
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016
Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính trong truyện cổ ANDERSEN
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi
nghiêng về sự sao chép đơn điệu cuộc sống thực. Như vậy sẽ trái với bản
chất của văn học, vì văn học là một loại hình nghệ thuật mang tính ước lệ
và sáng tạo, phản ánh hiện thực cuộc sống.
Văn học đã biến những cái không thể thành cái có thể đó là thổi vào
các nhân vật: cỏ cây, loài vật, thần thánh... “tính người”, làm cho các nhân
vật có tính cách, tình cảm, hành động như con người. Andersen cũng vậy,
các nhân vật của ông như: đồ vật, động vật...cũng có tính cách, hành động
như con người. Nhân vật đồ vật và động vật truyện Andersen như một kiểu
mặt nạ. Ở đó nhà văn tha hồ cho nhân vật của mình bị hành hạ, bị bóc trần,
bị thua cuộc mà vẫn cứ là những chiếc mặt nạ, những trò chơi của tuổi
thơ..Ví dụ nhân vật chú lính chì trong tác phẩm Chú lính chì dũng cảm, về
bản chất chú chỉ là một thứ đồ chơi của trẻ con và chú bị gãy một chân,
nhưng nhờ trí tưởng tượng, sự sáng tạo của tác giả, chú đã có cuộc đời thực
với nhiều sóng gió. Nhờ lòng dũng cảm và tình yêu với cô vũ nữ bằng giấy
mà chú đã vượt biết bao khó khăn để trở về bên cô vũ nữ. Hoặc truyện
Chàng bướm, Vịt con xấu xí, Xúp xúc xích...thì nhân vật chính là các con
vật. Như vậy, nhân vật văn học rất đa dạng và sinh động. Nhân vật thành
công thường là những sáng tạo độc đáo không ai lặp lại bởi vì “Văn
chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu
mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm
tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có...” [2, 205]
B. Khái niệm nhân vật chính
Theo Trần Đình Sử: “Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ
chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt
truyện. Đó là con người liên can đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là
cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình”. [4, 126]
Nguyễn Thị Hồng Chuyên
11
K34B - GDTH
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi
Nhân vật chính( tiếng Anh: protagonist, central character): Nhân vật
then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ
đề và tư tưởng của tác phẩm [ 11, 226]
Theo Lê Bá Hán: “Nhân vật chính là nhân vật then chốt của cốt
truyện, giữ vị trí trọng tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng
của tác phẩm. Nhân vật thường xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm và được
nhà văn khắc họa đầy đặn bằng nhiều chi tiết: tiểu sử, ngoại hình, tính cách,
nội tâm và xung đột. Nếu tác phẩm có nhiều nhân vật chính thì nhân vật
trung tâm được xem là nhân vật chính quan trọng nhất. Chính vì thế nhân
vật chính thường thể hiện rõ nét những cách tân nghệ thuật của một nhà
văn”. [5, 193]
Trong cuốn “ Văn học - tài liệu đào tạo giáo viên”: “ Nhân vật chính
là nhân vật quan trọng nhất, thường xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm.
Nhân vật chính có vai trò chủ yếu trong quá trình diễn biến của cốt truyện
nhằm triển khai chủ đề và bộc lộ tư tưởng của tác phẩm. Trong một tác
phẩm có nhiều nhân vật chính thì nhân vật chính nào quan trọng hơn cả
được coi là nhân vật trung tâm. Tìm được nhân vật chính tức là đã tìm ra
đầu mối quan trọng để thâm nhập tác phẩm về mọi phương diện”.[ 12, 71]
Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức
và triển khai tác phẩm. Ở đây, nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa
tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách nhân vật. Qua
nhân vật chính, nhà văn thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn
cơ bản trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư
tưởng và tính điệu thẩm mĩ.
Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực
và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều
nhân vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là
Nguyễn Thị Hồng Chuyên
12
K34B - GDTH
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi
nhân vật trung tâm. Trong không ít trường hợp, nhà văn dùng nhân vật
trung tâm để đặt tên cho tác phẩm. Ví dụ: Em bé bán diêm; Nàng tiên cá;
Chú lính chì dũng cảm. Trong truyện Cô bé bán diêm có một nhân vật duy
nhất là cô bé bán diêm. Cô bé không có tên, người kể dùng ngay công việc
( bán diêm) để gọi tên nhân vật. Tình cảnh của nhân vật chính thật đáng
thương em phải bán diêm trong đêm giao thừa lạnh giá. Cuối cùng em đã
chết trong đêm giao thừa lạnh giá.
Trong khóa luận nghiên cứu: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính
trong truyện cổ Andersen” tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu đến nhân vật
chính trong tác phẩm. Nhân vật chính trong truyện cổ Andersen rất đa
dạng, phong phú, không đơn thuần chỉ là con người mà nó còn là những
con vật, loài vật, vật vô tri được tác giả hư cấu, xây dựng rất công phu,
khéo léo.
1.1.2 Khái niệm về các nhân vật có liên quan.
Trong thực tiễn sáng tác, phê bình và nghiên cứu đã nêu lên những
kiểu và loại nhân vật văn học, tương ứng với những dấu hiệu phân loại
khác nhau. Do vị trí, vai trò khác nhau trong tác phẩm, người ta nêu ra
“nhân vật chính” và “nhân vật phụ”. Do phục vụ cho việc truyền đạt sự
đánh giá và thể hiện lí tưởng xã hội của nhà văn, người ta nêu ra “nhân vật
chính diện” và “nhân vật phản diện”- cách phân biệt này tuy ước lệ nhưng
loại thể văn học khác nhau- người ta phân biệt “nhân vật tự sự”, “nhân vật
trữ tình”, “nhân vật kịch”. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu sâu vào từng
xu hướng và thời đại văn học còn cho phép nói tới các kiểu “nhân vật loại
hình” như: “nhân vật chức năng”( nhân vật- mặt nạ), “nhân vật tính cách”
và “nhân vật tư tưởng”.
Sau đây là khái niệm từng loại nhân vật:
Nguyễn Thị Hồng Chuyên
13
K34B - GDTH
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi
A. Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện.
Nhân vật chính diện (nhân vật tích cực): “Là nhân vật thể hiện những
giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con
người được nhà văn miêu tả, khẳng định đề cao trong tác phẩm theo một
quan điểm tư tưởng, một lí tưởng xã hội – thẩm mĩ nhất định.” [5, 194]
Nhân vật chính diện là một phạm trù lịch sử. Văn học thời nào cũng
có nhân vật chính diện thể hiện lí tưởng xã hội và lí tưởng thẩm mĩ nhất
định của thời đại mình. Nhân vật chính diện thường được tác giả đề cao và
khi nhân vật này có ý nghĩa mẫu mực cao độ cho lối sống của một tầng lớp,
một giai cấp, một dân tộc thì nó được goi là nhân vật lí tưởng.
Nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực): “Là nhân vật mang phẩm
chất xấu xa, trái với đạo lí và lí tưởng của con người được nhà văn miêu tả
trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên án, phủ nhận.” [5, 198]
Cả hai loại nhân vật đều là phạm trù lịch sử, thể hiện mâu thuẫn đối
kháng của con người về mặt hành vi, tính cách và phẩm chất đạo đức.
Giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện có một nhân vật gọi
là nhân vật trung gian.
B. Nhân vật phụ
Nhân vật phụ: “Là nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính,
trong diễn biến cốt truyện, trong quá trình triển khai đề tài thể hiện tư
tưởng và chủ đề của tác phẩm.” [5, 199]
Nhìn chung nhân vật phụ thường gắn liền với những tình tiết, sự
kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung. Nhưng trong nhiều trường
hợp, nhân vật phụ lại hàm chứa những tư tưởng quan trọng của tác phẩm.
Đồng thời nhân vật phụ còn là một bộ phận không thể thiếu được, nhà văn
miêu tả nhằm tạo nên một bức tranh đời thường hoàn chỉnh độc đáo và sinh động
trong tác phẩm.
Nguyễn Thị Hồng Chuyên
14
K34B - GDTH
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi
C. Nhân vật chức năng
Nhân vật chức năng: “Là nhân vật không có đời sống nội tâm; các
phẩm chất, đặc điểm nhân vật cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối, hơn
nữa, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng
nhất định, đóng một vai trò nhất định. Hạt nhân của loại nhân vật chức
năng là các vai trò và chức năng mà chúng thực hiện trong truyện và trong
việc phản ánh đời sống.” [8, 287]
D. Nhân vật loại hình
Nhân vật loại hình: “Là loại nhân vật thể hiện tập trung các phẩm
chất xã hội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời. Đó là nhân
vật nhằm khái quát cái chung về thể loại của các tính cách và nhờ vậy mà
được gọi là điển hình.” [3,288]
E. Nhân vật tính cách
Nhân vật tính cách: “Là một kiểu nhân vật phức tạp. Nhân vật tính
cách được mô tả trong các tác phẩm như một tính cách, một cá nhân có tính
cách nổi bật. Trong nhân vật tính cách, cái quan trọng không phải là đặc
điểm thuộc tính phẩm chất, xã hội cụ thể liệt kê ra được linh hồn của nhân
vật tính cách, thể hiện chủ yếu ở tương quan giữa các thuộc tính đó với
nhau, tương quan giữa các thuộc tính đó với môi trường tình huống. Nhân
vật tính cách vì thế thường có những mâu thuẫn nội tại, những nghịch lí,
những chuyển hóa, do đó tính cách thường có một quá trình phát triển
khiến cho nhân vật không đồng nhất đơn giản vào chính nó.[2, 288]
F. Nhân vật tư tưởng
Nhân vật tư tưởng: “ là nhân vật tập trung thể hiện một tư tưởng, một
ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội. Nhân vật tư tưởng chỉ
chứa đựng những phẩm chất, tính cách, cá tính và nhân cách, nhưng cá tính
và tính cách không phải là hạt nhân tạo nên cấu trúc nhân vật tư tưởng.” [5, 201]
Nguyễn Thị Hồng Chuyên
15
K34B - GDTH
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thi
1.1.3 Kiểu nhân vật chính trong truyện cổ Andersen
Dựa trên định nghĩa về nhân vật chính đã được nêu ở trên chúng tôi
thống kê 100 tác phẩm của Andersen tìm ra các nhân vật chính trong mỗi
tác phẩm. Qua thống kê (1) chúng tôi nhận thấy rằng nhân vật trong sáng
tác của Andersen là những loại người khác nhau trong xã hội từ những cô
bé mồ côi đến thằng què, từ người hầu đến kiến trúc sư, từ nàng công chúa
biến thành bọt biển…Tất cả tạo nên một thế giới nhân vật phong phú trong
truyện cổ Andersen. Trong 100 tác phẩm của Andersen mà chúng tôi thống
kê, có thể nhận thấy nhân vật của Andersen chủ yếu là con người bị nô lệ
trong xã hội Đan Mạch.
1.1.4 Vai trò nhân vật chính trong truyện cổ Andersen
Trong tác phẩm văn học thường có một hoặc nhiều nhân vật. Trong
đó có thể có một hoặc nhiều nhân vật chính. Nhân vật chính là nhân vật
được xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm. Nhân vật chính có vai trò là nhân
vật chủ chốt xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của tác phẩm. Đó là những
nhân vật liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác
giả triển khai đề tài cơ bản của mình.
Trong một tác phẩm văn học nhân vật chính được xuất hiện xuyên
suốt tác phẩm. Nhân vật chính được khai thác chú ý nhiều nhất từ tính
cách, nội tâm và con người. Các nhân vật phụ xoay quanh, tác động vào
nhân vật chính làm nổi bật lên nhân vật chính. Trong tác phẩm văn học của
Andersen thì nhân vật chính có thể là con người, con vật, thần thánh, và vật
vô tri. Các nhân vật đều bộc lộ tính cách, tâm tư, tình cảm của một lớp
người trong xã hội Đan Mạch xưa.
Nhân vật chính là phương tiện khái quát các tính cách, số phận của
con người và các quan niệm về chúng. Tính cách là một hạt nhân là sự
thống nhất của cá tính và cái chung của xã hội lịch sử.
(1) Xem phụ lục Trang 59
Nguyễn Thị Hồng Chuyên
16
K34B - GDTH

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét