Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Thi đình dưới triều vua tự đức (1848 1883)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THI ĐÌNH THỜI TỰ ĐỨC 1.1. KHÁI QUÁT VỀ THI ĐÌNH TRONG LỊCH SỬ Thi Đình là một khái niệm thuộc phạm trù khoa cử. Khoa cử về ngữ nghĩa bao gồm nghĩa của hai từ khoa và cử: “khoa” nghĩa là phân chia ra nhiều loại khoa khác nhau: “cử” là tuyển cử. Như vậy, khoa cử nghĩa là phân khoa tuyển chọn sỹ tử (nhân tài) làm quan bằng cách thi – khảo thí. Toàn bộ thể chế của khoa cử như hệ thống khoa thi, cách tổ chức thi, hệ thống bài thi, xếp hạng người đỗ... đều là chế độ khoa cử [35, tr.13]. Chế độ khoa cử ra đời và thành định chế ở Trung Quốc, kéo dài trên 10 thế kỷ. Việc thi tuyển khoa cử đã được bắt đầu từ đời Tùy. Tuy nhiên, không phải khi chế độ khoa cử ra đời, thi Đình đã xuất hiện. Sự xuất hiện của thi Đình chỉ được đánh dấu ở thời nhà Tống. Năm Khai Bảo thứ 6 đời Tống, Tri cống cử Hàn lâm viện học sĩ Lý Phưởng (là chủ khảo khoa thi Tiến sỹ năm đó) lấy Tiến sỹ Vũ Tế Xuyên là người đồng hương với ông, học lực kém, đối đáp không thông, bị Hoàng đế truất bỏ và nghi ngờ việc trọn đỗ này. Một số sĩ tử bị đánh hỏng lại dâng sớ tố cáo Lý Phưởng “dùng tình để lấy bỏ”, đề nghị Hoàng đế tổ chức Phúc thí tại cung điện nhà vua. Tiếp nhận kiến nghị này, Hoàng đế cho tổ chức Phúc thí ở điện Giảng Võ, vua thân hành ra đề thi và trực tiếp chủ trì kì thi này. Cũng từ đó, Điện thí thở thành kỳ thi cao cấp của khoa cử. Mục tiêu của Điện thí xuất phát từ việc chống tệ thiên vị và xác định vai trò quyết định của Hoàng đế trong khoa cử. Tiếp nhận ảnh hưởng của chế độ khoa cử Trung Quốc, các triều đại phong kiến nước ta cũng tiếp nhận luôn cách thức tổ chức thi Đình. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi sẽ đi vào trình bày các nội dung có liên quan đến thi Đình trong các triều đại phong kiến trước thời Tự Đức. Thi Đình ở Việt Nam đã có một lịch sử lâu đời. Khoa thi Đình đầu tiên xuất hiện dưới thời Lý, và vào cuối đời Trần, nó trở thành cấp thi cao nhất trong hệ thống khoa cử Việt Nam. Đến thời Lê sơ, với sự củng cố và phát triển mạnh mẽ của 7 chế độ phong kiến trung ương tập quyền, những nội dung liên quan đến thi Đình đã dần hoàn thiện, trở thành chuẩn mực cho các thời sau. Bước sang thời Lê – Trịnh, mặc dù có một số thay đổi, số người đỗ ít đi... nhưng thi Đình vẫn được tổ chức một cách đều đặn, là phương tiện quan trọng để tuyển chọn quan lại cho chính quyền phong kiến. Thông qua thi Đình, vị trí của nhà vua trong xã hội. Với ý nghĩa đó, mặc dù không phải là biện pháp duy nhất mà các triều vua chúa chuyên chế thực hiện để củng cố vị trí xã hội và quyền lực của mình. 1.1.1. Thi Đình dưới thời Lý, Trần, Hồ Theo lịch sử khoa cử nước ta, nhà Lý là triều đại đầu tiên tổ chức thi cử, tổng cộng có tất cả 6 khoa. Theo đó thi Đình đã xuất hiện dưới thời Lý vào năm 1152. Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: Năm Đại Định thứ 13(1152), “mùa đông, tháng 10, thi Điện”. Thi Điện là kì thi vô cùng quan trọng của các sĩ tử sau khi đã vượt qua kì thi Hương, thi Hội. Các sĩ tử sẽ vào trong sân điện của nhà vua để làm bài thi.Thời Lý đã xuất hiện khoa thi Minh Kinh với nội dung thi là Kinh nghĩa, tứ thư nghĩa, văn sách Kinh sử. Song do sử cũ không ghi rõ nên về cách thức thi, phép thi trong các khoa thi nói chung và thi Đình nói riêng chưa khảo cụ thể được. Ngay cả đối tượng dự thi là ai, thi xong được bổ làm gì cũng chỉ có vài khoa có ghi mà lại quá sơ sài, không hình dung rõ được các tiêu chuẩn cụ thể. Riêng với thi Đình, theo Phan Huy Chú: “ Thỉnh thoảng có chiếu của vua cử học trò trong nước vào thi, vua tự xem thi ở điện đình” còn nội dung thi gồm những gì không thấy đề cập đến. Thời Trần việc ghi chép của sử sách về khoa thi đã rõ ràng hơn ít. Có 2 loại thi là thi Thái học sinh và thi Đại tỉ. Năm 1232, đặt ra Tam giáp. Năm 1246, định niên hạn thi. Năm 1247 ban danh hiệu Tam khôi và có Trạng nguyên nên được gọi là thi Trạng nguyên, năm 1347 được gọi là thi Tiến sĩ. Về phép thi: Năm 1304 mới bắt đầu có: Kì I thi ám tả cổ văn; kì II thi Kinh nghĩa và thơ phú; kì III thi chiếu, chế, biểu; kì IV thi văn sách để định thứ tự đỗ cao thấp. Năm 1396 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền nội dung thi đã có sự thay đổi bãi bỏ kì thi ám cổ văn thay bằng thi Kinh nghĩa, thư nghĩa. Thời gian thi cũng thay đổi cứ năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội và thi Đình. Dưới thời Hồ Hán Thương (năm 1404) thêm nội dung thi nữa là thi Thư (viết chữ), thi Toán (làm tinh). 8 Về ân điển: Mãi đến năm 1304 mới thấy ghi chép rõ: Trạng nguyên bổ chức thái học sinh hỏa dũng thủ, sung làm nội thư gia; Bảng nhãn bổ chức Chi hậu bạ thư mạo sam, sung làm nội lệnh thư gia; Thám hoa bổ chức hiệu thư quyền miện sung làm nhị tư. Tiêu biểu có trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, bảng nhãn Bùi Mộ, thám hoa Trương Phóng. Năm 1314 quy định cứ thi đỗ Thái học sinh được nhận chức Bạ thư lệnh, đợi sau một thời gian rèn luyện học tập sẽ được bổ dụng. Năm 1374, ban yến và áo xếp cho những người thi đỗ khoa Đại tỉ. Ba vị đỗ đầu là Trạng nguyên Đào Sư Tích, Bảng nhãn Lê Hiến Phủ và Thám hoa Trần Đình Thám. Ngoài kì thi Thái học sinh, nhà Trần còn tổ chức một kì thi Đình riêng. “Đại Việt sử kí toàn thư” ghi: Năm 1374, “tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ” [9, tr.157158]. Sách “Khâm Định Việt Sử thông giám cương mục” chú: Thi Trạng nguyên chính là thi Đình ( Đình thí). Như vậy, thi Đình ở thời Lý, Trần đã tồn tại như một khoa thi riêng, bên cạnh những khoa thi học sinh, thái học sinh, sĩ nhân và mang tính bất thường, không định lệ. Phải đến năm 1396, thi cử chính thức phân chia làm ba cấp: thi Hương – thi Hội – thi Đình. 1.1.2. Thi Đình dưới thời Lê Sơ Năm 1396, có quy định về sự phân biệt giữa thi Hương, thi Hội, thi Đình nhưng do bị dán đoạn bởi chiến tranh (quân Minh sang xâm lược), cho nên trong thực tế, sự phân biệt giữa thi Hương, thi Hội, thi Đình chỉ thực sự bắt đầu từ khoa thi Nhâm Tuất 1442. Dưới triều Lê Sơ, những nội dung liên quan đến thi Đình được định lệ một cách quy củ và chặt chẽ. Cụ thể: Triều Lê sơ thành lập từ năm 1428 nhưng cho đến năm 1442 vua Lê Thánh Tông mới tổ chức khoa thi đầu tiên, tổng cộng có 26 khoa thi tiến sĩ, trong đó có một khoa không tổ chức thi Đình ( khoa thi năm 1458), bổ sung thêm 989 tiến sĩ (tính cả khoa thi không có thi Đình là 993 tiến sĩ) vào bộ máy quan lại. Có thể nói dưới thời Lê sơ thi Đình đã được tổ chức thành một kì thi riêng nhằm nâng cao vị thế của nhà vua trong xã hội. 9 Về thời gian thi Đình: Dựa vào một số nguồn sử liệu cũ chúng tôi lập bảng thống kê như sau: Bảng 1.1: Thời gian thi Đình thời Lê sơ STT Khoa thi năm Thi Hội Thi Đình Thời gian giữa hai kì thi 1 Thái Hòa 6 (1448) Tháng 8 23/8 Cùng tháng 2 Quang Thuận 4 (1463) Tháng 2 16/2 Cùng tháng 3 Quang Thuận 7 (1466) Tháng 2 12/3 1 tháng 4 Quang Thuận 10 (1469) Tháng 2 26/2 Cùng tháng 5 Hồng Đức 6 (1475) Tháng 3 11/5 2 tháng 6 Hồng Đức 9 (1478) Tháng 3 14/5 2 tháng 7 Hồng Đức 12 (1481) Tháng 4 27/4 Cùng tháng 8 Hồng Đức 15 (1484) Tháng 2 Tháng 3 1 tháng 9 Hồng Đức 18 (1847) Tháng 3 7/4 1 tháng 10 Hồng Đức 21 (1490) Tháng 3 Tháng 4 1 tháng 11 Hồng Đức 24 (1493) Tháng 3 21/4 1 tháng 12 Hồng Đức 27 (1496) Tháng 2 19/3 1 tháng 13 Cảnh Thống 2 (1499) Tháng 4 19/7 3 tháng 14 Cảnh Thống 5 (1502 Tháng 2 Tháng 2 Cùng tháng 15 Đoan Khánh 1 (1505) Tháng 2 Tháng 2 Cùng tháng 16 Đoan Khánh 4 (1508) Tháng 2 Tháng 2 Cùng tháng 17 Hồng Thuận 3 (1511) Tháng 3 17/4 1 tháng 18 Hồng Thuận 6 (1514) Tháng 3 27/4 1 tháng 19 Quang Thiệu 5 (1520) Tháng 4 Tháng 4 Cùng tháng 20 Thống Nguyên (1523) Tháng 2 Tháng 2 Cùng tháng 21 Thống Nguyên (1526) Tháng 4 Tháng 4 Cùng tháng (Nguồn: Đại Việt sử ký toàn thư – Năm 2004, Nxb Văn Hóa Thông Tin; Khâm định Việt sử thông giám cương mục; Văn Miếu – Quốc Tử Giám và 82 bia tiến sĩ). 10 Qua bảng thống kê cho ta thấy thi Đình không có “thời gian biểu cố định” diễn ra chủ yếu vào các tháng 2 chiếm (28,5%), tháng 4 chiếm (38,1%). Thời gian giữa hai kì thi Hội và thi Đình cũng không theo một nguyên tắc nhất định nào, có thể trong một tháng hoặc cách nhau một, hai tháng. So với thi Đình, thi Hội có thời gian ổn định hơn, tập trung chủ yếu vào ba tháng: Tháng 2 (9 kì – chiếm 42,9 %), tháng 3 (7 kì – chiếm 33,3%), tháng 4 (4 kì – chiếm 19%). Thời gian giữa hai kì thi Hội và thi Đình cũng không theo một nguyên tắc nhất định nào, có thể cùng trong một tháng hoặc cách nhau một, hai tháng. Cụ thể: + Cùng trong tháng: 10 kì – chiếm 47,6% + Cách 1 tháng: 8 kì – chiếm 38,1% Về địa điểm thi: Thi Đình các sĩ tử sẽ vào trong sân (hiên) điện của nhà vua để thi. Đa số các kì thi Đình diễn ra ở điện Kính Thiên, thỉnh thoảng có kì thi tổ chức tại điện Hội Anh hay điện Tập Hiền. Về đối tượng dự thi Đình: Những người đã đỗ kì thi Hương và thi Hội chính là đối tượng sẽ tham gia vào thi Đình. Để được giáp mặt hoàng thượng, tỏ rõ tài học của mình, các sĩ tử phải nỗ lực hết sức để vượt qua hàng trăm, hàng ngàn thí sinh tham dự trong khoa thi tiến sĩ. Dễ dàng nhận thấy tương ứng với sự gia tăng về số lượng người dự thi Hội là sự gia tăng về số lượng lấy đỗ. Ban đầu số người dự thi Hội chỉ vài trăm người rồi tăng dần lên hơn một nghìn, hai nghìn, ba nghìn, có năm lên đến 5000 người khoa thi năm Cảnh Thống thứ 5 (1502). Số lượng lấy đỗ cũng từ hai, ba, chục tăng lên bốn, năm chục người. Cá biệt ba khoa thi năm Hồng Đức thứ 9 (1478), Hồng Đức thứ 18 (1487), Cảnh Thống thứ 5 (1502) con số lấy đỗ lên 60 người. Về cuối thời Lê sơ, số lượng người dự thi Hội ít nên số người lấy đỗ cũng giảm hẳn đi. Bên cạnh việc tăng số người lấy đỗ là sự gia tăng về “tỷ lệ chọi”. Càng ngày “tỷ lệ chọi” càng cao dù triều đình đã tăng thêm ngạch lấy đỗ, đó là do số người dự thi quá đông. Các quan phụ trách thi Đình: Ở thời Lý – Trần, sử sách không nói đến các quan phụ tá nhà vua trong thi Đình nhưng sang thời Lê sơ, ở khoa thi năm 1442 đời Lê Thái Tông thi Đình đã có 11 một bộ phận tổ chức thi, coi thi có Đề điệu (viên quan đứng đầu chịu trách nhiệm toàn bộ công việc của trường thi), Giám thi làm lãnh đạo (viên quan đứng sau đề điệu, cũng phụ trách công việc trong trường thi), tuần xước (tuần tra canh gác trong ngoài trường thi), thu quyển (người thu các quyển thi của thí sinh), di phong (quan dọc phách, niêm phong các quyển thi), đằng lục (người sao chép bài thi của thí sinh), đối độc (người đọc soát bản sao so với bản chính) và bộ phận chấm thi gồm vua Lê, quan độc quyển đây là chức quan rất đặc biệt thay mặt vua chấm trước, dự kiến xếp loại cho điểm trước rồi trình bày để vua nghe, sau đó vua đọc những quyển cần thiết. Sau này đời vua Lê Tương Dực, trong khoa thi năm 1551, có thêm chức Tri cống cử đứng sau chức Đề điệu và trên chức Giám thí. Phép thi và nội dung thi: Thi Đình thời Lê sơ, về phép thi không có gì thay đổi, vẫn chỉ thi một bài văn sách để phân hạng cao, thấp. Ở một số kì thi, sử cũ có đề cập đến đề mục bài văn sách trong kì thi Đình. Trong số 17 đề thi Đình có đến 8 đề hỏi về đạo trị nước của các bậc đế vương, còn lại đề cập đến các vấn đề khác như lễ nhạc, chính hình, nhân tài, vương chính, đạo làm vua, làm thầy..., đặc biệt kì thi Đình khoa thi năm Cảnh Thống thứ 5 (1502) hỏi về kinh Phật chứng tỏ Nho học tuy phát triển nhưng Phật học vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống tư tưởng của xã hội Việt Nam. Ân điển đối với những người thi đỗ kì thi Đình: Năm 1484, Lê Thánh Tông, xếp hạng và gọi tên các thứ tự học vị như sau: Bảng một: Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, trong bảng này có 3 vị: Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên). Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ nhị danh (Bảng nhãn). Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ tam danh (Thám hoa). Bảng hai: Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân. Số vị đỗ không hạn chế. Các vị Tiến sĩ bảng này còn gọi là Hoàng giáp. Bảng ba: Đệ nhị giáp Tiến sĩ đồng xuất thân. Số người đỗ bảng này không hạn định. 12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét