Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Tìm hiểu văn hóa truyền thống việt nam ở đàng ngoài thế kỷ XVII qua nguồn tư liệu phương tây

Chương 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở ĐẢNG NGOÀI THỂ KỈ XVII Đầu thế kỉ XVI, nhất là sau khi Lê Hiến Tông mất, xã hội Đại Việt mất dần cảnh thịnh trị, kinh tế sa sút, nhân dân sống cực khổ, các thế lực phong kiến tranh chấp lẫn nhau mở đầu cho một giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam – giai đoạn của những biến cố, khủng hoảng trên nhiều mặt từ tình hình chính trị, xã hội đến kinh tế. Báo hiệu cho một thời kì đầy sóng gió của lịch sử phong kiến Việt Nam. Trước hết là hình ảnh của những ông “vua quỷ”, “vua lợn” như Lê Hiến Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực. Hiến Tông “vì ham nữ sắc quá nhiều” chết sớm, Lê Uy Mục sao nhãng việc triều chính, “đêm cùng cung nhân uống rượu vô độ, ai say thì giết”, đến nỗi một viên sứ thần Trung Quốc đã phải gọi là “vua quỷ”. Vua mới là Lê Tương Dực lên ngôi cũng tỏ ra xa đọa không kém, “hoang dâm vô độ”. Xứ thần Trung Quốc nhận xét “nhà vua tính hiếu dâm như tướng lợn, loạn vong không còn lâu nữa”. Sự thối nát không chỉ ở Trung ương mà bọn quan lại địa phương mặc sức tung hoành nhũng nhiễu nhân dân, đến nỗi ở phố xá, chợ búa hễ thấy bóng quan thì dân vội đóng cửa, và tìm đường ẩn trốn. Trong bài hịch của Lương Đắc Bằng có đoạn tố cáo bọn quan lại: “tước đã hết mà lạm thưởng không hết, dân đã cùng mà lạm thu không cùng, phú thuế thu đến tơ tóc mà dùng của như bùn đất”. Một bức tranh chính trị - xã hội đen tối. Sự sa đọa từ chính quyền trung ương đến bọn quan lại địa phương là thời cơ thuận lợi cho sự nổi dậy của các thế lực phong kiến. Một loạt các phong trào đấu tranh nổ ra làm lung lay đến 6 tận gốc rễ của triều đình phong kiến vốn đã thối nat. Đó là sự nổi dậy của nhóm Nguyễn Văn Lang và tôn thất nhà Lê ở Thanh Hóa năm 1509, hoạn quan Nguyễn Khắc Hài làm loạn, nhốt vua vào cung,uy hiếp triều đình. Năm 1516, quận công Trịnh Duy Sản cùng bọn Lê Quảng Độ âm mưu giết vua và một số quan lại. Trong triều vua quan âm mưu hãm hại lẫn nhau, ở địa phương các cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra mạnh mẽ. Năm 1511, Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng dấy quân nổi lên ở Kinh Bắc. Trần Tuân nổi dậy ở Sơn Tây. Năm 1512, Nguyễn Nghiêm nổi dậy ở Sơn Tây, Hưng Hóa; Lê Hy, Trịnh Hưng, Lê Minh Triết nổi quân ở Nghệ An. Năm 1515, Phùng Chương nổi dậy ở vùng Tam Đảo; Đặng Hân, Đặng Ngật nổi dậy ở Ngọc Sơn (Thanh Hóa). Đặc biệt là cuộc nổi dậy của Trần Cảo năm 1516, ông đã tự lập làm vua, đặt thiên hiệu là Thiên Ứng. Không lâu sau thì bị quân triều đình dập tắt. Tình hình chính trị rối ren là thời cơ thuận lợi cho sự tranh đoạt vương quyền của các thế lực phong kiến. Nhà Mạc đã được thành lập trong hoàn cảnh đó. Dù đã cố gắng, song Mạc Đăng Dung luôn vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của các thế lực, đặc biệt là từ các cựu thần nhà Lê. Sự chống đối ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt mà đỉnh điểm là hình thành nên cuộc chiến tranh giữa triều đình nhà Lê mới được thành lập ở Thanh Hóa với nhà Mạc mà sử gọi là chiến tranh Nam triều – Bắc triều. Cuối năm 1583, cuộc chiến kết thúc với sự sụp đổ của nhà Mạc. Tình trạng Nam triều – Bắc triều chấm dứt chưa được bao lâu thì xảy ra sự phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài. Một cuộc chiến tranh mới lại bùng nổ. Mầm mống của sự phân liệt bắt nguồn từ trong cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều. Năm 1545, sau khi Nguyễn Kim bị mưu sát, Trịnh Kiểm được vua 7 Lê đưa lên thay thế, chỉ huy mọi việc. Để giữ vững quyền hành của mình, Trịnh Kiểm nhanh chóng tìm cách loại trừ các thế lực chống đối mình. Trước tình hình đó, Nguyễn Hoàng xin vào đất Thuận Hóa với mục đích tránh được âm mưu của Trịnh Kiểm, đồng thời xây dựng cơ nghiệp, chờ thời cơ báo thù. Tại đây ông đã gây dựng lên cơ nghiệp, thế và lực ngày càng mạnh. Dần đối đầu với họ Trịnh. Năm 1613, trước khi chết, Nguyễn Hoàng dặn lại con là Nguyễn Phúc Nguyên: “ Đất Thuận Quảng phía bắc có Hoành Sơn và Linh Giang, phía nam có núi Hải Vân và Thạch Bi, địa thế hiểm cố, thật là một nơi để cho người anh hùng dựng võ. Nếu biết dậy bảo nhân dân, luyện tập binh sĩ kháng cự lại họ Trịnh thì gây được cơ nghiệp muôn đời”. Lối nghiệp cha, Nguyễn Phúc Nguyên đã dần tách khỏi sự phụ thuộc vào họ Trịnh. Lấy cớ Nguyễn Phúc Nguyên không nộp thuế nữa, họ Trịnh đem quân vào đánh Thuận Hóa vào năm 1627. Cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn bắt đầu. Cuộc chiến tranh kéo dài gần nửa thế kỉ, hai bên đánh nhau 7 lần mà không có kết quả gì, lại tổn hao quân sĩ, nhân dân cực khổ vì vậy hai họ Trịnh – Nguyễn đành phải ngừng chiến tranh, lấy sông Gianh làm giới hạn chia cắt Đàng Ngoài – Đàng Trong. Như vậy, sự phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài là kết quả của một quá trình chanh chấp của các thế lực phong kiến. Chiến tranh giữa các thế lực đó là không tránh khỏi, song nó không thể giải quyết được xu thế phân liệt đã hình thành. Sự phân liệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài từ giữa thế kỉ XVI đến những năm cuối thế kỉ XVIII đã làm thay đổi khá nhiều tình hình kinh tế, chính trị, đời sống của nhân dân hai miền. Trong phần đầu bài viết này tôi xin tìm hiểu về tình hình chính trị, xã hội, kinh tế của Đàng Ngoài thế với những nét khái quát nhất. 8 1.1. Tình hình chính trị - xã hội Về tình hình chính trị: Năm 1527, Mặc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Sự chống đối tiêu cực của triều thần nhà Lê chứng tỏ sứ mạng lịch sử của nhà Lê đã hết. Tuy nhiên, họ Mạc chưa gây dựng được uy thế vững chắc của vương triều mới, mà một tập đoàn có đủ uy tín hơn thì chưa xuất hiện, vì vậy vai trò và ảnh hưởng của nhà Lê vẫn khá sâu sắc trong các tầng lớp xã hội. Nguyễn Kim dấy binh chống Mạc cũng phải giương lá cờ phù Lê. Từ năm 1545, binh quyền rơi vào tay Trịnh Kiểm, vua Lê có vị mà không có quyền. Trịnh Kiểm muốn tìm cơ hội tiếm ngôi, nhưng cuộc chiến tranh với nhà Mạc dưới danh nghĩa “phù Lê” chưa cho phép Trịnh Kiểm thực hiện âm mưu của mình. Năm 1570, Trịnh Kiểm chết, quyền hành về tay Trịnh Tùng, địa vị vua Lê càng sút kém, việc phế lập ngôi vua do chúa Trịnh quyết định. Sau khi đánh thắng nhà Mạc, giành lại Thăng Long, họ Trịnh càng tự tôn và lấn át vua Lê, Trịnh Tùng đặt lệ chọn thế tử nối nghiệp ngang với thể thức của hoàng tộc. Con cháu Trịnh Tùng lên làm chúa đều theo lệ xưng vương. Năm 1664, Trịnh Tạc buộc vua Lê phải đặt thêm một chiếc ngai bên trái ngai vua để ngự trong các buổi chầu. Trong thực tế, ngay từ thời Trịnh Tùng, vua Lê chỉ là một ông vua bù nhìn không còn quyền hành nữa. Công việc hằng năm của vua Lê chỉ là dự lễ chầu và đón tiếp các sứ thần. Mọi việc hệ trọng trong nước đều do phủ chúa quyết định. Giáo sư Pháp Alexandre de Rhodos sang truyền đạo ở nước ta khoảng 1624 – 1645 nói về Đàng Ngoài: “Xứ này thực là một nước quân chủ thực sự, hơn nữa lại có hai vua. Một gọi là vua nhưng chỉ có danh mà thui, còn ông chúa kia thì có đủ quyền hành. Vua chỉ ra mắt vào những ngày nhất định như ngày đại lễ đầu năm, ngoài ra vua chỉ ru rú trong một ngôi điện cổ kính, kéo dài cuộc đời nhàn tản vô vị, trong khi ông chúa cai quản tất cả công việc chiến tranh hòa bình”. Tình trạng 9 gian dối trong thi cử là một hiện tượng khá nổi bật. Theo Lê Quý Đôn, vào đầu thời Lê – Trịnh “phép thi hương sơ lược, mang sách hoặc bài vở vào trường cũng không ngăn cấm” (Kiến văn tiểu lục). Từ năm 1660, lại còn nảy sinh nhiều tệ nạn khác như mua bài làm sẵn mang vào trường thi, chép lại bài cũ, đút lót quan trường…kẻ bất tài mà đỗ đạt ngày một nhiều. Ngoài các khoa thi, họ Trịnh còn đặt phép tiến cử. Những lúc thiếu tiền, thóc, chúa Trịnh ra lệnh bán quan tước cho nhà giàu. Năm 1658, Trịnh Tạc quy định: ai nộp thóc thì tùy theo nhiều ít mà bổ quan chức theo thức bậc khác nhau. Cho đến giữa thế kỉ XVIII, tình trạng mua quan bán tước trở nên phổ biến. Với cách lựa chọn quan lại như trên, số quan tăng lên gấp bội. Những nhà chép sử đương thời thấy rằng số quan có thực quyền không quá 500, còn thì chỉ là hư vị, làm quan cầu may và chỉ lo bóc lột, nhũng nhiễu nhân dân. Có năm chúa Trịnh bổ nhiệm một lúc 1238 viên quan trong kinh và ngoài các trấn. Sử cũ chép: “bấy giờ chức quan nhũng lạm, phức tạp, một lúc cất nhắc bổ dụng đến hơn 1000 người, làm quan cầu may, viên chức thừa thãi không còn phân biệt gì cả”. Số lượng quan lại nhiều mà đặc quyền của họ cũng rất lớn… Các quan cao cấp được cấp ruộng lộc, ruộng dưỡng liêm…, ngoài ra được cấp bổng lộc bằng tiền tùy theo cấp bậc hoặc kết quả thi cử. Một vấn đề đặt ra cho họ Trịnh là phải luôn luôn có một lực lượng quân sự mạnh, đủ sức chấn áp mọi sự phản kháng. Chế độ “ngụ binh ư nông” không còn tác dụng nữa vì tình hình ruộng đất, nhất là tịnh trạng ruộng đất công ở làng xã bị địa chủ cướp đoạt nghiêm trọng, không cho phép nhà nước tiếp tục thi hành chế độ đó. Ban đầu, họ Trịnh vẫn giữ năm phủ như thời Lê, sau lại đặt năm quân doanh, chia làm cơ, đội. Quân lính chủ yếu tuyển ở vùng Thanh, Nghệ. Trong 10 cuộc duyệt binh năm 1595, lực lượng quân đội họ Trịnh có 12 vạn người. Từ năm 1600 trở đi, họ Trịnh quy định: lính túc vệ ở kinh thành chỉ lấy người ở ba phủ Thanh Hóa và 12 huyện thuộc Nghệ An. Đây là bộ phận quân chủ lực, rất được chúa Trịnh ưu đãi, cấp cho nhiều ruộng tiền, nhân dân gọi là lính “tam phủ” hay “ưu binh”. Tình trạng “vua Lê – chúa Trịnh” còn đè nặng lên đầu nhân dân bằng một bộ máy quan lại cồng kềnh. Ở trung ương cơ quan hành chính cao nhất là ngũ phủ và phủ liêu gọi tắt là phủ đường. Ban đầu, phủ đường được tổ chức thành 3 phiên, trông coi mọi việc quân sự, thu thuế trong kinh và ở các trấn; sau đổi thành 6 phiên, nắm quyền chi phối mọi mặt hoạt động của nhà nước quân chủ. Trong lúc đó phía triều đình vua Lê (tuy chỉ là bù nhìn) vẫn giữ nguyên hệ thống quan lại cũ, với các chức tam thái, tam thiếu, và các thượng thư của sáu bộ. Nhằm nắm chắc quân đội, chúa Trịnh phong cho các con làm Tiết chế hay Nguyên soái, thống lĩnh toàn quân. Rõ ràng là ở trung ương, mọi quyền hành thực sự đều nằm trong tay phủ chúa. Kế tục của nhà Lê sơ, cách lựa chọn quan lại của thời Lê – Trịnh vẫn chủ yếu thông qua khoa cử. Những người đỗ đạt được bổ xung cất nhắc tùy khả năng và thái độ với phủ chúa. Các khoa thi liên tiếp được tổ chức, ngay cả những năm tình hình xã hội không ổn định. Tuy nhiên những người được phép thi hương phải được xét lí lịch từ cấp xã, huyện, châu. Số người được dự thi cũng hạn chế tùy theo xã lớn hay nhỏ. Số người được đỗ tiến sĩ cũng được quy định theo từng năm, nói chung mỗi kì thi chỉ lấy được dăm bảy tiến sĩ. Để đào tạo tướng giỏi, chúa Trịnh cho lập trường Giảng võ dạy binh pháp và mở các khoa thi võ, ai trúng tuyển thì được gọi là Tạo sĩ (ngang với Tiến sĩ). Với chính sách tuyển lựa quan lại như trên, các chúa Trịnh đánh 11

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét