Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Nâng cao chất lượng dạy và học kiến thức kỹ thuật trong chương trình công nghệ 10

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 4. Đối tƣợng nghiên cứu Chương trình SGK Công nghệ 10 HS lớp 10 trường THPT 5. Phạm vi nghiên cứu Nội dung kiến thức kĩ thuật 6. Phƣơng pháp nghiên cứu * Nghiên cứu lí thuyết - Tiến hành nghiên cứu tài liệu về các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới PPDH. - Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến dạy học tích cực và phương pháp dạy học Công nghệ nông nghiệp, lí luận dạy học Công nghệ nông nghiệp. - Nghiên cứu nội dung SGK, sách thiết kế, SGK Công nghệ 10. * Phương pháp chuyên gia: - Mục đích: Thăm dò hiệu quả sư phạm của các thiết kế bài giảng. - Cách tiến hành: Thông qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp các GV có kinh nghiệm và bằng phiếu nhận xét xin ý kiến về ý nghĩa lí luận, thực tiễn của khóa luận, tính khả thi và khả năng ứng dụng của các thiết kế bài giảng. 7. Đóng góp mới của đề tài Làm sáng tỏ cơ sở phân biệt và ý nghĩa lí luận, thực tiễn của việc phân biệt các thành phần kiến thức. Cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy Công nghệ 10 THPT. Góp phần sử dụng hiệu quả SGK Công nghệ 10. Cải tiến PPDH, nâng cao chất lượng dạy học kiến thức kĩ thuật trong chương trình Công nghệ 10 THPT. Lê Thị Ngọc 11 K34D - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về quá trình nghiên cứu và áp dụng phƣơng pháp dạy học tích cực vào dạy học ở phổ thông 1.1.1. Trên thế giới Đầu thế kỷ thứ XIX PPDH tích cực đã được quan tâm: - Năm 1920: Bắt đầu các lớp học thí điểm mới ở Anh Chú ý đến sự phát triển, tự quản và độc lập của HS. Sau đó được áp dụng cho hầu hết các trường học. - Năm 1945: Hình thành các trường học thí điểm ở Pháp. Đặc biệt chú trọng đến hoạt động và hứng thú của HS - Năm 1950: ở Liên Xô, Đức, Ba Lan và năm 1970 ở Mỹ có khoảng 200 trường tiến hành thí điểm PPDH tích cực. 1.1.2. Ở Việt Nam - 1970: Bắt đầu công trình đổi mới phương pháp: “PPDH tích cực” của G.S. Trần Bá Hoành. - 1984-1995: Có nhiều công trình nghiên cứu về tính tích cực của HS. - 12/1995: Hội thảo về đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học. - Năm 2000, xây dựng lại chương trình SGK từ bậc Tiểu học đến THPT. 1.2. Các phƣơng pháp dạy học 1.2.1. Khái niệm - Theo Veczilin, Coocsunxkai: PPDH là cách thức truyền đạt của thầy và cách lĩnh hội kiến thức của trò. - Theo Exipop: PPDH là cách thức làm việc của thầy và của trò nhờ đó HS nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành thế giới quan phát triển năng lực nhận thức. Lê Thị Ngọc 12 K34D - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 - Theo G.S Nguyễn Ngọc Quang: PPDH là con đường tổ chức quá trình nhận thức của thầy đối với trò, là cách thức hoạt động của thầy và của trò dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện nhiệm vụ của quá trình dạy học. - Theo G.S Đinh Quang Báo: PPDH là cách thức hoạt động của thầy tạo ra mối quan hệ qua lại với hoạt động của trò để đạt được mục đích dạy học. 1.2.2. Phƣơng pháp dạy học truyền thống * Dựa vào nguồn kiến thức và đặc trưng của sự tri giác thông tin người ta chia PPDH ra làm 3 nhóm: - Nhóm phương pháp dùng lời: Chủ yếu là thông báo, tái hiện kiến thức, cung cấp kiến thức có sẵn. - Nhóm phương pháp trực quan: Chủ yếu là minh họa cho lời nói của GV. - Nhóm phương pháp thực hành: Chủ yếu là minh họa, củng cố kiến thức đã học ở cuối các chương. * Việc sử dụng PPDH truyền thống chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của HS. Nguồn thông tin chủ yếu nên thường mang tính áp đặt từ bên ngoài và hạn chế các kiến thức mở rộng. Do đó, kết quả là HS thường bị động trong học tập, HS chỉ là người tái hiện kiến thức, hạn chế việc tư duy, tìm tòi, sáng tạo. 1.2.3. Phƣơng pháp dạy học tích cực Để đạt được được mục tiêu dạy học thì cần phải chú ý PPDH với việc đổi mới SGK và sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ, khối lượng tri thức tăng lên gấp bội thì việc áp dụng PPDH tích cực là hoàn toàn hợp lí và cần thiết. 1.2.3.1. Tính tích cực học tập Theo Khula Mop - 1978: “Tính tích cực là trạng thái hoạt động của chủ thể nghĩa là của người hành động, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng, trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức”. Lê Thị Ngọc 13 K34D - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 Theo G.I.Sukuina - 1979, dấu hiệu thể hiện tính tích cực là: HS khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề GV đưa ra. HS hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề GV trình bày chưa hiểu rõ. HS mong muốn được đóng góp với thầy với bạn ngoài phạm vi bài học. HS chủ động linh hoạt tìm tòi kiến thức mới, tự rèn luyện kỹ năng. Theo G.S - Trần Bá Hoành - 1995: “Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS đặc trưng ở khát vọng học tập, có sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững tri thức”. 1.2.3.2. Phƣơng pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS là hai hoạt động trong quá trình dạy học, có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Vì vậy hoạt động nào mang lại hiệu quả cao hơn thì cần chú ý. Để phù hợp với sự phát triển của xã hội thì đổi mới PPDH từ “lấy GV làm trung tâm” sang dạy học “lấy HS làm trung tâm” là xu thế tất yếu. Đây là kiểu dạy mà hoạt động của GV là tổ chức những tình huống có vấn đề, đặt ra những câu hỏi vấn đáp cho HS nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Dạy học phát huy tính tích cực của HS không những không hạ thấp vai trò của GV mà ngược lại đòi hỏi GV phải có trình độ cao hơn về phẩm chất và năng lực chuyên môn. GV có vai trò là người tổ chức, cố vấn cho các em trực tiếp tham gia phát hiện tri thức mới. Chính vì vậy mà đòi hỏi GV phải không ngừng mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên ngành. Lê Thị Ngọc 14 K34D - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 1.2.3.3. Đặc trƣng của phƣơng pháp dạy học tích cực PPDH tích cực là một hệ thống các phương pháp có những đặc trưng sau: * Dạy học lấy HS làm trung tâm: Dạy học tích cực đề cao vai trò người học, HS vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của dạy học, tôn trọng lợi ích, nhu cầu của người học. Không chỉ dừng lại ở việc giúp HS lĩnh hội kiến thức mà cần chú trọng đến phát triển năng lực tư duy, tính chủ động, sáng tạo rèn luyện kĩ năng, phương pháp tự học tự nghiên cứu. Dạy học tích cực yêu cầu đặc biệt cao đối với người dạy: Là người cố vấn, đạo diễn, trọng tài, là người tổ chức hướng dẫn, tạo điều kiện để HS hoạt động độc lập. Chính vì vẫy mỗi GV phải giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. * Dạy học bằng tổ chức hoạt động độc lập của HS: Dạy học tích cực chú trọng đến việc tạo điều kiện để HS trực tiếp tác động đến đối tượng làm nảy sinh nhiệm vụ nhận thức HS tích cực tự giác khám phá tri thức. Trong dạy học tích cực hoạt động của HS chiếm tỉ lệ nhiều GV cần hướng dẫn HS theo con đường của nhà bác học. * Dạy học cá thể hóa và hợp tác hóa: Dạy học tích cực gồm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Tự học HS hoàn toàn làm việc độc lập, cá nhân, mỗi HS sẽ có được một sản phẩm thô tùy theo trình độ của HS và thời gian hoàn thành khác nhau. Giai đoạn 2: Học bạn HS trao đổi trong nhóm, đối chiếu sản phẩm của mình với sản phẩm của bạn. Lê Thị Ngọc 15 K34D - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 Giai đoạn 3: Học thầy Lúc này dưới sự hướng dẫn của GV, HS được thảo luận chung với cả lớp và GV chính xác hóa kiến thức. * Dạy học đề cao việc tự đánh giá và đánh giá: Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích HS tự đánh giá: Thường sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan sau mỗi phần, mỗi bài học có thể tự đánh giá nhanh kết quả học tập của mình. * Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tự học: Nếu trong dạy học truyền thống coi trọng việc trang bị kiến thức thì ngược lại trong dạy học tích cực chú trọng đến hoạt động độc lập của HS tạo điều kiện và khuyến khích HS tự khám phá tri thức để rèn luyện các phương pháp tích cực. Dạy học tích cực áp dụng quy trình phương pháp nghiên cứu làm cho PPDH tiệm cận với phương pháp nghiên cứu đặc thù của môn khoa học đó. 1.3. Nội dung chƣơng trình Công nghệ 10 1.3.1. Nhiệm vụ của chƣơng trình Công nghệ 10 1.3.1.1. Trang bị cho học sinh những kiến thức về tầm quan trọng và phương hướng phát triển của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta - Những hiểu biết về vai trò của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đối với cơ cấu tổng sản phẩm trong nước, sản xuất hàng hóa xuất khẩu… - Những kiến thức có liên quan đến tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay và việc đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào các lĩnh vực chọn tạo giống vật nuôi, cây trồng để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta. 1.3.1.2. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản đại cƣơng về trồng trọt, lâm nghiệp Cụ thể là: - Những kiến thức về giống cây trồng. Lê Thị Ngọc 16 K34D - KTNN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét