Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Hệ thống chính quyền của thực dân pháp ở bắc kỳ từ 1884 1945

Từ mục đích nghiên cứu trên, đề tài khóa luận tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ. Đó chính là nền tảng cơ bản nhất để thực dân Pháp xây dựng bộ máy cai trị ở đây. - Nghiên cứu bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ trên các khía cạnh: Quá trình hình thành, hệ thống, cơ cấu tổ chức, hoạt động của chính quyền thuộc địa ở Bắc Kỳ từ 1884 đến 1945. - Rút ra đặc điểm và đánh giá tác động của chính quyền thực dân đối với tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa – giáo dục ở Bắc Kỳ từ 1884 đến 1945. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu tổ chức cai trị của chính quyền thực dân Pháp ở Bắc Kỳ từ 1884 đến 1945 Về không gian: Bắc Kỳ từ 1884 đến 1945. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu Thực hiện đề tài này tác giả có sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau: Những công trình nghiên cứu của giáo sư sử học Dương Kinh Quốc, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Thế Anh, Trần Văn Giàu, Phan Khoang… đã cung cấp nhiều tư liệu để nghiên cứu đề tài. Sách tham khảo chuyên ngành lịch sử Việt Nam của các nhà sử học. Những bài nghiên cứu về tổ chức chính quyền thực dân Pháp được đăng trên các tạp chí như Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Xưa và Nay. Tư liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Thư viện Quốc gia Hà Nội, Phòng lưu trữ Viện sử học, Thư viện Đại học sư phạm Hà Nội, Thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Thư viện trường Đại học Quốc gia Hà Nội 4.2. Phương pháp nghiên cứu 5 Sử dụng phương pháp luận sử học Mácxít và tư tưởng Hồ Chí Minh để đánh giá, nhận xét các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Phương pháp sử dụng chính trong khóa luận là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu. Ngoài ra trong khóa luận còn sử dụng phương pháp liên ngành, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh. 5. Đóng góp của đề tài Với tinh thần trân trọng, kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, khóa luận “ Hệ thống chính quyền của thực dân Pháp ở Bắc kỳ từ 1884 đến 1945” góp phần giúp cho người đọc thấy rõ được quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Bắc Kỳ, những đặc điểm và tác động của bộ máy chính quyền đó đến mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa – giáo dục cả Bắc Kỳ từ 1884 đến 1945. Ngoài ra khóa luận cũng giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho quá trình xây dựng bộ máy chính quyền hiện nay. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của khóa luận gồm hai chương. Chương 1: Quá trình Bắc Kỳ trở thành thuộc địa của thực dân Pháp (1873 -1884) Chương 2: Hệ thống chính quyền của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ từ 1884 đến 1945. 6 Chương 1 QUÁ TRÌNH BẮC KỲ TRỞ THÀNH THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP (1873 – 1884) 1.1. MỤC ĐÍCH XÂM LƯỢC BẮC KỲ CỦA THỰC DÂN PHÁP Sau khi chiếm được một phần của xứ Nam Kỳ và vùng cửa sông Cửu Long, mục tiêu chính của Pháp là tìm một con đường thông thương với miền Nam Trung Quốc, một con đường mà người Pháp sẽ làm chủ, ngõ hầu lôi cuốn các luồng mậu dịch Nam Trung Quốc xuống tới Sài Gòn vì nghĩ rằng “Sông Cửu Long là con đường thủy có thể nối liền Sài Gòn với miền Nam Hoa lục” [1, tr.70]. Tháng 5 – 1866, soái phủ Nam Kỳ cho thiết lập một phái đoàn thám hiểm đặt dưới sự điều khiển của thiếu tá Dodart De Lagree với mục đích đi khám phá lưu vực sông Cửu Long. Phái đoàn đã tới biên giới Nam Trung Hoa vào tháng 10 năm 1876 và nhận thấy “thủy lộ Cửu Long không phải là con đường có thể dùng cho các thương thuyền tới các tỉnh miền Nam Trung Hoa được” [2, tr. 526]. Nhân cơ hội này Gácniê đã đi thăm dò miền thượng lưu sông Nhị Hà và nhận thấy rằng “con sông này là lối thoát thiên nhiên của các hàng hóa tỉnh Vân Nam ra biển, qua xứ Bắc Kỳ” [2, tr.528]. Tại Hán Khẩu, Gácniê đã gặp một thương gia người Pháp tên là Jean Đuypuy và đã cho Gácniê biết tầm quan trọng của dòng sông Nhị Hà. Đuypuy cũng đích thân xuôi dòng sông Nhị qua tỉnh Vân Nam, từ Mang Hao cho tới biên giới Bắc Việt và nhận thấy rằng “thay vì chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ từ Hán Khẩu tới Vân Nam, dùng đường thủy của con sông Nhị sẽ mất ít thời gian hơn” [11, tr. 78]. Sự khám phá này khiến giới tư bản Pháp đang muốn kiểm soát các hoạt động mậu dịch miền Nam Hoa Lục chú ý tới Nhị Hà. Nhưng muốn được quyền sử dụng thủy lộ này, họ phải được phép tự do ra vào các hải cảng ở Bắc 7 Kỳ, điều mà bản hòa ước năm 1862 không đề cập đến. Vì thế điều cần thiết với giới doanh thương Pháp là phải tu chỉnh hòa ước ấy. Ý kiến này được bàn cãi ở Sài Gòn ngay từ năm 1870 và đô đốc Dupre tới Sài Gòn ngày 1 – 4 – 1871 đã tán thành sự can thiệp của người Pháp vào Bắc Kỳ. Vào tháng 5 – 1873 Dupre viết cho Bộ trưởng Hải quân Pháp là: “sự đặt chân của chúng ta trong xứ này là một vần đề sinh tử cho tương lai của việc đô hộ của chúng ta ở Viễn Đông”[1, tr.72]. Các nhà buôn Pháp ở Trung Hoa cũng nhận thấy họ sẽ được lợi nếu con sông Nhị Hà được mở rộng cho sự can thiệp mậu dịch, và luôn luôn dùng áp lực để đòi chính phủ Pháp can thiệp vào Bắc Kỳ. Vào năm 1873, Lãnh sự Pháp ở Quảng Đông, bá tước Chappedlaine đã gửi báo cáo về Paris như sau: “Ở Bắc Kỳ, quan lại Annammít bị thù ghét dữ dội. Không phải dùng đến 2000 người và bốn tuần dương hạm, mà chỉ cần một phái tuần dương mà chỉ cần phái một tuần dương hạm và một đại đội thủy quân lục chiến tới cửa sông Hồng Hà là đủ làm sứ Bắc Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp”[5, tr.91]. Như vậy, âm mưu đánh chiếm Bắc Kỳ đã được thực dân Pháp nuôi dưỡng từ lâu và được giới tư bản Pháp ủng hộ mạnh mẽ. Sự can thiệp của Pháp ra Bắc kỳ có nhiều mục đích “Trước hết là để đe dọa triều đình Huế khiến triều đình Huế phải chịu thương nghị, sau nữa là để mở rộng khu vực ảnh hưởng của Pháp và thiết lập sự tự do thông thương ở Bắc Kỳ, ngõ hầu tạo điều kiện thuận lợi cho nền thương mại Sài Gòn có thể hoạt động mạnh hơn” [1, tr.77]. 1.2. THỰC DÂN PHÁP RÁO RIẾT CHUẨN BỊ MỞ RỘNG ĐÁNH CHIẾM RA BẮC KỲ (1862 – 1873) Chiếm xong Nam Kỳ, thực dân Pháp càng có thêm điều kiện để ráo riết chuẩn bị cuộc tấn công chinh phục toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Chúng ra sức gấp rút củng cố bộ máy cai trị đàn áp từ trên xuống dưới, “bộ máy cai trị trực 8 tiếp mang nặng tính chất độc tài quân sự nằm gọn trong tay bọn sĩ quan hiếu chiến và tham bạo” [9, tr.75]. Với bộ máy cai trị này, thực dân Pháp thẳng tay thực hiện mọi thủ đoạn giết người, bắt sưu, đánh thuế, bắt lính trong nhân dân. Chúng cũng bắt đầu thi hành một số biện pháp kinh tế thực dân gấp rút như “ra sức vơ vét lúa gạo trong nhân dân để xuất khẩu kiếm lời; cướp đoạt ruộng đất các nơi để bán đấu giá hoặc cho thuê dài hạn; bắt đầu xây dựng thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn với bến tàu, ụ sửa chữa tàu, xưởng đóng tàu…”[12, tr.127]. Để phục vụ đắc lực cho các chính sách chính trị kinh tế trên, thực dân Pháp còn mở trường dòng, trường nông thôn, trường Nho sĩ và trường Pháp – Việt để đào tạo cấp tốc bọn tay sai các loại; ra báo chữ Quốc ngữ và chữ Pháp tuyên truyền ráo riết cho việc đánh chiếm Bắc Kỳ sắp tới. Đồng thời, vừa để hợp pháp hóa việc chiếm đóng ba tỉnh miền Tây, vừa để ngăn chặn mọi ý định thương thuyết của triều đình Huế, thực dân Pháp ra sức vận động chính giới ở Pháp thừa nhận việc chiếm đất vừa qua, mặt khác yêu cầu triều đình Huế sửa đổi điều ước năm 1862. Âm mưu của kẻ thù thâm độc như vậy nhưng phong kiến triều Nguyễn đã tỏ ra hoàn toàn bị động và bất lực. “Vua Tự Đức, người cầm đầu vận mệnh của nước Việt Nam là nhà thiếu sáng suốt và đã không thể thích ứng được với tình trạng khó khăn gây nên bởi sự xâm lăng của người Pháp” [1, tr.62]. Trước sau chúng vẫn tiếp tục thi hành chính sách đầu hàng bọn thực dân. Kẻ thù đã trắng trợn chiếm đóng phần lớn đất nước và đang ráo riết thực hiện âm mưu xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, thế nhưng triều đình phong kiến nhà Nguyễn vẫn không có biện pháp kiên quyết gì để chống lại. Nhân dân đòi hỏi triều đình phải có biện pháp thích hợp khi vận nước lâm nguy nhưng triều Nguyễn chỉ tiến hành nhỏ giọt và chậm chạp một số công tác phòng thủ như tổ chức thêm một số cơ hương binh ở các tỉnh, bổ nhiệm một số võ quan đi trấn thủ ở những nơi xung yếu, xây dựng thêm đồn lũy ở bến Thị Nải (Quy 9 Nhơn) và đặt thêm đại bác, súng đồng để bảo vệ của biển Thuận An, đúc thêm súng ống… Để sau đó triều đình Nguyễn lại tìm cách ngăn trở, phá hoại những cơ sở kháng chiến của nhân dân ta như giải tán các đội dân vệ do nhân dân các địa phương tự lập ra, giáng chức hay tống giam các quan lại và sĩ phu ở các địa phương tham gia phong trào chống Pháp. Đường lối của triều đình vẫn trước như một là bằng con đường thương thuyết để xin chuộc lại sáu tỉnh đã mất. “Sự yếu ớt và các mối lo ngại của triều đình Huế được phản ánh trong thái độ khéo léo và quy phục của chính phủ An Nam”[1, tr.50] Về nội trị, tình hình Việt Nam sau năm 1867 ngày càng bi đát. Triều đình phong kiến lại tiếp tục ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân cả nước, vừa để thỏa mãn nhu cầu xa xỉ của giai cấp phong kiến suy tàn, vừa để có tiền bồi thường chiến phí cho Pháp. “Tình hình kinh tế cũng không mấy tốt đẹp hơn, hai năm 1864 -1865 đều mất mùa, dân chúng bị đói kém nặng. Ngân sách của triều đình bị thâm thụt vì số tiền bồi thường chiến phí mỗi năm phải trả là một gánh nặng trong khi nước Nam không có gì để xuất cảng và số dự thầu là rất ít ỏi” [7, tr. 228]. Các chính sách ức chế thương nghiệp, bế quan tỏa cảng trong thương nghiệp cũng như chính sách “công tượng” trong công nghiệp đã kìm hãm ngặt nghèo sự phát triển của hai ngành đó. Kết quả là nền tài chính của nhà nước phong kiến ngày càng thiếu hụt một cách trầm trọng, đời sống nhân dân ngày càng kiệt quệ. Mâu thuẫn xã hội vì vậy ngày càng trở nên sâu sắc, dẫn tới sự bùng nổ hàng loạt những cuộc khởi nghĩa nông dân ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng như Tuần Vĩnh (Hà Đông) ; Đỗ Văn Đạo, Nguyễn Văn Nam (Phúc Yên); Lê Văn Khuông, Đỗ Chuyên , Nguyễn Nhiễm, Nguyễn Văn Đài (Bắc Ninh)… Trong khi đó thì dọc theo biên giới Việt – Lào, đồng bào Mông ngoài Bắc và đồng bào Thượng trong Nam Trung Kỳ cũng nổi dậy. Đặc biệt tình hình ngoài Bắc Kỳ lúc này rối ren hơn bởi sự xâm nhập của nhiều toán thổ phỉ từ Trung Quốc tràn sang và sự hoành của bọn Tàu Ô cướp biển. 10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét