Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa của đảng cộng sản việt nam trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giai đoạn 1930 1954

7 giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn, đồng thời cũng là mục đích cuộc sống của con người. Ba là, VH đặt trong phạm vi nếp sống, lối sống, đạo đức xã hội. Ngay từ năm 1943, khi còn trong nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa VH của riêng mình: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là VH. VH là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Hội nghị Quốc tế họp ở Mêhicô (từ 26/7 - 6/8/1982) với sự tham gia của những nhà VH đại diện cho hơn 100 nước đã chấp nhận quan niệm: "Trong ý nghĩa rộng nhất, VH là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội. VH bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng" [33, tr.41]. Định nghĩa của Hồ Chí Minh có nhiều điểm gần với quan niệm hiện đại trên về VH và khắc phục được quan niệm phiến diện về VH trong lịch sử và hiện tại, coi VH chỉ là lĩnh vực văn học và nghệ thuật… Như vậy, VH là tổng hoà của mọi giá trị vật chất và tinh thần của mọi con người cũng như của xã hội. Môi trường VH tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách, phát huy mọi năng lực sáng tạo, khả năng giao tiếp của con người với con người, con người với tự nhiên. Hoạt động VH là hoạt động sản xuất ra những giá trị tinh thần nhằm đưa khát vọng của con người hướng tới chân - thiện - mỹ. Với ý nghĩa đó, VH bao gồm hàng loạt hoạt động về giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, tư tưởng... Trong mỗi quốc gia, bản sắc dân tộc là cốt lõi chi phối nếp nghĩ, cách sống, phong tục tập quán và định hướng phát triển của mỗi dân tộc. Bản sắc 8 dân tộc là sức mạnh nội tại của mỗi dân tộc, là hạt nhân và tổng hoà các khuynh hướng của VH mỗi quốc gia. Bản sắc dân tộc có mối liên hệ lâu đời, sâu sắc, bền vững trong lịch sử và đời sống văn hóa dân tộc (VHDT). Có thể nói, VH có vị trí quan trọng trong mỗi bước tiến của xã hội loài người. Ý thức được tầm quan trọng của VH trong phát triển và trong đời sống tinh thần của dân tộc nên ngay từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) luôn coi trọng xây dựng và phát triển nền VH, coi đó là một trong 3 mặt trận của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam. 1.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn Truyền thống VH dân tộc đã được hình thành từ rất lâu đời, nó có sức sống nội sinh bền bỉ, kỳ diệu, các giá trị của nó đã hình thành và bám rễ vào đời sống nhân dân ngay từ thời dựng nước. Đến thời kỳ Bắc thuộc, chính quyền ngoại bang dù sử dụng các thủ đoạn đồng hóa bằng bạo lực hay bằng “diễn biến hòa bình” thì nền VH ấy càng được tôi luyện như lửa thử vàng. Một mặt người Việt bảo tồn các sinh hoạt VH dân gian với ý thức tự giác dân tộc cao, mặt khác họ sẵn sàng tiếp nhận các yếu tố VH ngoại sinh thích hợp. Đến thời kỳ độc lập tự chủ nền VH đó lại tiếp tục được xây dựng, phát triển mạnh mẽ, mang đậm bản sắc dân tộc. Đến thời kỳ Pháp thuộc nhân dân ta có sự giao lưu VH theo hướng Việt hóa, những yếu tố tích cực của VH phương Tây, để từng bước hội nhập với thời đại. Thập niên 20 của thế kỷ XX được xem như là giai đoạn đan xen giữa nền VH thực dân, phong kiến với nền VH cách mạng đang định hình. Trong thực tế đã diễn ra một cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa. Chính quyền thực dân phong kiến sử dụng VH để quảng bá cho mục đích xâm lược của chúng. Báo chí thực dân tung ra những bài viết bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản. Giới thượng lưu thân Pháp lập ra Hội Khai trí Tiến Đức, Phạm Quỳnh thì xuất bản Nam Phong tạp chí, thực hiện chủ trương “Pháp – Việt đề huề”. 9 Ngoài ra có thể kể đến Thực nghiệm dân báo của Nguyễn Hữu Thu, Khai hóa nhật báo của Bạch Thái Bưởi. Đáng chú ý là nền VH mới tiến bộ, cách mạng đang định hình, thể hiện một sức sống mãnh liệt trên thế thắng. Khởi đầu cho nền VH mới ấy là dòng sách báo tiến bộ với tờ Chuông rạn và Nước Nam của Nguyễn An Ninh và Phan Văn Trường. Ở một số thành phố lớn đã xuất hiện các thư xã (Nhà xuất bản). Một số tác phẩm văn học chứa đựng những yếu tố tiến bộ, nhân văn được công bố: Chén thuốc độc (1922 – kịch của Vũ Đình Long), Tố Tâm (1925 – tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách)… phê phán xã hội đương thời, lễ giáo phong kiến trói buộc con người, ít nhiều công khai bộc lộ tình cảm yêu nước thương nòi. Điều đặc biệt là những hoạt động về văn hóa ở người ngoài của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với các tác phẩm tiêu biểu như báo Le Paria; Bản án chế độ thực dân Pháp; báo Thanh niên và tác phẩm Đường Cách mệnh. Những tác phẩm được truyền bá về nước đã tuyên truyền, phổ biến tư tưởng yêu nước, tiến bộ, tư tưởng cộng sản để giác ngộ nhân dân, tập hợp lực lượng, dấy lên phong trào yêu nước từ Bắc chí Nam. Trong khi giai cấp tư sản Việt Nam với những tiếng nói yếu ớt, hoạt động rời rạc, thì giai cấp vô sản và đồng minh của họ đã và đang ngày càng thể hiện vai trò tiên phong trên vũ đài chính trị, trên mặt trận VH, từng bước khẳng định vị thế người chủ tương lai của dân tộc. Có thể nói tình hình VH trên không những là tiền đề quan trọng để ĐCSVN ra đời, lãnh đạo cách mạng, mà còn là tiền đề để ĐCSVN hình thành, từng bước hoàn thiện và phát triển ĐLVH ở giai đoạn sau này. Sự ra đời của ĐCSVN vào ngày 03 tháng 02 năm 1930 đã tạo ra một bước ngoặt quyết định cho lịch sử cách mạng. Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt có thể 10 coi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN, thể hiện rõ nét tính khoa học, đúng đắn và sáng tạo, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. ĐCSVN xác định mình là đội tiên phong của giai cấp vô sản, chủ trương tiến hành tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa để đi tới xã hội cộng sản. Đảng xác định cho mình nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, thực hiện các quyền lợi tự do dân chủ, bình đẳng nam nữ, ngày làm 8 giờ… Về lực lượng nòng cốt của cách mạng Đảng chủ trương phải tập hợp được đại bộ phận giai cấp công nhân, thu phục cho được đa số dân cày (nông dân) đồng thời lôi cuốn các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông… đứng về phía cách mạng. Sự lãnh đạo của ĐCSVN là nhân tố quyết định đảm bảo ĐLVH của Đảng đi tới thắng lợi. 1.2. ĐƯỜNG LỐI VĂN HÓA THỜI KỲ 1930 – 1945 1.2.1. Giai đoạn 1930 – 1939 Đối với người dân một nước nô lệ, vấn đề quan tâm số một là giải phóng dân tộc, xóa bỏ ách gông xiềng, được hưởng những quyền thông thường mà mọi người bình thường đáng được hưởng. Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã đáp ứng được yêu cầu khách quan của dân tộc và khao khát ngàn đời của nhân dân lao động, bởi nó vạch ra đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng đắn, sáng tạo, cơ bản khắc phục được sự khủng hoảng về con đường cứu nước trong suốt một thời gian dài. Lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có một lực lượng dẫn dắt, chỉ lối soi đường, được trang bị chủ nghĩa Mác – Lênin, học thuyết về giải phóng loài người, chứa đựng những tư tưởng tiến bộ, nhân văn nhất của thời đại. Cương lĩnh nêu lên chủ trương tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hôi cộng sản. Điều đó cũng có nghĩa là tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Đây là một tư tưởng không chỉ có ý nghĩa nhất thời, mà là 11 xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam, bởi vì suy đến cùng, quá trình cách mạng Việt Nam chính là quá trình phấn đấu để thực hiện chủ nghĩa cộng sản trên đất nước ta. Để thực hiện cuộc cách mạng đó, trước hết phải đánh đổ chính quyền của bọn thực dân phong kiến, giành lại độc lập dân tộc, xây dựng một nhà nước kiểu mới – nhà nước của công – nông – binh. Đó là đường lối, nhiệm vụ chính trị, nhưng cũng đồng thời là đường lối, nhiệm vụ của VH, bởi vì từ xưa tới nay, không có nền VH tiến bộ nào lại đứng ngoài chính trị. Đối với dân tộc Việt Nam lúc đó giá trị cao nhất của VH là giải phóng dân tộc. Tháng 10 – 1930, trong bối cảnh phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi khắp cả nước, Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng đã thông qua Luận cương chính trị, xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai lực lượng chính của cách mạng Việt Nam và Việt Nam đã bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là tư tưởng mang tầm chiến lược, góp phần quan trọng vào kho tàng lý luận của cách mạng Việt Nam. ĐLVH của Đảng thống nhất với đường lối đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo, nên mục tiêu của sự nghiệp đấu tranh đó suy đến cùng cũng là mục tiêu của nền VH tiến bộ. Vì thế Đảng đề ra mục tiêu độc lập dân tộc để giải phóng con người đem đến cho con người những giá trị chân, thiện, mỹ. Cho nên đánh đổ thực dân phong kiến phải đồng thời với việc thành lập chính quyền của nhân dân, thực hiện quốc hữu hóa các tư liệu sản xuất và các cơ sở sản xuất, các quyền tự do dân chủ, bình đẳng nam nữ, ngày làm việc 8 giờ… Đặc biệt phải tịch thu ruộng đất của bọn thực dân phong kiến để chia cho nông dân nghèo, đáp ứng nguyện vọng của dân cày. ĐLVH thống nhất với đường lối giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột được biểu hiện rất rõ nét trong cao trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh. Trong cao trào này, Đảng nhìn thấy sức mạnh to lớn có tính chất quyết định của công nhân và nông dân nên đã đưa ra chủ trương liên minh công – nông, đấu tranh 12 xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột, tức là xóa bỏ cái ác, cái xấu, cái cản trở sự phát triển, đồng thời xây dựng một chính quyền cách mạng kiểu mới để quản lý xã hội. Bao nhiêu năm thực dân Pháp nô dịch, chúng thực hiện chính sách ngu dân khiến cho hơn 90% người dân Việt Nam mù chữ, đồng thời lối sống kiểu phương Tây tràn vào sinh ra đủ các thứ tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè… Vì thế Đảng và chính quyền mơi chủ trương học chữ quốc ngữ cho nhân dân, xóa bỏ các tệ nạn xã hội, bài trừ các hủ tục, tổ chức sinh hoạt cụ thể như đọc sách báo cách mạng, phát huy truyền thống của VH dân gian để tuyên truyền vận động cách mạng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân… Chính cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh đã sản sinh ra thơ ca Xô viết Nghệ - Tĩnh với một khối lượng tác phẩm khá lớn (cả có danh và khuyết danh) chủ yếu cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân, vạch trần âm mưu và thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, biểu hiện niềm lạc quan tin tưởng ở tương lai tươi sáng của dân tộc. Từ góc độ tư tưởng – văn hóa, sự kiện ĐCSVN ra đời là khẳng định sự thắng lợi quan trọng của ý thức hệ tư sản. Tuy nhiên cả trong lúc phong trào cách mạng đang lên hay lâm vào thoái trào, công tác tư tưởng phải luôn được đặt lên hàng đầu. Thực tế lúc bấy giờ số đông nhân dân ta, nhất là giới trí thức tư sản và tiểu tư sản chưa hiểu đầy đủ, chính xác về chủ nghĩa cộng sản, về nhân sinh quan, thế giới quan, về VH văn nghệ. Trong án nghị quyết của Trung ương toàn thể Hội nghị lần thứ hai (tháng 3 – 1931), Đảng đã thẳng thắn và nghiêm khắc chỉ ra những khuyết điểm trong lĩnh vực này, đó là các cấp ủy Đảng chưa chú ý đúng mức tới việc xây dựng một nền tư tưởng Bônsêvich vững bền, chống lại những tư tưởng sai lầm, báo chí vẫn còn kém về tư tưởng, số người viết còn ít, phần đông Đảng viên không tham gia vào việc viết báo, không có phóng viên ở nhà máy và ở làng quê… Án nghị quyết cũng chỉ rõ báo chí của Đảng mới chỉ chủ yếu phát hành trong Đảng, trong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét