Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Bước đầu nghiên cứu phân loại chi thành ngạnh (cratoxylum blume) ở việt nam

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài thuộc chi Thành ngạnh (Cratoxylum Blume) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu. Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Thành ngạnh (Cratoxylum Blume) trên thế giới và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo. Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Thành ngạnh (Cratoxylum Blume) ở Việt Nam, hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN), phòng tiêu bản thực vật trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU), phòng tiêu bản thực vật, Viện Dược liệu, Hà Nội (HNPM). Tổng số mẫu nghiên cứu là 38 số hiệu với hơn 70 tiêu bản. Việc phân tích mẫu vật được tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật). Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo 45 mẫu tiêu bản ở phòng tiêu bản thực vật thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU), 10 mẫu tiêu bản ở Viện Dược liệu (HNPM) và một số mẫu thu thập được trong khi điều tra thực địa và các ảnh chụp mẫu vật trên internet. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Khắp cả nước 2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2008 - 4/2011 2.4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu phân loại chi Thành ngạnh (Cratoxylum Blume), chúng tôi sử dụng phương pháp Hình thái so sánh [5]. Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho tới nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất trên thế giới và phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở nước ta. Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan 7 sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trường. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với hoa,...). Để làm tốt phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành đồng thời cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp. Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác. Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu các mẫu vật khô được tiến hành tại các phòng thí nghiệm. Tại đây, các mẫu vật được phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nước lân cận) để phân tích, so sánh và định loại. Việc nghiên cứu phân loại chi Thành ngạnh (Cratoxylum Blume) được tiến hành theo các bước như sau: Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về chi Thành ngạnh (Cratoxylum Blume). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại chi này ở Việt Nam. Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Thành ngạnh (Cratoxylum Blume) hiện có. Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác. Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần 8 danh pháp theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề tài. – Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự như sau: Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài typ của chi, ghi chú (nếu có). Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có). – Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, cành, lá,...) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt). Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản mô tả chi được xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác (thường do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung. 9 – Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi lựa chọn cách xây dựng khoá lưỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm được tiến hành như sau: Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm được chọn phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon). Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục như vậy đến khi phân biệt hết các taxon. Danh pháp của các taxon được chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam. 10 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Hệ thống phân loại chi Thành ngạnh (Cratoxylum Blume) ở Việt Nam Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Thành ngạnh và họ Ban, tham khảo các công trình thực vật chí ở các nước gần Việt Nam và các công trình nghiên cứu về họ Ban ở Việt Nam, chúng tôi thấy quan điểm xếp chi Thành ngạnh vào họ Bứa (Guttiferae) của các tác giả Trung Quốc và Phạm Hoàng Hộ đến nay đã không còn phù hợp. Trong khi đó, quan điểm xếp chi Thành ngạnh vào họ Ban (Hypericaceae) của Engler (1964) và Takhtajan (2009) đã giải thích tương đối thoả đáng mối quan hệ giữa các taxon. Quan điểm này hiện được hầu hết các tác giả nghiên cứu về chi Thành ngạnh sử dụng để sắp xếp chi và các loài. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn hệ thống của Takhtajan (2009) để xác định giới hạn và vị trí của chi và sắp xếp các loài thuộc chi Thành ngạnh ở Việt Nam. Trên cơ sở hệ thống này chi Thành ngạnh (Cratoxylum Blume) ở Việt Nam có 4 loài và 1 phân loài, được xếp vào họ Ban (Hypericaceae), lớp Mộc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá mầm (Dicotyledons), ngành Mộc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín (Angiospermae). 3.2. Đặc điểm phân loại chi Thành ngạnh (Cratoxylum Blume) ở Việt Nam. CRATOXYLUM Blume – THÀNH NGẠNH Blume, 1823. Verh. Bat. Gen. 9: 172; Backer & Bakh f. 1963. Fl. Jav. 1: 383; Hutch. 1969. Fam. Flow. Pl. 1: 297; Robson, 1974. Fl. Males. 8(1): 4-14; Phamh. 1999. Illustr. Fl. Vietn. 1: 464-465; Takht. 2009. Divers. Class. Flow. Plat. 168. 11 – Lành ngạnh, đỏ ngọn 3.2.1. Dạng sống (ảnh 7) Cây gỗ hoặc cây bụi, rụng lá, sống lâu năm. Thân cây mọc đứng, phân nhiều cành, đặc trưng bởi lúc non có hình vuông, không có lông (C. cochinchinense, C. sumatranum) hoặc có lông (C. prunifolium); gốc cây thường có gai; khi già thường bong vảy làm thân trở nên nhẵn; ở cành mang lá, phía trên chồi có mấu lồi nhỏ (tên tiếng anh có thuật ngữ là interpetiolar). 3.2.2. Lá (hình 3.1) Lá đơn, nguyên, mọc đối; cuống lá ngắn; phiến lá hình bầu dục (C. formosum), thuôn dài (C. pruniflorum) hay trứng ngược (C. maingayi); chóp lá tròn (C. maingayi) hay nhọn (C. sumatranum, C. prunifolium); gốc thường nhọn hoặc tù; mặt dưới đôi khi có những nốt màu xanh hiện rõ (C. cochinchinense); gân hình mạng lông chim, gân chính thường nổi rõ ở mặt dưới, gân bên thường vấn hợp đều ở gần mép lá (C. prunifolium) hay vấn hợp không đều (C. cochinchinense). 3.2.3. Cụm hoa (hình 3.2) Cụm hoa mọc ở đỉnh cành hay nách lá; dạng xim hoặc hoa mọc đơn độc ở nách lá; số lượng hoa trên cụm hoa thay đổi từ vài hoa (C. cochinchinense) đến nhiều hoa (C. sumatranum). 3.2.4. Hoa (hình 3.3, 3.4) Hoa lưỡng tính, đều, bao hoa mẫu 5. Đài rời, dạng da, tồn tại ở quả, xếp lợp kiểu nanh sấu. Cánh hoa rời, xếp lợp, màu sắc biến đổi từ đỏ thẫm đến hồng hoặc trắng, đôi khi pha màu cam hoặc xanh, hình thìa với gân hình dải; mặt trong gốc cánh hoa có phần phụ dạng vẩy (C. formosum, C. prunifolium) hoặc không (C. cochinchinense, C. sumatranum); mặt ngoài có lông ở mép (C. prunifolium) hoặc không có lông (C. cochinchinense). Bộ nhị gồm nhiều nhị, tạo thành 3 bó hữu thụ xếp xen kẽ 3 bó nhị bất thụ; bó nhị hữu thụ sớm 12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét