Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Tình hình giáo dục việt nam thời thuộc địa 1858 1945

11 Tính trung bình trên toàn quốc, cứ hai huyện có một trường học quốc lập. Vào khoảng 5.570 suất đinh thì có một trường học, đông nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ, trung bình là trên 4000 suất đinh thì có một trường học [1, tr.42].  Các Học quan ở địa phương Các Học quan ở địa phương được triều đình quản lý bao gồm: Đốc học, Giáo thụ, Huấn đạo. Ở cấp tỉnh có chức Đốc học, có nhiệm vụ làm thanh tra học vấn, tước quan hàng ngũ phẩm. Ở phủ có chức Giáo thụ, là giám đốc học vấn, tước quan hàng thất phẩm. Ở huyện có chức Huấn đạo, phụ trách giảng dạy, tước quan hàng bát phẩm. Các Đốc học được chọn trong các Tiến sĩ, các Giáo thụ, Huấn đạo được chọn trong các Cử nhân và Tú tài. Việc đặt Học quan ở các địa phương được các vua nhà Nguyễn, bắt đầu từ vua Gia Long chú ý đến, ngay sau khi đánh bại triều Tây Sơn, vua Gia Long đã ra quy định về việc đặt chức Đốc học ở các xứ Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Phủ Phụng Thiên… Ở những địa phương, có số học trò ngày càng tăng triều đình cũng đã chú ý để kịp thời ra chiếu chỉ bổ xung Học quan cho các địa phương. Năm 1840, có 21 Đốc học cho 31 tỉnh, 63 Giáo thụ cho 70 đến 90 phủ, 94 Huấn đạo cho 270 huyện [1, tr.44]. Các vua nhà Nguyễn rất chú ý đến việc tuyển chọn các Học quan với nhiều tiêu chuẩn về tuổi tác, phẩm chất, đạo đức, trình độ. Năm Gia Long thứ 11 (1812) nhà vua truyền chỉ, việc lựa chọn Học quan là người phải có học hành có tuổi tác, xuất thân là Tiến sĩ, Phó bảng, Cử nhân và phải do đình thần chọn cử và có chỉ phê duyệt.  Trường dân lập ở các thôn xóm và các thầy giáo làng Ngoài các trường do nhà triều đình quản lý, việc mở trường học ở các thôn xóm cũng rất được quan tâm khuyến khích nhằm góp phần đào tạo lớp người có tri thức, tuyển chọn quan lại ra giúp vua trị nước. Việc mở trường tư 12 ở các địa phương không bị triều đình ràng buộc bởi những quy định phức tạp, tổ chức việc học ở làng xã do nhân dân tự lo liệu. Số lượng trường, lớp có rất nhiều ở cả nông thôn lẫn thành thị, hầu như làng xã nào cũng có, bất cứ Nho sĩ nào cũng có thể mở trường, lớp học tại nhà mình. Có 2 loại lớp là Tiểu tập được mở tại trường hoặc tại nhà của các gia đình có điều kiện và lớp Đại tập thường học ở dinh các quan đã nghỉ hưu. Trong các lớp học đó, học sinh bao gồm nhiều lứa tuổi, trình độ và chỉ có một thầy dạy, giờ giấc, nội dung và phương pháp học đều do thầy quyết định. Các thầy dạy học ở địa phương bao gồm những Nho sĩ có học vấn ở trình độ nhất định như đã thi đỗ khảo hạch, đỗ Tú tài mà không có điều kiện theo học nữa hoặc thi mãi không đỗ Cử nhân. Cũng có thể là những người có học vấn uyên thâm nhưng không thích khoa danh, những người đã đỗ đạt làm quan nhưng đã chán cảnh quan trường xin từ quan về quê.  Nho sinh ở địa phương Nho sinh ở các địa phương trước khi tham gia vào các kì thi phải trải qua một thời gian học tập dài hay ngắn, tùy theo sức học hoàn cảnh gia đình và còn phải nhờ vào sự may rủi nữa. Vì điều kiện dự thi không hạn định tuổi tác nên trẻ dưới 20, già thi 40 đến 50 thậm chí 80 tuổi vẫn còn đi thi. Vì kết quả học tập của các Nho sinh có quan hệ mật thiết đến uy tín, vinh dự và quyền lợi của làng xã nên ở các làng xã việc học và tạo điều kiện cho con em địa phương học tập rất được quan tâm chú ý với nhiều hình thức. Những người thi đỗ thì việc đón rước được địa phương tổ chức rất long trọng, được nhiều quyền lợi về kinh tế và địa vị trong làng xã. 1.2.2. Nội dung giáo dục Việt Nam thời nhà Nguyễn (cuối thế kỷ XIX) 1.2.2.1.Văn cử  Thi Hương - Điều kiện dự thi Hương 13 Triều Nguyễn cũng giống như các triều đại phong kiến khác, trước khi tham dự thi Hương, các Nho sinh phải vượt qua kỳ khảo hạch ở địa phương. Năm Minh Mệnh 6 (1825), nhà vua định lệ hàng năm vào các ngày 15 - 4 và tháng 10 tổ chức khảo hạch. Nội dung khảo đủ đề mục của bốn kỳ (trường) thi. Học quan địa phương tiến hành sơ khảo sau đó chuyển đến quan Tế tửu, Tư nghiệp chấm lại. Thí sinh phải trải qua bốn năm, tám kỳ khảo hạch làm đủ văn thể bốn trường thì mới đủ điều kiện dự thi. Người đỗ được xếp hạng cho miễn binh đao một năm hoặc nửa năm để đợi khoa thi. Những sĩ tử vượt qua được kỳ khảo hạch sẽ được Lý trưởng lập danh sách chuyển lên quan trấn, danh sách phải ghi rõ học ở đâu. Ngoài ra, thí sinh phải là người có lý lịch, tư cách đạo đức tốt (khai rõ lý lịch ba đời), những người con nhà xướng ca, có tội, hoặc gia đình đang có tang đều không được dự thi. - Trường quy đối với các thí sinh + Trường quy tại trường thi Trường quy của các khoa thi Hương cũng như thi Hội, thi Đình thông thường gồm những quy định sau: Thí sinh không được mang tài liệu vào trường thi, nếu bị phát giác sẽ bị quy vào tội “hoài hiệp văn tự”, ai vi phạm sẽ bị đóng gông một tháng, đánh 100 trượng và tước bỏ học vị Cử nhân hoặc Tú tài đã có. Người phát giác sẽ được thưởng 3 lạng bạc. Thí sinh không được nói chuyện ồn ào, đi lại trong vi, không trao đổi ý kiến, chép bài và làm bài cho nhau. Tội này bị phát giác sẽ bị đóng gông giam trước trường, phạt đánh 100 trượng. Người vi phạm không những bị phạt mà còn truy đến Đốc học, Giáo thụ, Huấn đạo tại địa phương cư trú. Ngoài ra, triều đình còn quy định phạt nặng đối với những người làm bài thi mới thay thế bài thi cũ đã nộp. Ở khoa thi Hương năm 1834, Nguyễn 14 Văn Giao và Nguyễn Thái Đễ ở trường thi Nghệ An được quan trường cho viết lại bài thi thế vào bài thi cũ bị đánh hỏng, việc vỡ lở hai ông bị tước bỏ học vị Cử nhân. Để tránh gian lận trong quyển thi, quan trường thi sẽ đóng dấu nơi tổ chức thi, kỳ thi. Trong quyển đóng dấu giáp phùng tức là dấu giữa hai tờ kế tiếp nhau, một nửa dấu ở tờ này một nửa dấu ở tờ kia để tránh xé hoặc đóng thêm vào. Đến giữa trưa, quan trường còn đóng dấu vào trang trong của quyển thi gọi là dấu nhật trung, nếu thi sinh không đóng dấu nhật trung tức là đã vi phạm trường quy. Quyển thi nộp trong thời gian hạn định sẽ được bỏ vào hòm, niêm phong cẩn thận. + Trường quy tại quyển thi Khiếm ty Khiếm ty là lỗi không tránh các chữ húy trong các bài thi, việc tránh các chữ húy quy định chung cho các văn bản mà bài thi chỉ là một trong đó, nhưng được áp dụng rất chặt chẽ vì khoa cử sẽ chọn ra những người cai trị đất nước nên đương nhiên phải thông thạo các phép tắc của xã hội. Việc dùng các chữ húy rất phức tạp, các quy định tùy theo từng triều vua có khác nhau. Như vào triều Gia Long, Minh Mệnh chỉ kiêng chính tự tức là chính chữ đó nếu gặp phải thì dùng từ có nghĩa tương tự để thay thế. Đến thời Thiệu Trị có lệnh kiêng cả chữ đồng âm… Các thí sinh nếu vi phạm vào các chữ húy sẽ bị xử phạt rất nặng thường bị phạt đánh bằng trượng, có chức tước thì bị giáng cấp, đỗ Cử nhân thì bị cách, có chức như Huấn đạo, Giáo thụ thì bị giáng bốn năm cấp và điều đi nơi khác. Những quy định về kiêng húy khắc nghiệt và cứng nhắc đã hạn chế việc nào việc tuyển chọn những Nho sinh có tài, có thực học cho triều đình. 15 Khiếm trang Khiếm trang có nghĩa là thiếu phần tao nhã, như dùng từ thô tục về nghĩa hoặc về âm, dùng các từ thiếu tôn kính trước các từ đáng kính, dùng từ có thể hiểu với ý nghĩa khác không được tao nhã… Cụ thể là trước các từ chỉ Lăng, Miếu, Điện, các từ chỉ Đế ,Hậu… Nho sinh không được dùng những từ mang ý nghĩa xấu, có âm thô tục. Lệ viết chữ Trong kỳ thi Hương thí sinh phải viết chữ chân phương, thiếu mất một nét, một chấm sẽ bị đánh hỏng. Quyển thi bị ố bẩn, tỳ vết thì bị coi là làm dấu nên cũng sẽ bị đánh hỏng. Lệ quy định trong mỗi quyển thi không được đồ (xóa bỏ), di (sót), câu (móc), cải (sửa) quá mười chữ. Những chữ xung quanh dấu nhật trung, dấu giáp phùng không được sửa, khi làm xong bài cuối quyển thi phải ghi rõ số chữ đã đồ, di, câu, cải trong quyển. Các quy định của triều đình nhằm đảm bảo việc thi cử được nghiêm túc, công bằng và thực hiện tốt các biện pháp đó là một việc làm đúng. Tuy nhiên trong các quy định đó có nhiều điều quá hà khắc thậm chí là vô lý, đã cản trở nhiều người có tài vì sợ phạm húy, sợ gò bó mà không dám đi thi. - Việc tổ chức và thể lệ thi + Thời gian trung bình mở một khoa thi Đầu năm Gia Long 6 (1807), triều đình chính thức ban bố quy định về thi Hương, thi Hội. Lệ thi Hương đời Gia Long, bước đầu quy định 6 năm tổ chức một khoa thi, từ khoa thi năm Bính Tuất Minh Mệnh 6 (1825), bắt đầu định lệ ba năm mở một khoa thi, mặc dù quy định của triều đình là ba năm mở một khoa thi Hương và thi vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu nhưng trên thực tế các khoa thi Hương được tổ chức không đều đặn do tình hình chính trị 16 - xã hội chi phối nên ở một số trường thi bị đình bãi hoặc triển hạn sang thi năm khác. Tính từ khoa thi Hương đầu tiên năm Gia Long 6 (1807) đến khoa thi Hương cuối cùng năm Khải Định 3 (1918), trải qua 111 năm, triều Nguyễn đã có 47 kỳ thi Hương. Thời gian trung bình mở một khoa thi Hương dưới triều Nguyễn là 2,4 năm, trong đó thời gian mở một khoa thi Hương ở các đời vua là: Gia Long : 6,7 năm Đồng Khánh: 1 năm Minh Mệnh: 2,5 năm Thành Thái: 3 năm Thiệu Trị: 1,4 năm Duy Tân: 3 năm Tự Đức: 2,1 năm Khải Định: 3 năm Kiến Phúc: 1 năm + Việc tổ chức thi Hương Sĩ tử sau khi vượt qua kỳ khảo hạch trở thành thí sinh thi Hương, mùa thi được tổ chức vào mùa Thu nên được gọi là Thu thí. Năm Quý Dậu (1813) dưới triều Gia Long, các trường thi ở miền Bắc đều được tổ chức vào tháng 10. Riêng chỉ có trường thi Nghệ An, Thanh Hóa tổ chức vào tháng 3; trường thi ở Thừa Thiên và các trường thi ở phía Nam thì tổ chức vào tháng 7. Đối với các thí sinh dự thi, trước khi vào trường thi thí sinh phải chuẩn bị đầy đủ lều, chõng, chiếu, tráp đựng nghiên, bút, giấy, mực, dao, kéo, ống quyển… cùng thức ăn đủ dùng trong một ngày. Vào ngày thi từ đầu canh năm (khoảng 3 giờ sáng) hoặc đầu trống canh tư (khoảng 1 giờ sáng), tùy theo số thí sinh ở trường nhiều hay ít, các quan trường được rước ra cổng các vi của trường thi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét