Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Sự phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh hưng yên thời ký từ 1997 đến 2010

11 Chƣơng 1 CƠ SỞ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HƢNG YÊN THỜI KỲ TỪ 1997 ĐẾN 2010 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA – XÃ HỘI TỈNH HƢNG YÊN TRƢỚC NĂM 1997 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cƣ 1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lí Vùng đất Hƣng Yên có con ngƣời cƣ trú từ sớm, theo quá trình bồi tụ của sông Hồng. Thời Hùng Vƣơng, Hƣng Yên thuộc bộ Giao Chỉ, huyện Chu Diên. Thời Ngô là Châu Đằng. Thời Tiền Lê đổi làm phủ Thái Bình. Thời Lý gọi là Châu Đằng, Châu Khoái. Sang thời nhà Trần đặt làm lộ Long Hƣng và Lộ Khoái. Thời Hậu Lê thuộc trấn Sơn Nam, sau lại chia thành hai lộ là Sơn Nam Thƣợng và Sơn Nam Hạ. Đến thời Nguyễn, dƣới thời vua Minh Mạng năm 1831 đã thi hành cải cách hành chính bỏ các trấn lập ra các tỉnh, tách năm huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ thuộc phủ Khoái Châu của Trấn Sơn Nam Thƣợng và ba huyện Thần Khê, Duyên Hà, Hƣng Nhân thuộc phủ Tiên Hƣng của Trấn Nam Định, trấn Sơn Nam Hạ đặt làm tỉnh Hƣng Yên . Tỉnh lị lúc đầu đóng ở hai xã An Vũ và Lƣơng Điền sau chuyển về bãi Nhị Tân xã Xích Đằng (thị xã Hƣng Yên ngày nay). Nơi đây giao thông thủy bộ thuận tiện, thôn làng bến chợ tiếp nhau,việc mua bán ngày thêm phồn thịnh: “ Quang cảnh phố phƣờng đông vui, xe thuyền tấp nập, cái dáng dấp của Phố Hiến đất Sơn Nam xƣa, nay lại đƣợc thấy ở nơi đất này”. [21, tr.12]. Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử 12 Địa danh Hƣng Yên từ 1831 chính thức có tên trong danh bạ đất nƣớc. Nhƣ vậy, trƣớc khi Pháp xâm lƣợc Việt Nam, Hƣng Yên là một tỉnh nằm ở cả hai phía sông Luộc. Sau tái lập tỉnh, địa giới tỉnh cũng nhiều lần thay đổi. Ngày 27-3-1883 Quân Pháp do Trung tá hải quân Hăng- ri-Rivie chỉ huy từ Hà Nội theo sông Hồng hạ thành Nam Định rồi cho viên Thiếu úy thủy quân Đờ Trăng-ti-ni-an đƣa một toán quân tới đánh thành Hƣng Yên. Chiếm đƣợc thành, một mặt chung ra sức củng cố chính quyền tay sai, đặt nhiều đồn binh, một mặt xúc tiến việc đo đạc lập địa đồ để nắm sâu vào các làng xóm nhƣng gặp khó khăn vì vấp phải sự chống trả của nghĩa quân Bãi Sậy. Năm 1890 , Pháp thành lập đạo Bãi Sậy gồm bốn huyện: “ Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm và Cẩm Lƣơng để tiện đánh dẹp. Sau khởi nghĩa Bãi Sậy tan rã, chúng nhập các huyện Văn lâm, Mỹ hào, Yên Mỹ vào tỉnh hƣng yên” [1, tr. 10] còn huyện Cẩm Lƣơng trả về tỉnh Hải Dƣơng . Cũng trong năm 1890, Pháp cắt huyện Thần Khê thuộc tỉnh Tiên Hƣng của Hƣng Yên cùng phủ Thái Bình và phủ Kiến Xƣơng của Nam Định lập ra tỉnh mới là tỉnh Thái Bình. Sau đó lại cắt hai huyện Hƣng Nhân, Duyên Hà và chuyển huyện Tiên Lữ thuộc phủ Tiên Hƣng nay về phủ Khoái Châu. Kể từ đây sông Luộc trở thành ranh giới tự nhiên giữa Hƣng Yên và Thái Bình. Giai đoạn này kéo dài suốt thời kì thống trị của thực dân Pháp cho đến cách mạng Tháng Tám năm 1945. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lƣợc đồng bằng Bắc Bộ. Để tiện cho việc chỉ đạo kháng chiến, tháng 10 năm 1947 Trung ƣơng đã giao huyện Văn Lâm về với tỉnh Bắc Ninh, đồng thời cũng chuyển huyện Văn Giang của tỉnh Bắc Ninh về Hƣng Yên. Thời gian sau, việc chỉ đạo đánh phá vùng xe lửa có khó khăn nên huyện Văn Lâm lại đƣợc trao trả lại Hƣng Yên. Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình đƣợc lập lại trên miền Bắc, các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh đƣợc giữ nguyên chỉ thay đổi địa danh hành chính một số phƣờng, xã. Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử 13 “Ngày 26/01/1968, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ra nghị quyết số 504 – NQ – TVQH phê chuẩn việc hợp nhất hai tỉnh Hƣng Yên và Hải Dƣơng thành một tỉnh lấy tên là Hải Hƣng, đặt tỉnh lị tại thị xã Hải Dƣơng” [1, tr.30]. Sau đó lần lƣợt hợp nhất các huyện Văn Giang với Yên Mỹ thành huyện Văn Yên, huyện Tiên Lữ với Phù Cừ thành huyện Phù Tiên, huyện Văn Lâm với Mỹ Hòa thành Mỹ Văn, huyện Khoái Châu với một phần của huyện Văn Giang thành Châu Giang. Trải qua bao nhiêu năm hợp tỉnh, đến ngày 06-11-1996 Quốc hội phê chuẩn việc tách tỉnh Hải Hƣng thành hai tỉnh Hải Dƣơng và Hƣng Yên. Tiếp đó, các huyện hợp nhất trƣớc kia đƣợc tách ra theo địa giới hành chính cũ. Hƣng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vị trí của Hƣng Yên là: “Đông giáp Hải Dƣơng, Nam giáp Thái Bình, Tây giáp Hà Nam, Tây Bắc và Bắc liền kề thủ đô Hà Nội và Bắc Ninh” [1, tr. 9]. Theo Hƣng Yên 170 năm chỉ rõ: Phía Bắc giáp tỉnh Hà Bắc, địa phận huyện Thuận Thành, địa giới dài 16km. Tây bắc giáp Hà Nội, địa giới dài 20Km. Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hải Dƣơng, chiều dài 93km. Tây giáp Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, chiều dài 67km, có sông Hồng làm giới hạn. Nam giáp tỉnh Thái Bình, dài 26 km, có sông Luộc làm giới hạn. Là cửa ngõ phía đông của Hà Nội, Hƣng Yên có 23km quốc lộ 5A và trên 20km tuyến đƣờng sắt Hà Nôi – Hải Phòng chạy qua. Ngoài ra, Hƣng Yên còn có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ 5 qua thị xã đến quốc lộ 1A qua cầu Yên Lệnh và quốc lộ 10 qua cầu Chiều Dƣơng, là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây – Nam Bắc Bộ với Hải Dƣơng, Hải Phòng, Quảng Ninh. Hƣng Yên còn gần cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và sân bay quốc tế Nội Bài. Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử 14 Hƣng Yên nằm trong phạm vi tọa độ: Vĩ độ Bắc khoảng từ 20 độ 36’ – 21độ 00’. Kinh độ Đông khoảng từ 105 độ 53’ – 106 độ 15’. Nhƣ vậy, trƣớc năm 1997 địa giới hành chính của tỉnh Hƣng Yên liên tục có sự thay đổi. Trong khoảng thời gian gần 30 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dƣơng thành tỉnh Hải Hƣng, nhân dân Hƣng Yên đã vƣợt qua những trì trệ, lung túng của thời bao cấp đã năng động đổi mới cơ chế, đã tạo đƣợc những cơ sở vật chất, đã tích lũy đƣợc những bài học kinh nghiệm quý báu để vững vàng bƣớc vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.  Diện tích Hƣng Yên có diện tích tự nhiên là 923,1 km2 [8], chiếm 6,02% diện tích đồng bằng Bắc Bộ. Với diện tích nhƣ vậy thì Hƣng Yên là một tỉnh nhỏ nằm giữa đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 58 so với cả nƣớc. Với diện tích nhƣ trên, Hƣng Yên có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Hƣng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, là vùng động lực phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nƣớc, có vị trí thuận lợi và có các tuyến đƣờng giao thông quan trọng chạy qua nhƣ quốc lộ 5A, 39A, đó là cơ hội tận dụng và đón nhận sự phát triển chung của cả vùng trƣớc hết là khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, vốn đầu tƣ, tiêu thụ sản phẩm … Đây là điều kiện tốt để kinh tế Hƣng Yên phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nhƣ vậy, có thể thấy vị trí địa lí của tỉnh Hƣng Yên khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lƣu văn hóa, phát triển du lịch. Với vị trí này đƣợc coi là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển công nghiệp tỉnh.  Địa hình Địa hình: Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, địa hình Hƣng Yên tƣơng đối bằng phẳng, không có đồi núi. Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử 15 Hƣớng dốc của địa hình là từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc 14cm/km. Độ cao đất đai không đồng đều và hình thành trên các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau nhƣ làn sóng. Hƣng Yên có độ dốc trung bình so với mực nƣớc biển là +4m. Nơi cao nhƣ Thiện Phiến thuộc Tiên Lữ +8m, Tống Trân thuộc Phù Cừ +6m30, Trƣng Trắc thuộc Yên Mỹ +5m10. Nơi thấp nhƣ Hạ Lễ thuộc Ân Thi +2m40. Toàn Thắng thuộc Kim Động +2m60. Địa hình cao chủ yếu ở phía Tây bắc tỉnh, gồm các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm; địa hình thấp tập trung ở các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi. Với địa hình tƣơng đối bằng phẳng, Hƣng Yên thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp, giải phóng mặt bằng để xây dựng các xí nghiệp, nhà máy … Khí hậu: Hƣng Yên nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa nên khí hậu của tỉnh có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình năm là 23 độ C. Tổng nhiệt độ trung bình năm là 8500 – 8600 độC. Lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 1500 – 1600mm. Mùa mƣa từ tháng 5 – tháng 10 chiếm 80 – 85% lƣợng mƣa cả năm. Hƣng Yên quanh năm có mặt trời, thời gian chiếu sáng dài. Hàng năm có trung bình có 1650 giờ nắng. Đất đai: Đất đai trong tỉnh đƣợc hình thành do phù xa sông Hồng bồi đắp. Thành phần cơ giới của đất, từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua đƣợc chia làm ba loại: Đất phù sa sông Hồng đƣợc bồi; loại đất phù sa không đƣợc bồi lắng; loại đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ không đƣợc bồi lắng. Hƣng Yên có diện tích đất tự nhiên là 923,1km2, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp. Năm 1998, diện tích đất nông nghiệp là 60592,5 ha [7], chiếm 68% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Diện tích đất phi nông nghiệp còn chiếm diện tích thấp. Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử 16 Xu hƣớng chuyển cơ cấu sử dụng đất thời kì 2010 là tỉ trọng diện tích đất phi nông nghiệp có xu hƣớng tăng, tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp có xu hƣớng giảm. Xu hƣớng này phù hợp với quy luật khách quan của thời kì công nghiệp hóa của cả nƣớc nói chung và của tỉnh nói riêng. Sông ngòi: Hƣng Yên không có núi nhƣng lại rất nhiều sông, quanh tỉnh ba phía đều liền sông: Phía Tây có sông Hồng, phía Nam có sông Luộc, phía Đông có sông Cửa An. Ngoài ra, có sông Đuống chảy qua địa phận Hải Dƣơng, sát tỉnh Hƣng Yên ở phía đông và phía bắc, hệ thống các sông đồng nội nhƣ Kim Sơn, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt trong hệ thống Bắc – Hƣng – Hải. Các sông có đoạn chảy theo chiều ngang có đoạn chảy xuôi dòng, có đoạn chảy ngƣợc dòng nhƣng cuối cùng đều chảy vào dòng chính theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Với hệ thống sông ngòi dày đặc của tỉnh là nguồn cung cấp nƣớc chính cho sản xuất kinh tế và sinh hoạt… Hệ thống đƣờng giao thông: Hƣng Yên thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần các sân bay Nội Bài, Cát Bi, gần cảng biển Hải Phòng, Cái Lân, có tuyến đƣờng quan trọng 5A chạy qua, và sắp tới sẽ mở tuyến đƣờng cao tốc 5B (Hà Nội – Hải Phòng) đi qua địa phận của tỉnh, cầu Thanh Trì, Yên Lệnh, Triều Dƣơng đƣợc xây dựng tạo lên giao thông của tỉnh đi các tỉnh khác và quốc tế rất thuận tiện. Bên cạnh đó là hệ thống giao thông nội tỉnh cũng tƣơng đối hoàn chỉnh, phục vụ tốt nhu cầu giao thông của ngƣời dân và nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn. Tài nguyên thiên nhiên: Hƣng Yên có nguồn nƣớc ngọt dồi dào, đƣợc bao bọc bởi sông Hồng và sông Luộc. Nguồn nƣớc ngầm cũng rất phong phú với trữ lƣợng lớn. Hƣng Yên có nguồn than nâu rất lớn chƣa đƣợc khai thác. Đây là một tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp khai mỏ, đáp ứng nhu cầu năng lƣợng của thị trƣờng năng lƣợng trong nƣớc và xuất khẩu. Nguyễn Thị Thảo K34 B CN Lịch Sử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét