Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Nghiên cứu hệ thống cây trồng tại xã việt thống, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

- Việc xác định, đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật cho hệ thống trồng trọt ở xã Việt Thống là một trong những cơ sở quan trọng trong việc xác định và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, các cơ cấu luân canh cây trồng hợp lý và bền vững ở các huyện khác của huyện Quế Võ, cũng như tỉnh Bắc Ninh và các vùng khác có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương tự trong cả nước. b. Ý nghĩa thực tiễn - Việc thực hiện đề tài góp phần nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất của người dân. Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội cho xã Việt Thống, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. - Đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm an toàn ngày càng cao của nhân dân trong vùng cũng như góp phần cung cấp cho các đô thị xung quanh đồng thời tạo nên một vùng hàng hoá xuất khẩu. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Quan điểm về hệ thống Lý thuyết hệ thống đã được ứng dụng rất rộng rãi trong công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp cũng như nhiều lĩnh vực khác khác nhau. Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại. hệ thống không phải là phép cộng đơn giản của các yếu tố, các đối tượng mà là sự kết hợp hữu cơ giữa các yếu tố, các đối tượng. Mỗi hệ thống bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hợp thành, đến lượt mình, nó lại là bộ phận cấu thành của hệ thống lớn hơn [7]. Các yếu tố bên ngoài hệ thống nhưng có tác động tương tác với hệ thống gọi là yếu tố môi trường. Những yếu tố môi trường tác động lên hệ thống gọi là yếu tố đầu vào, những yếu tố môi trường chịu sự tác động trở lại của hệ thống gọi là yếu tố đầu ra. Theo Hoàng Tụy, 1987 [15], phép biến đổi của hệ thống là khả năng thực tế khách quan của hệ thống trong việc biến đổi đầu vào thành đầu ra. Thực trạng của hệ thống là khả năng kết hợp giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống tại một thời điểm nhất định. Mục tiêu là trạng thái mà hệ thống mong muốn và cần đạt tới. Hành vi của hệ thống là tập hợp các đầu ra của hệ thốn có được trên cơ sở các giải pháp thích hợp đem lại hiệu quả cao cho cả hệ thống. Cơ cấu của hệ thống bao gồm sự sắp xếp các phần tử, các yếu tố trong hệ thống cùng các mối quan hệ tác động và ràng buộc giữa chúng. Hiện nay nghiên cứu hệ thống có hai phương pháp cơ bản: - Nghiên cứu hoàn thiện hoặc cải tiến một hệ thống đã có sẵn. Thông qua phương pháp phân tích hệ thống nhằm tìm ra điểm hẹp hay chỗ thắt lại của hệ thống cần sửa chữa, khai thông để hệ thống hoàn thiện hơn, hoạt động có hiệu quả hơn. 4 - Nghiên cứu xây dựng hệ thống mới, phương pháp này mang tính chất vĩ mô đòi hỏi có sự tính toán, cân nhắc kỹ càng. 1.1.2. Cơ sở lý luận về hệ thống nông nghiệp Ngày nay khái niệm về HTNN không còn mới mẻ với rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên khái niệm về HTNN có thể nhìn từ nhiều góc độ khác nhau và sự áp dụng vào nghiên cứu phát triển nông thôn cũng khác nhau ở mỗi nước. Theo Phạm Trí Thành và cs, 1996 [12] đến nay đã có một số định nghĩa về hệ thống nông nghiệp như sau: HTNN là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các nghành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện sự tác động qua lại giữa hệ thống sinh học- sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và hệ thống xã hội-văn hóa qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật (Vissac, 1979). HTNN trước hết là một phương thức khai thác môi trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sản xuất thích ứng với các điều kiện sinh thái khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng với các điều kiện và nhu cầu của thời điểm đó (Mozoyer, 1986). HTNN thích ứng với các phương thức khai thác nông nghiệp của không gian nhất định do một xa hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp các nhân tố tự nhiên, xã hội - văn hóa, kinh tế và kỹ thuật ( Touve, 1988). Theo Đào Thế Tuấn, 1989 [13] HTNN về thực chất là sự thống nhất của 2 hệ thống: (1) HTNN là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm các vật sống ( cây trồng, vật nuôi), trao đôi năng lượng, vật chất và thông tin với ngoại cảnh, tạo nên năng suất sơ cấp (trồng trọt) và thứ cấp(chăn nuôi) của hệ sinh thái;(2) Hệ kinh tế - xã hội, chủ yếu là hoạt động của con người trong sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho toàn xã hội. 5 1.1.3. Cơ sở lý luận về hệ thống cây trồng Hiện nay, có nhiều khái niệm về hệ thống cây trồng: HTCT là thành phần các giống và loài cây được bố trí trong không gian và thời gian trong mọi hệ thống sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội (Đào Thế Tuấn 1984) [14]. HTCT là hình thức đa canh bao gồm: trồng xen, trồng gối, trồng luân canh, trồng thành băng, canh tác hỗn hợp, vườn hỗn hợp các loại cây. HTCT hay công thức luân canh là tổ hợp trong không gian và thời gian của các cây trồng trên một mảnh đất và các biện pháp canh tác để sản xuất chúng (Zandazardatra). Như vậy, HTCT là một thể thống nhất trong mối quan hệ tương tác giữa các loại cây trồng được bố trí hợp lý trong không gian và thời gian tức là mối quan hệ giữa các loại cây trồng trong từng vụ và giữa các vụ khác nhau trên một mảnh đất, trong một hệ sinh thái. Vì vậy, nghiên cứu HTCT là nghiên cứu: công thức luân canh và hình thức đa canh, cơ cấu cây trồng hay tỷ lệ diện tích dành cho mùa vụ cây trồng nhất định, kỹ thuật canh tác cho cả hệ thống canh tác đó. Cơ sở năng suất của một HTCT là sự tăng trưởng của cây trồng nó phụ thuộc vào môi trường vật lý, hóa học và kỹ thuật quản lý chăm sóc của con người. Để xây xựng HTCT hợp trước hết phải tìm hiểu mối quan hệ của cây trồng với môi trường tự nhiên của nó. Từ đó, sắp xếp cây trồng theo không gian, thời gian cũng như các biện pháp chăm sóc cho phù hợp với môi trường tự nhiên. Vì vậy việc nghiên cứu HTCT trong hệ thống canh tác là tìm ra các hình thức trồng trọt có hiệu quả cao nhất. Đồng thời xem xét mối quan hệ tác động qua lại giữa cây trồng với cây trồng, cây trồng và đất đai, cây trồng với vật nuôi, cũng như tác động qua lại giữa cây trồng với các hoạt động ngành nghề khác trong mỗi địa phương. 6 1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng Theo Phạm Chí Thành (1991) [12] thì HTCT chịu sự chi phối bởi các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và các điều kiện của nông hộ như đất, lao động, vốn và kỹ năng sản xuất cụ thể bao gồm các yếu tố sau: 1.2.1. Nhiệt độ Nhiệt độ có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sinh trưởng, phát triển, phân bố của sinh vật, trong đó có cây trồng. Từng loại cây, giống cây, các bộ phận của cây, các quá trình sinh lý của cây, sẽ phát triển thích hợp và chỉ an toàn ở nhiệt độ nhất định. Cây ưa nóng là những cây sinh trưởng và ra hoa kết quả tốt ở nhiệt độ trên 200C, cây ưa lạnh là những cây sinh trưởng và ra hoa kết quả ở nhiệt độ dưới 200C, cây trung gian là những cây yêu cầu nhiệt độ xung quanh 200C để sinh trưởng và phát triển bình thường. Căn cứ vào yêu cầu nhiệt độ của từng nhóm cây: ưa nóng, ưa lạnh hay ngày ngắn để bố trí sắp xếp HTCT trong năm. Bố trí HTCT trong một năm ở nước ta được Lý Nhạc và cs (1987) [8] sắp xếp theo 4 vùng và tùy thuộc vào yêu cầu nhiệt độ của từng nhóm cây trồng. Đó là những căn cứ để bố trí mùa vụ, cải tiến cơ cấu cây trồng, né tránh thời tiết bất thuận. 1.2.2. Lượng mưa Nước là thành phần không thể thiếu của mọi cơ thể sống, thường chiếm 50-98% khối lượng cơ thể sinh vật. Hầu hết lượng nước sử dụng cho nông nghiệp là nước mặt và một phần nước ngầm, các nguồn này được cung cấp chủ yếu từ lượng nước mưa hàng năm. Nước mưa ảnh hưởng đến quá trình canh tác như làm đất, thu hoạch. Mưa ít hoặc mưa quá nhiều so với yêu cầu đều làm ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng và thu hoạch. Tùy theo lượng mua hàng năm, khả năng cung cấp và khai thác nước đối với một vùng cụ thể, để xem xét lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp. 7 1.2.3. Đất đai Đất là một nhân tố sinh thái đặc biệt quan trọng cho sinh vật trên cạn. Đất là công cụ sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Đất và khí hậu hợp thành phức hệ tác động vào cây trồng. Hiểu được mối quan hệ giữa cây trồng với đất thì sẽ dễ dàng xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý ở một vùng nào đó. Tùy thuộc vào địa hình, thành phần lý tính và hóa tính của đất để bố trí cây trồng phù hợp. Thành phần cơ giới của đất quy định tính chất của đất như chế độ nước, chế độ không khí, nhiệt độ và dinh dưỡng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp cho trồng cây lấy củ. Đất có thành phần cơ giới nặng và có nước trên bề mặt phù hợp cho các cây ưa nước. Các cây trồng cạn như ngô, lạc, đậu tương… thường sinh trưởng tốt và cho và cho năng suất cao trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ ( Phạm Bình Quyền và cs, 1992) [9]. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất quyết định đến chất lượng cây trồng hơn là quyết định đến tính thích ứng, Tuy vậy trong các loại cây trồng cũng có những cây ưa trồng trên nhứng loại đất có hàm lượng dinh dưỡng cao và cũng có cây chịu được những loại đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, đất chua, mặn, có độ độc. Vì vậy, tùy vào thuộc tính chất của từng loại đất mà con người bố trí cây trồng cho hợp lý. 1.2.4. Cây trồng Cây trồng là thành phần trung tâm của hệ sinh thái đồng ruộng. bố trí HTCT hợp lý là lựa chọn cây trồng nào để lợi dụng tốt nhất các điều kiện tự nhiên cũng như các nguồn tài nguyên khác của vùng. Sử dụng những nguồn lợi đó một cách tốt nhất, nghĩa là phải lụa chọn cho cây trồng những điều kiện thuận lợi nhất để chúng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. HTCT hợp lý ở một vùng nào đó là sự bố trí hợp lý của từng loài cây, giống cây trồng gắn với các yếu tố sinh thái: đất, nước, không khí, năng lượng 8

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét