Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Thương cảng thị nại từ thế kỷ x đến thế kỷ XV

Như vậy, ta có thể thấy Thị Nại có vị trí tương đối khúc khuỷu. Phía Đông Nam có dãy núi Phương Mai kéo dài, phía Bắc là biển với đường bờ biển khúc khuỷu, có nhiều cửa sông tạo thành vịnh kín gió thuận lợi cho tàu thuyền tránh gió, hình thành thương cảng. Đây là đặc điểm thuận lợi chung để hình thành các thương cảng Đàng Trong. Hơn nữa, sự hiện diện của bán đảo Phương Mai chạy dài gần 20 km song song với bờ biển của Vijaya đã trở thành một tấm bình phong chắn gió cho tàu thuyền lưu thông trong vùng biển Thị Nại, đặc biệt, tàu thuyền có thể ra vào từ cả cửa biển phía Bắc cũng như cửa biển phía Nam (cửa Quy Nhơn ngày nay). Nhận định này càng trở nên chắc chắn bởi cho đến cuối thế kỷ XVII, Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ khi vẽ về Nước Mặn Hải Môn của phủ Quy Ninh vẫn cho thấy rõ sự chia tách giữa bán đảo Phương Mai với đất liền. Cảng Thị Nại là cửa ngõ tiến ra biển của toàn bộ vùng cao nguyên trù phú phía Tây. Với ý nghĩa này, thương cảng Thị Nại có thể được xem là một điểm kết nối giữa biển và lục địa. Thương cảng Thị Nại nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đất liền với cửa sông ven biển tạo điều kiện cho cư dân nơi đây phát triển hoạt động hướng sông, hướng biển từ rất sớm. Sự hình thành và phát triển của vùng cửa sông Côn chịu ảnh hưởng rất lớn tới các điều kiện của biển lẫn lục địa. Cùng với cảng Thị Nại thì thành Thị Nại cũng được xây dựng. Dựa trên các khảo sát điền dã, thì hiện dấu vết của tòa thành này vẫn còn được lưu giữ tại hạ lưu sông Côn, gần với địa điểm tọa lạc của Tháp cổ Bình Lâm. Sự hiện diện của thành Thị Nại cùng với tháp cổ Bình Lâm tại vùng hạ lưu sông Côn, tiếp giáp với phía Bắc của vịnh Thị Nại ngày nay cũng gợi cho chúng ta nhận thức cơ bản về vị trí cổ xưa của thương cảng Thị Nại. Xét theo địa hình duyên hải Bình Định ngày nay thì vịnh Thị Nại chỉ có một cửa thoát ra biển ở cửa Quy Nhơn. Tất cả thuyền bè muốn lưu thông ra vào vịnh Thị Nại đều phải đi qua cửa biển này. Căn cứ vào tài liệu lịch sử, địa lý và điền dã khảo cổ học, có thể khẳng định rằng Thị Nại là một thương cảng rộng lớn, đủ sức để chứa đựng nhiều 7 nguồn hàng ở nội địa cũng như ở bên ngoài lưu thông, là nơi dừng chân của nhiều thương nhân, tàu buôn lớn của nước ngoài. Việc xác định một vị trí chính xác tuyệt đối của thương cảng Thị Nại thời Vijaya là tương đối khó khăn. Chúng ta chỉ có thể dựa trên những bằng chứng lịch sử cùng với khảo sát địa chất- sinh thái của khu vực biển Quy Nhơn trong khi chờ đợi kết quả khai quật khảo cổ học tại vùng vịnh Thị Nại- Quy Nhơn. Cùng với sự đổi dòng của các nhánh sông Côn, cũng như là các biến đổi về địa hình (đặc biệt là sự bồi lấp của cửa biển phía Bắc, dần dần nối liền đất liền với dãy núi/ đảo Phương Mai ở phía Đông) thì vị trí của thương cảng Thị Nại cũng đã có những sự thay đổi cho phù hợp. Bên cạnh đó, xét trong một cái nhìn đối sánh đồng đại với sự vận hành của các thương cảng khác trong khu vực Đông Nam Á như Vân Đồn ở phía Bắc của Đại Việt hay Palembang Srivijaya ở Sumatra, cũng như thông qua việc khảo sát địa hình, địa mạo của vùng vịnh Thị Nại, có thể nhận xét rằng: Thương cảng Thị Nại nằm ở trung tâm của một hệ tiểu cảng ven bờ. Với vị trí địa lý như vậy, Thị Nại nhanh chóng trở thành một nơi có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Sự ra đời và phát triển thịnh vượng của thương cảng Thị Nại đã mang đến sự ổn định, vững mạnh cho chính thể Vijaya. 1.1.1.2. Sông ngòi Nằm ở vị trí tiếp giáp của đất liền và sông biển, Thị Nại nhờ các con sông bắt nguồn từ Trường Sơn và cao nguyên phía tây đổ ra biển Đông tạo nên cửa khẩu và thương cảng. Nơi đây sớm hình thành nhiều làng mạc và trung tâm thương nghiệp. Đầu tiên, khi nhắc đến chính thể Vijaya cũng như thương cảng Thị Nại không thể không nhắc đến vai trò của dòng sông Côn. Sông Côn là dòng sông dài nhất của vùng Vijaya, và hầu hết các trung tâm kinh tế, chính trị, tôn giáo quân sự đều nằm trải dọc theo dòng sông này. Sông Côn có thể được xem là một trục chính của một mạng lưới trao đổi ven sông của nagara Vijaya. Sông 8 Côn trở thành con đường vận chuyển hàng hóa từ các vùng trong vương quốc Champa tới thương cảng Thị Nại, mà đặc biệt là từ Tây Nguyên. Sông Côn không chỉ vận chuyển hàng hóa mà còn có vai trò chuyển tải văn hóa giữa các vùng trong vương quốc. Sông Côn còn có vai trò địa chính trị đối với vương quốc Champa. Sông Côn được dùng làm hào khi có giặc phương Bắc tấn công xuống, ngăn chặn sự tấn công xâm lược của chúng, bảo vệ Thị Nại, giúp cho Thị Nại thực hiện chức năng là quân cảng của mình, giữ vững kinh đô Vijaya. Dòng sông Côn còn có vai trò quan trọng để gây dựng nên một đồng bằng Bình Định trù phú. Hằng năm, sông Côn cung cấp một lượng lớn phù sa và nước cho vùng đồng bằng này. Sự trù phú, màu mỡ của nơi đây khiến cho vùng đồng bằng Bình Định trở thành hậu phương lương thực cho cảng thị và cho chính thể Vijaya. Đây là một trong những nguyên nhân giúp cho chính thể Vijaya hùng mạnh, bền vững. Bên cạnh đó, trong không gian duyên hải với điểm nhấn là cảng Thị Nại còn có một hệ thống thủy lộ, cửa biển và các hệ đảo ven bờ. Đó là hòn Thanh Châu “ở thôn Chính Thành, phía nam huyện, tục gọi là núi Cù Lao, là trấn sơn của cửa biển Thị Nại” [14, tr.30], là Ghềnh Hổ “ở phía ngoài cửa biển Thị Nại, phía Đông huyện Tuy Phước” [14, tr.30]. Các dòng sông từ thượng nguồn đổ về của biển Thi Nại có sông Tam Huyện “ở địa phận ba huyện Tuy Viễn, Tuy Phước và Phù Cát nên gọi tên thế” [14, tr.32-33], chia làm 4 dòng, đều đổ vào đầm Biển Cạn và chảy xuống cửa biển Thi Nại. Bên cạnh đó có đầm Biển Cạn “ở phía Đông huyện Tuy Phước, chu vi hơn 9.500 trượng, nước đầm đổ vào cửa biển Thị Nại, trong đầm có núi nhỏ, tục gọi là tháp Thầy Bói, phía tả là Ghềnh Hồ, phía hữu là Bãi Nhạn” [14, tr.35]. Với một mạng lưới sông ngòi dày đặc như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tài nguyên, sản vật của Champa tham dự vào hệ thống thương mại khu vực và thế giới, góp phần tăng cường vai trò trung tâm liên vùng của thương cảng Thị Nại. 9 1.1.3. Khí hậu Cũng như các vùng khác trong cả nước, Bình Định nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa đông khu vực này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Hoạt động của gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi và về của các đoàn thuyền buôn. Hoạt động này chỉ diễn ra vào một khoảng thời gian nhất định từ 3 đến 4 tháng gọi là “mùa mậu dịch”. Các thương thuyền từ Đông Bắc Á đến Thị Nại đi theo gió mùa Đông Bắc bắt đầu thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đến tháng 6 tháng 7, gió mùa Đông Nam lại thổi ngược lên phía Bắc. Theo hướng gió, thuyền buôn Trung Hoa, Ấn Độ,.. lại dong thuyền về nước. Bình Định có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng đối với khu vực miền núi có thêm một mùa mưa phụ từ tháng 5 đến tháng 8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8. Do khí hậu ở đây khô hạn và mưa kéo dài nên các thương thuyền nước ngoài phải thường xuyên dừng chân tại những thương cảng dọc miền Trung trên lãnh thổ đất Bình Định để tránh mưa to, gió lớn hay lấy nước ngọt, lương thực và trao đổi hàng hóa. Điều này càng đẩy mạnh vai trò của các thương cảng trong hoạt động kinh tế thương mại ở vùng đất này. Thêm nữa, ở Thị Nại cho đến trước Tết Âm lịch thời tiết vẫn khô ráo thuận lợi cho việc thu gom, vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá. Độ ẩm tuyệt đối tại khu vực miền núi là 22,5 - 27,9% và độ ẩm tương đối 79-92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối trung bình là 79%. Chế độ mưa: Đối với các huyện miền núi tổng lượng mưa trung bình năm 2.000 - 2.400 mm. Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751 mm. Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi xuống duyên hải và có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vậy là ngay từ những buổi đầu sơ khởi vùng Thị Nại đã có những tiền đề thuận lợi của một thương cảng thời trung cổ phát triển một hệ thống giao 10 thương đa chiều nhờ vào hệ thống sông, vị trí sát biển và khí hậu phân hai mùa rõ rệt. Những điều kiện sơ khởi trên hứa hẹn những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển của Thị Nại về sau. 1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 1.2.1. Điều kiện kinh tế • Tiềm năng kinh tế của vùng đất Bình Định Địa hình lãnh thổ cổ xưa của mandala Champa được nhìn nhận như là một trong những vùng đất bị chia cắt bởi các đèo, dốc và núi ven biển. Các vùng đồng bằng nhỏ hẹp nằm ở châu thổ của những con sông ngắn, có độ đốc cao bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển, cộng thêm khí hậu nóng ẩm đã đưa tới nhận định cho rằng kinh tế nông nghiệp của Champa là kém phát triển. Tuy nhiên, không phải tất cả các đồng bằng ven biển đó đều là những vùng đồng bằng kém phì nhiêu, không thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Các đồng bằng châu thổ sông Thu Bồn (thuộc tiểu quốc Amaravati - vùng Quảng Nam ngày nay), hay đồng bằng châu thổ sông Côn (thuộc tiểu quốc Vijaya- vùng Bình Định ngày nay) được ghi nhận như những vùng đồng bằng trù phú. Các vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn này đã tạo nên nền tảng cho sự phát triển một nền kinh tế nông nghiệp mang lại các nguồn thu ổn định và bền vững cho các tiểu quốc Amaravati và Vijaya. Theo Đại Nam nhất thống chí thì đồng bằng lưu vực sông Côn “ruộng đất màu mỡ, rộng rãi, xưa gọi là “Tiểu nông trại”, nhân dân đông, phẩm vật nhiều, thuyền xe tụ tập, buôn bán đông vui, trong ngoài sông núi bao vây, đánh hay giữ hai đường đều tiện, thật là đất xung yếu ở Tả kỳ vậy” [14, tr.11- 12] Với đất đai màu mỡ do phù sa bồi đắp hàng năm, trên các đồng bằng châu thổ ấy, các cư dân Champa đã tiến hành canh tác nông nghiệp. Nghề trồng lúa vốn là sinh hoạt chính của họ và cây lúa là cây trồng quan trọng nhất của người Chăm. Điều này được thể hiện qua các văn bia có nội dung liên quan đến việc dâng hiến hoa màu cho các đền tháp. 11 Trong bối cảnh đặc trưng của một vùng khô, người Chăm đã có những sáng tạo riêng của mình để thích ứng, duy trì và phát triển. Theo Thủy kinh chú, người Chiêm Thành biết trồng lúa trên hai loại ruộng là xích điền và bạch điền. Nhiều giống lúa Chiêm Thành nổi tiếng đã được đưa tới miền Đông Nam Trung Quốc vào đầu thế kỷ XI là những giống lúa nhanh chín, có thể chịu được cả khô hạn và ngập nước. Ở phía Bắc Việt Nam bây giờ trong dân gian vẫn còn nhắc đến 35 giống lúa cấy về mùa nắng được gọi là lúa Chiêm, trong đó có hai thứ rất quen thuộc với người nông dân là chiêm hẩm và chiêm dự. Những ghi chép của Wang Dayuan - người được coi là đã đi hết các hải quốc ở Nam Hải vào thế kỷ XIV cho rằng: những cánh đồng (lúa của Champa) thuộc loại thượng đẳng và trung đẳng thích hợp cho việc trồng trọt. Hơn thế, người Chăm là những người rất thạo trong việc làm thủy lợi, dẫn nước vào các ruộng cao bằng hệ thống guồng nước, hay xây đắp hệ thống đập nước để trữ nước cho nông nghiệp. Bia Lomngơ đã cho biết việc làm đập nước, đào kênh của người Chăm. Ở khu vực làng Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định vẫn còn dấu vết của một hệ thống thủy lợi của người Chăm. Đó cũng là một hệ thống đập bổi có kè đá. Theo tài liệu địa phương thì địa điểm xây đập phải đảm bảo độ dốc của dòng chảy tại nơi nó bị chặn lại để đủ một lượng nước đưa vào hệ thống mương dẫn tới từng cánh đồng. Mặt khác lòng sông suối nơi xây đập phải có loại đá tảng để làm cửa mương tránh bị xói mòn. Miền Trung vốn là vùng đất khô hạn, chính vì vậy, người Chăm đã biết khai thác nguồn nước ngầm để sinh hoạt và tưới tiêu bằng cách đào giếng. Theo các nhà nghiên cứu, đào giếng là loại hình sinh hoạt văn hóa xuất hiện sớm ở miền Trung Việt Nam và những khảo sát điền dã, khảo cổ học dọc theo ven biển duyên hải và hải đảo đã phát hiện một loạt hệ thống giếng Chăm cổ. Các giếng này phổ biến loại hình giếng hình vuông làm nguồn nước công cộng cho cư dân như giếng ở vùng Ninh Phước, Phan Rang, Bình Định ngày nay và trở thành mặt hàng có chức năng xuất khẩu. 12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét