Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Ảnh hưởng của nguồn giống và phương thức bảo quản đến sinh lí hạt một số giống lúa khi nảy mầm

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Đính - Khuyến cáo người nông dân về cách bảo quản và sử dụng nguồn giống lúa trong sản xuất. 1.3. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát nguồn giống và cách bảo quản hạt giống của một số giống lúa chủ yếu ở tỉnh Hòa Bình. - Đánh giá ảnh hưởng của nguồn giống và phương thức bảo quản đến một số chỉ tiêu sinh lí, nhiễm bệnh của một số giống. + Khối lượng 1000 hạt. + Ẩm độ của hạt. + Tỉ lệ nảy mầm. + Sức nảy mầm. + Tỉ lệ nhiễm sâu bệnh. + Sinh trưởng của mầm (rễ mầm, lá mầm). - Đánh giá ảnh hưởng của phương thức bảo quản đến tỉ lệ nhiễm nấm của một số giống lúa. - Đánh giá ảnh hưởng của nguồn giống đến tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của hai giống Q5 và Bao thai trong cùng một điều kiện bảo quản. 1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 1.4.1. Địa điểm - Địa điểm lấy mẫu: một số huyện trọng điểm của tỉnh Hòa Bình: Cao Phong, Lương Sơn, Mai Châu, Lạc Sơn và Lạc Thủy. - Địa điểm thí nghiệm: PTN Chi cục BVTV tỉnh Hòa Bình. 1.4.2. Thời gian - Ngày bắt đầu: 14/02/2011. - Ngày kết thúc: 22/4/2011. Nguyễn Thị Nhung -3- K33C – Sinh KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Đính 1.5. Ý nghĩa của đề tài 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài sẽ bổ sung các dẫn liệu về nguồn giống và cách bảo quản giống lúa của người nông dân hiện nay ở tỉnh Hòa Bình. Kết quả của đề tài còn bổ sung các dẫn liệu về ảnh hưởng của phương thức bảo quản đến một số chỉ tiêu sinh lí của hạt một số giống lúa. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là bằng chứng để đưa ra lời khuyến cáo cho người sản xuất lúa ở tỉnh Hòa Bình nói riêng và các tỉnh có điều kiện tương tự về sử dụng nguồn giống và cách bảo quản giống tốt nhằm nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho người sản xuất. Nguyễn Thị Nhung -4- K33C – Sinh KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Đính PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vai trò của cây lúa Cây lúa nước (Oryza sativa L.) đã trở thành cây lương thực chủ yếu của con người từ rất lâu. Có khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% dân số sử dụng lúa gạo trên 50% khẩu phần lương thực hàng ngày. Như vậy, lúa gạo ảnh hưởng đến đời sống của 65% dân số thế giới [4]. Ở những nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta thì số lượng lao động phục vụ trong nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa chiếm phần rất lớn (hơn 80%). Như vậy, cây lúa góp phần vào việc giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động và giải quyết vấn đề an ninh lương thực quốc gia. Trên thế giới, tình hình sản xuất lúa gạo trong 3 thập kỷ gần đây đã có mức tăng trưởng đáng kể. Tuy tổng sản lượng của lúa tăng trưởng 70% trong 30 năm nhưng do dân số tăng quá nhanh nhất là ở các nước đang phát triển (Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh). Như vậy, cây lúa đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực thế giới. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học kết hợp với những tiến bộ của khoa học kĩ thuật (KHKT), các nhà khoa học đã chọn tạo ra các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao đã đưa nước ta lên một bước tiến lớn trong sản xuất lúa gạo. Đặc biệt, nước ta đã trở thành nước đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo và hàng năm đã góp phần lớn vào tổng thu nhập quốc dân (GDP). Các sản phẩm của cây lúa có nhiều giá trị khác nhau nhưng quan trọng nhất là gạo. Gạo cung cấp các chất dinh dưỡng cho sự sống con người như: tinh bột, protein, chất béo, vitamin (B1, B2, B6, PP). Nguyễn Thị Nhung -5- K33C – Sinh KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Đính Hàm lượng xenlulozơ trong gạo cao làm cho gạo là loại thức ăn dễ tiêu hóa, hệ số tiêu hóa cao. Ngoài gạo cung cấp calo cho sự sống con người, các bộ phận khác của cây lúa cũng có rất nhiều lợi ích: rơm, rạ làm chất đốt hoặc thức ăn dự trữ cho chăn nuôi trâu bò; thân cây sau khi thu hoạch được cày vùi làm phân bón; trấu dùng để độn chuồng và hiện nay trấu hun là nguyên liệu giá thể để giâm cành các loại hoa; rơm rạ dùng để làm giá thể nuôi nấm (nấm rơm, nấm sò). Gạo còn dùng để sản xuất bia, rượu, cồn, làm bánh kẹo, axeton, thuốc chữa bệnh; cám được sử dụng nhiều trong chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, dùng trong dược phẩm (sản xuất thuốc B1), mĩ phẩm, sơn; rơm rạ còn dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất giấy... Với những lợi ích to lớn mà cây lúa mang lại, cây lúa đã trở thành cây trồng phổ biến và chủ lực của nhiều nước trên thế giới. Lúa gạo đã trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu. Ở Việt Nam, lúa là cây lương thực hàng đầu cung cấp năng lượng duy trì sự sống cho người dân. Nó giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lương thực thực phẩm. Ngoài ra, còn là cây trồng đóng góp giá trị lớn nhất trong ngành nông nghiệp. 1.2. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Hòa Bình Hòa Bình là một tỉnh miền núi có vị trí chiến lược quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 76 km có diện tích tự nhiên là 466.252 ha. Trong đó, đất lâm nghiệp 329.317 ha chiếm 70,6%; đất nông nghiệp 66.758 ha, chiếm 14,32% còn lại là các loại đất khác chiếm 15,1% [2]. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT: Vụ Xuân 2010, toàn tỉnh cấy gần 15.950 ha lúa, trong đó tỉ lệ giống lúa tiến bộ đạt 86,5%. Năng suất bình quân ước đạt trên 53 tạ/ha. Trong đó nhiều địa bàn của huyện Kim Bôi, thành phố Hòa Bình, Lương Sơn... đạt năng suất bình quân gần 60 tạ/ha [8]. Nguyễn Thị Nhung -6- K33C – Sinh KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Đính Lúa, 22% Ngô, 30.30% Cây màu khác, 21.80% Cây thực phẩm, 8% Cây công nghiệp ngắn ngày, 17.90% Biểu đồ 1: Cơ cấu cây trồng chính của tình Hòa Bình năm 2011 Trong sản xuất cây nông nghiệp, cây lúa là cây trồng có vị trí quan trọng nhất. Diện tích lúa ruộng năm 2009 tăng 1.853 ha so với 1996. Trong đó diện tích của 5 huyện có cánh đồng lớn: Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Lương Sơn, Yên Thủy chiếm gần 73% diện tích lúa ruộng toàn tỉnh. Một trong những thành tựu quan trọng trong sản xuất lúa của tỉnh là trong những năm gần đây đẩy mạnh gieo cấy các giống lúa có năng suất, chất lượng cao và sản xuất các giống lúa lai như: Nghi hương 2308, Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, Bồi tạp sơn thanh, Dự ưu 527 (chiếm trên 45% diện tích gieo trồng của tỉnh). Ngoài ra một số giống lúa thuần phù hợp với điều kiện của tỉnh như: Khang dân, Q5, AYT.77, TH3-3 và áp dụng các biện pháp thâm canh mới vào sản xuất như chương trình 3 giảm - 3 tăng đã làm cho năng suất tăng lên đáng kể. Từ 29 tạ/ha (1996) tăng lên khoảng 49 tạ/ha (2009). Trong đó có nhiều huyện đạt trên 52 tạ/ha như ngoại vi thành phố Hòa Bình đạt 53tạ/ha; huyện Lương Sơn đạt 52,1 tạ/ha; các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn đạt khoảng 52 tạ/ha. Do năng suất lúa tăng nhanh nên tuy diện tích tăng không lớn song sản lượng tăng khá lớn. Năm 2009 đạt trên 200.000 tấn tăng 86.000 tấn so với năm 1996. Nguyễn Thị Nhung -7- K33C – Sinh KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Đính Sản xuất Vụ Chiêm - Xuân 2010 - 2011, theo dự báo thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, khô hạn diễn ra gay gắt. Hiện tại, các hồ, đập thủy lợi mới tích nước được khoảng 60%. Do vậy chủ trương của Tỉnh, Ngành nông nghiệp chỉ đạo các địa phương chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quản lí chặt chẽ các nguồn nước, điều tiết sử dụng nước tiết kiệm, chủ động đủ giống phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Không cấy lúa ở những diện tích không chủ động nước tưới, chuyển sang trồng các loại cây sử dụng ít nước. Chủ động phòng chống dịch bệnh, tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất [14]. Theo kế hoạch, tổng diện tích Vụ Chiêm - Xuân 2010 - 2011 toàn tỉnh là 78.600 ha trong đó cây Vụ Đông năm 2010 ước đạt 9.000 ha và Vụ Xuân 2011 phấn đấu gieo trồng 69.600 ha. Riêng cây lương thực có hạt Vụ Chiêm Xuân là 35.000 ha, tổng sản lượng cây có hạt đạt 174.650 tấn. Trong đó, có 84.000 tấn lúa, 90.650 tấn ngô. Để sản xuất Vụ Chiêm - Xuân đạt kế hoạch đề ra, ngay từ đầu tháng 11, Sở NN&PTNT đã tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất yêu cầu các địa phương tuân thủ nghiêm ngặt tính thời vụ. Chủ động cung ứng giống vật tư, phân bón theo yêu cầu của nông dân, đảm bảo đủ cơ cấu giống theo kế hoạch đã định. Chú ý sử dụng giống ngắn ngày, có tiềm năng năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, thực hiện đầu tư thâm canh, chăm sóc, bảo vệ theo đúng quy trình khuyến cáo. Xác định cơ cấu trà và thời vụ gieo cấy lúa, căn cứ theo từng loại đất, từng cánh đồng và nguồn nước thuận tiện cũng như đặc điểm thời tiết của từng vùng để bố trí cơ cấu trà, giống hợp lí. Từng bước mở rộng diện tích các giống lúa có năng suất, chất lượng cao nhằm đáp ứng hai mục tiêu là đảm bảo an ninh lương thực và sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho hộ dân. Trong đó, trà lúa Chiêm - Xuân sớm chiếm 5% diện tích, trà xuân chính vụ từ 40 - 45% diện tích và trà xuận muộn chiếm 45 - 50% diện tích. Lịch gieo mạ bắt đầu từ Nguyễn Thị Nhung -8- K33C – Sinh KTNN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét