công khai: Những xu hướng mới đây ngày càng công khai hóa các tiêu chuẩn và tiêu chí là những phương thức đánh giá tiện dụng, bất kể đánh giá như thế nào, và chúng sẽ giúp chúng ta cải tiến những thể loại đánh giá để xác định thông tin truyền thống hay cách tân. 1.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT 1.5.1. Đánh giá hiệu quả giáo dục ở trường trung học phổ thông Đánh giá hiệu quả giáo dục ở trường học là xác định mức độ đạt được các mục tiêu giáo dục của nhà trường tại từng thời điểm xác định, trên cơ sở các điều kiện, nguồn lực hiện có được huy động của nhà trường. Đánh giá hiệu quả giáo dục phải đồng thời thể hiện cả hai mặt: sự phát triển về số lượng và sự đảm bảo về chất lượng toàn diện. Trong quá trình dạy học, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại một thời điểm nào đó, giáo viên tạo ra một tình huống sư phạm đặc biệt, buộc học sinh phải bộc lộ kết quả lĩnh hội tri thức, kĩ năng, hình thành thái độ cũng như phát triển nhân cách toàn diện của họ dưới dạng một sản phẩm trí tuệ, đó là bài SVTH: Kiều Thị Liên 16 Lớp: K34B – SP GDCD

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét