Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Biện pháp thực hiện dạy học chương III, phần ba sinh học 10 THPT theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN PHẦN HAI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC MÔN SINH HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Thực hiện việc dạy học Sinh học theo chuẩn kiến thức kỹ năng ở trường phổ thông - Ngày 5/5/2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định số 16/2006 QĐ/BGDĐT về việc ban hành CTGDPT là một kế hoạch sư phạm gồm: + Mục tiêu giáo dục. + Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục. + Chuẩn kiến thức và kỹ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học, cấp học. + Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục. + Đánh giá kết quả giáo dục từng môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp. - Điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông lần này là đưa chuẩn kiến thức, kỹ năng vào thành phần của chương trình giáo dục phổ thông, đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, tạo nên sự thống nhất trong cả nước, góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập. Chuẩn kiến thức, kỹ năng được áp dụng rộng rãi ở tất cả các cấp học và môn học. Vì vậy thực hiện việc dạy học Sinh học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở trường phổ thông là một nhu cầu cấp thiết và phù hợp với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của Bộ GD & ĐT. Nguyễn Ngọc Biên 5 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN 1.1.1.1 Khái niệm về chuẩn - Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí tuân thủ những nguyên tắc nhất định được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêu cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý hoạt động, công việc, sản phẩm đó. - Yêu cầu là sự cụ thể hóa, chi tiết, tường minh chuẩn, chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số hiện thực, yêu cầu được xem như những điểm "chốt kiểm soát" để đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra cũng như quá trình thực hiện. 1.1.1.2 Bản chất, vai trò của việc dạy học Sinh học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng - Khắc phục tình trạng dạy học chưa bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình Giáo dục phổ thông, tình trạng dạy học quá tải về nội dung kiến thức. - Giúp giáo viên kết hợp sử dụng có hiệu quả giữa Chương trình Giáo dục phổ thông, SGK, SGV và các loại tài liệu tham khảo. - Tạo sự thống nhất về mức độ đạt được trong việc dạy học về kiến thức và kỹ năng trong từng mục, bài, chương của lớp học, cấp học. - Là căn cứ để kiểm tra, đánh giá nội dung kiến thức về khối lượng cũng như mức độ kiến thức của các đơn vị kiến thức, kỹ năng. 1.1.1.3 Những đặc điểm của chuẩn kiến thức, kỹ năng - Chuẩn kiến thức, kỹ năng được chi tiết, tường minh bằng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức, kỹ năng. - Chuẩn kiến thức, kỹ năng có tính tối thiểu, nhằm đảm bảo mọi học sinh cần phải và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này. Nguyễn Ngọc Biên 6 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN - Chuẩn kiến thức, kỹ năng là thành phần của chương trình giáo dục phổ thông. Trong chương trình giáo dục phổ thông; chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với người học được thể hiện, cụ thể hóa ở các chủ đề của chương trình môn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập; đồng thời, chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ cũng được thể hiện ở phần cuối chương trình mỗi cấp học. 1.1.2 Yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng * Yêu cầu chung - Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng để xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, mức độ khai thác sâu kiến thứ, kỹ năng trong sách giáo khoa phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. - Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh. - Dạy học thể hiện ở mối quan hệ tích cực giữa GV& HS, giữa học sinh và học sinh, tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm. - Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do giáo viên và học sinh tự làm : quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Dạy học chú trọng đến việc động viên , khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập, đa dạng hóa nội dung, các hình thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá. Nguyễn Ngọc Biên 7 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN * Yêu cầu đối với giáo viên - Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng, với mục tiêu cần đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, dạy học không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Việc khai thác sâu kiến thức, kỹ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. - Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ của học sinh, với điều kiện cụ thể của từng lớp, trường và từng địa phương - Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và tạo điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất, lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có ở học sinh, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh, giúp học sinh phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. - Thiết kế và hướng dẫn cho HS thực hiện các câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng, hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học, tổ chức có hiệu quả các giờ dạy thực hành, hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu qủa linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của từng cấp học, môn học, nội dung, tính chất của bài học, đặc điểm và trình độ HS, thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của từng điạ phương. Nguyễn Ngọc Biên 8 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN 1.1.3 Một số phương pháp dạy học tích cực hỗ trợ dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng 1.1.3.1 Dạy học lấy học sinh làm trung tâm + PPDH tích cực đề cao vai trò của người học, học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ đề của quá trình dạy học. + Tôn trọng lợi ích của người học, mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học đều xuất phát từ những nhu cầu, lợi ích của người học. + Dạy học tích cực không dừng ở mục tiêu giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức mà còn phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu kích thích khả năng chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập. 1.1.3.2 Dạy học bằng tổ chức các hoạt động + Nét nổi bật của dạy học tích cực là cường độ cũng như thời gian hoạt động độc lập của học sinh chiếm phần lớn thời gian tiết học. + Trong dạy học tích cực GV chú trọng đến hoạt động độc lập của học sinh tạo điều kiện để học sinh trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu bằng các giác quan làm nảy sinh nhu cầu nhận thức, kích thích hoạt động độc lập, tự giác khám phá đối tượng để lĩnh hội kiến thức. + GV hướng dẫn học sinh hoạt động theo con đường của các nhà nghiên cứu khoa học đã khám phá ra tri thức nhưng đã được lựa chọn những đối tượng điển hình và các phương pháp tiếp cận hiểu qủa nhất. 1.1.3.3 Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu + Dạy học tích cực, HS phải tự khám phá tri thức bằng chính hoạt động của mình. GV chỉ là người gợi ý, hướng dẫn, tạo điều kiện để HS tự tìm tòi con đường đi tới kiến thức. Thông qua đó, HS được rèn luyện phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Nguyễn Ngọc Biên 9 Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN 1.1.3.4 Dạy học hợp tác và cá thể hóa - Chương trình dạy học tích cực gồm ba giai đoạn: + Giai đoạn tự học: HS độc lập hoạt động với đối tượng , tự rút ra những nhận xét. Đây là giai đoạn cá thể hóa cao độ. + Giai đoạn học bạn: HS được trao đổi trong nhóm, đối chiếu sản phẩm thô của mình với bạn để chính xác hóa và hoàn thiện sản phẩm của mình. + Giai đoạn học thầy: thông qua thảo luận chung cả lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên, với vai trò là trọng tài giáo viên chính xác hóa kiến thức. Như vậy trong dạy học tích cực, học sinh được hoạt động độc lập đồng thời cũng được đối thoại với thầy, với bạn nên việc học ở thầy, ở bạn sự hợp tác được thể hiện rõ nét trong hoạt động nhóm và thảo luận chung của cả lớp, học sinh được học ở bạn cả nội dung, kiến thức và phương pháp tự học, biết được nhiều cách giải quyết vấn đề. 1.1.3.5 Dạy học đề cao đánh giá và tự đánh giá - Trong dạy học tích cực việc đánh giá được thường xuyên và luôn luôn tạo điều kiện để HS tự đánh giá bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - Như vậy trong phương pháp dạy học tích cực người giáo dục trở thànhn người tự giáo dục không chỉ nâng cao trình độ cho người học mà còn nâng cao trình độ, năng lực sư phạm cho người thầy. Nguyễn Ngọc Biên 10 Khóa luận tốt nghiệp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét