Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Nghiên cứu sự biến động thành phần loài ve giáp (acari oribatida) tại rừng phòng hộ khu du lịch đại lải thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc

Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh phát triển mạnh về khu du lịch [19]. Khu du lịch Đại Lải nằm trên địa phận hai xã Ngọc Thanh và Cao Minh thuộc thị xã Phúc Yên,sát cạnh thị trấn Xuân Hòa về phía Bắc huyện Mê Linh, khu du lịch Đại Lải chỉ cách nội thành Hà Nội 50km và cách sân bay Nội Bài 15km, từ lâu đã nổi tiếng là một khu du lịch sinh thái hấp dẫn gần kề thủ đô. Với khí hậu ôn hòa giữa khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, cùng hệ thống giao thông thuận tiện cả đường bộ, đường sắt và đường hàng không, Đại Lải đã nhanh chóng trở thành điểm du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần đầy ấn tượng của tỉnh Vĩnh Phúc. Nguyên trước kia vùng hồ Đại Lải ngày nay là một thung lũng cằn cỗi nằm trên một phần của dãy núi Mỏ Quạ, giữa một bên là dải núi Thằn Lằn và một bên là các đồi trọc trải dần ra từ phía chân dãy Tam Đảo, cũng là nơi ngụ cư của dân tộc Sán Dìu di cư từ Trung Quốc sang. Khi mùa mưa lũ đến, nước ở các con suối chảy dồn về như thác, nhưng lại cũng rút đi rất nhanh đã cuốn trôi theo bao phù sa màu mỡ, khiến cho đồng ruộng bị xói mòn, đất đai bạc màu vì khô cằn… [20]. Để khắc phục những bất lợi từ thiên nhiên, ngay từ năm 1959 Bộ Thủy Lợi đã tiến hành khảo sát, thiết kế xây dựng hồ Đại Lải với nhiệm vụ chủ yếu là chứa nước, tưới tiêu cho đại bộ phận ruộng đồng của huyện Kim Anh và Sóc Sơn cùng một phần diện tích đất nông nghiệp huyện Bình Xuyên. Sau gần bốn năm nỗ lực chỉ bằng sức lao động chân tay, công trình đã cơ bản hoàn thành vào năm 1963 với 2.226.100 ngày công được huy động, 121.900m³ đất được đào đắp đã tạo nên lòng hồ rộng lớn có diện tích mặt nước 525ha, chứa 26,4 triệu m³ nước mang lại lợi ích thiết thực, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nông lâm nghiệp và phục vụ tưới tiêu cho khoảng 2.900 - 3.500ha đất canh tác [20]. Mai Hải Yến 11 K35B Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 “Đại Lải” theo tiếng dân tộc Sán Dìu có nghĩa là hồ lớn. Trong thực tế đã từng có giả thuyết về một dòng nước lớn chảy ngầm dưới lòng đất, vì vậy cũng có người muốn hiểu “Đại Lải” theo nghĩa là một luồng nước lớn. Bao quanh hồ Đại Lải là dãy Tam Đảo hùng vĩ ở phía Bắc, ba phía còn lại là những dãy đồi lúp xúp và dảinúi Thằn Lằn được nối với nhau bằng những con đập kiên cố tạo nên những bờ thành giữ nước vững chắc. Vào mùa mưa, nước từ các con sông, suối phía Nam dãy núi Tam Đảo như sông Vực Tuyền, sông Tôn, sông Bá Hạ, suối Đồng Câu, Đồng Chão… đều dồn chảy vào lòng hồ khiến mực nước hồ có thể lên tới cao trình 21m [20]. Năm 1964, rừng được trồng ở Đại Lải, nhưng sau đó đã bị phá sạch. Mãi đến năm 1984, rừng mới được trồng lại và đến năm 1987, Đại Lải được đưa vào khai thác du lịch. Hồ Đại Lải hiện nay nằm giữa một màu xanh trùng điệp của 9.000ha rừng phòng hộ. Tại đây còn một số ít cây rừng to lớn được trồng từ trước, còn lại là những cây rừng mới với hai loại cây chủ đạo là Thông và Tràm. Đặc biệt ở đây có những cây Keo lá tràm có lá thật lớn mà những nơi khác ít thấy. Nhờ sự che chắn của dãy núi Tam Đảo, các ngọn gió bấc cắt da xé thịt của mùa Đông không đến được vùng hồ đã tạo cho nơi đây một vùng khí hậu lý tưởng với nhiệt độ trung bình 28,9ºC vào mùa Hè và 16,8ºC vào mùa Đông, rất thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng cuối tuần vào bất kỳ mùa nào trong năm [20]. 2.6.2. Hiện trạng môi trường tại khu du lịch và các khu vực xung quanh Phần lớn các hồ thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có Đầm Vạc và hồ Đại Lải phải tiếp nhận nhiều nguồn thải: sinh hoạt, công nghiệp và y tế. Các nguồn thải này đã gây nên sự quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống giao thông, hệ thống thu gom, xử lý rác và chất thải sinh hoạt) [21]. Mai Hải Yến 12 K35B Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Cho đến nay, hệ thống cấp nước và thoát nước còn đơn giản, chưa được xây dựng quy mô, đồng bộ. Nước thải tại khu dân cư, các cơ quan, nhà máy, bệnh viện trên địa bàn thị xã, thị trấn được đổ trực tiếp vào các mương thoát nước mưa ven các đường giao thông nội thị, sau đó thải ra các ao, hồ, đầm[19]. Hồ Đại Lải và Đầm Vạc đang ô nhiễm nặng và xu hướng ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt Đại Lải là khu du lịch thu hút rất nhiều khách tham quan nên cần được quan tâm nhiều hơn về vấn đề bảo vệ môi trường nơi đây [19]. Về vấn đề thu gom, xử lý chất thải công nghiệp của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng còn rất hạn chế. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp không thể tự mình xử lý các loại rác thải phát sinh mà thải trực tiếp ra môi trường, làm môi trường ngày càng xấu đi [19]. Mai Hải Yến 13 K35B Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Hình 2.1. Vị trí địa lí khu du lịch Đại Lải – Phúc Yên- Vĩnh Phúc Mai Hải Yến 14 K35B Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đa dạng thành phần loài Oribatida ở khu vực nghiên cứu 3.1.1. Thành phần loài Oribatida ở khu vực nghiên cứu Danh sách loài Oribatida thu thập được ở rừng phòng hộ khu du lịch Đại Lải, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong danh sách này, thành phần loài Oribatida được xếp theo hệ thống phân loại của Balogh J.et al, 1992; Vũ Quang Mạnh, 2007 và các tác giả Willmann, 1931; Grandjean, 1954; Sellnick, 1960; Ghilarov, 1975. Bảng 3.1. Thành phần loài và sự phân bố của chúng theo độ sâu của tầng đất ở khu vực nghiên cứu STT loài STT họ I 1 1 Hoplophorella cuneiseta Mahunka, 1988 -2 0 X NOTHRIDAE BERLESE, 1896 II1 Giống Nothrus C. L. Koch, 1836 2 Nothrus baviensis sp. X TRHYPOCHTHONIDAE WILLMANN, 1931 III1 Archeozetes Grandjean, 1931 3 Archegozetes longisetosus Aoki, 1965 X HERMANNIIDAE, 1928 VI1 Phyllhermannia Berlese, 1916 4 Phyllhermannia similis Balogh et Mahunka, 1967 V 5 -1 Hoplophorella Berlese, 1923 IV 4 Thảm lá I1 III 3 Đất PHTHIRACARIDAE PERTY, 1841 II 2 Loài X DAMAEIDAE BERLESE, 1896 V1 Giống Metabelba Grandjean, 1936 5 Metabelba orientalis Balogh et Mahunka, 1967 VI Mai Hải Yến X MICROTEGEIDAE BALOGH, 1972 15 K35B Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp đại học 6 VI1 Microtegeus Berlese, 1916 6 Microtegeus reticulatus Aoki, 1965 VII 7 VII1 Cultroribula Berlese, 1908 7 Cultroribula lata Aoki, 1961 10 VIII1 Furcoppia Balogh et Mahunka, 1966 8 Furcoppia parva Balogh et Mahunka, 1967 IX1 Otocepheus Berlese, 1905 9 Acrotocepheus duplicornutus Aoki, 1965 X 10 Dolicheremaeus bartkei Rajski et Szudrowice, 1974 X IX2 Fissicepheus Balogh et Mahunka, 1967 11 Fissicepheus elegans Balogh et Mahunka, 1967 13 14 X1 Eremella Berlese, 1913 12 Eremella vestita Berlese, 1913 X X OPPIIDAE GRANDJEAN, 1954 XI1 Lasiobelba Aoki, 1959 13 Lasiobelba remota Aoki, 1959 XI2 Arcoppia Hammer, 1977 14 Arcoppia arcualis (Berlese, 1913) X 15 Arcoppia baloghi Subias, 1984 X XI3 Pseudoamerioppia Subias, 1989 16 Pseudoamerioppia vietnamica (Mahunka, 1988) XII 15 X EREMELLIDAE BALOGH, 1961 XI 12 X OTOCEPHEIDAE BALOGH, 1961 X 11 X PELOPPIIDAE BALOGH, 1943 IX 9 X ASTEGISTIDAE BALOGH, 1961 VIII 8 Trường ĐHSP Hà Nội 2 X X SUCTOBELBIDAE JCOT, 1938 XII1 Suctobelbella Jacot, 1937 17 Suctobelbella semiplumosa (Balogh et Mahunka, X 1967) Mai Hải Yến 16 K35B Sinh - KTNN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét