Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Nghiên cứu một số giống ngô lai trong tập đoàn các giống ngô lai trồng tại khu vực xã ngọc thanh phúc yên vĩnh phúc

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 năng suất cao, còn những nước nghèo đang phát triển do điều kiện kinh tế khó khăn và đầu tư thấp, chủ yếu sử dụng giống thụ phấn tự do nên năng suất sản lượng thấp (FAOSTAT, 2010) [14] Theo số liệu (FAOSTAT, 2010) hơn 40 năm qua, nghề sản xuất ngô phát triển đáng kể, tăng nhanh về diện tích, năng suất, sản lượng. Theo bảng 1.2: Năm 2007, diện tích ngô trên thế giới đạt 157,9, năng suất ngô trung bình đạt 6,0 tấn/ha, đến năm 2010, đạt diện tích 197,9 triệu ha, năng suất 5,9 ttấn/ha và sản lượng 884,8 triệu tấn. Kết quả trên có được, trước hết là nhờ ứng dụng ưu thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Đặc biêt, từ 10 năm nay, cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác đã góp phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước. Với 52% diện tích trồng bằng giống được tạo ra bằng công nghệ sinh học. Năm 2010, diện tích trồng ngô chuyển gen trên thế giới đạt 35,2 triệu ha, trong đó Mỹ 27,4 triệu ha diện tích trồng ngô chuyển gen, chiếm 73% diện tích trồng ngô chuyển gen trên thế giới (GMO,COMPASS). Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô trên thế giới 2007 – 2010 Năm D.tích (triệu ha) N.suất (tấn/ha) S.lượng (triệu tấn) 2007 157,9 6,0 827,4 2008 157,5 5,9 812,9 2009 157,4 5,8 795,2 2010 197,9 5,9 884,8 Nguồn: FAOSTAT, 2010[14]  Tình hình xuất nhập khẩu ngô thế giới Hàng năm, có khoảng 11,5% tổng sản lượng ngô được lưu thông trên thị trường thế giới, với giá bình quân trên dưới 140 USD/tấn. Xuất khẩu ngô đem lại nguồn lợi lớn cho các nước lớn sản xuất ngô như: Mỹ, Trung Quốc, Chíu Thúy Na 11 Lớp: K33B - Sinh KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 Argentina, Hungari… (Ngô Hữu Tình, 2010) [5]. Sản lượng ngô xuất khẩu trên thế giới trung bình hàng năm từ 82,6 đến 86,7 triệu tấn, riêng Mỹ xuất khẩu khoảng 48,6 triệu tấn, chiếm 64,41% tổng sản lượng, Argentina 9,5 triệu tấn . . . ngược lại, các nước nhập khẩu ngô chủ yếu là Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia, . . . với số lượng rất lớn khoảng 30 triệu tấn. Các nước Đông Nam Á cũng đang có xu hướng tăng nhập khẩu ngô. (http://sokhoahcccn.angiang.gov.vn)  Tình hình sử dụng ngô lai trên thế giới Ngô có vai trò rất lớn trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu chế biến và là mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn lợi rất lớn. Với sức ép của việc gia tăng dân số (khoảng trên 8 tỉ người trên trái đất hiện nay) làm cho diện tích trồng trọt giảm vì vậy để đảm bảo nhu cầu sử dụng ngô của xã hội cần tăng năng suất cây trồng, ngô lai đã đáp ứng được yêu cầu này. Do đó phát triển các giống ngô lai mới có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt trong sản xuất là xu thế chung và tất yếu của toàn thế giới trong thế kỷ XXI. 1.2.2 Ở Việt Nam Ở nước ta, ngô là cây trồng nhập ngoại mới được đưa vào Việt Nam khoảng 300 năm nhưng đã nhanh chóng trở thành một trong những cây trồng quan trọng trong hệ thống cây lương thực. Do có khả năng thích ứng rộng nên diện tích ngô được mở rộng nhanh chóng, cây ngô đã khẳng định vị trí trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời là cây màu số một, góp phần đáng kể trong việc giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân Việt Nam. Những năm trước đây do chưa được quan tâm, chú trọng phát triển nên cây ngô chưa phát huy được tiềm năng của nó. Theo thống kê năng suất ngô Việt Nam những năm 2007 chỉ đạt 25,1 tạ/ha, sản lượng 2005,9 nghìn tấn. Đến năm 2010, năng suất đã đạt 39,6 tạ/ha và sản lượng hơn 400 nghìn tấn, sản Chíu Thúy Na 12 Lớp: K33B - Sinh KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 xuất ngô ở thời điểm này phát triển rất nhanh so với những năm trước đây là nhờ sự hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CYMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng năng suất lên gần 1,9 tấn/ha vào những năm 2008 đến nay, do không ngừng mở rộng giống ngô lai sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống mới. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 được thể hiện ở bảng 1.3 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 Năm Diện tích Năng suất Sản lượng (1000 ha) (tạ/ha) (1000 tấn) 2006 534,6 21,4 1143,9 2007 730,2 25,1 2005,9 2008 1052,6 36,0 3787,1 2009 1031,6 37,0 3819,4 2010 1072,8 39,6 4250,9 Nguồn: (Tổng cục thống kê, 2010) Trong giai đoạn 2006 – 2010 sản xuất ngô ở Việt Nam đã có chuyển biến rõ rệt về diện tích, năng suất, sản lượng. Qua bảng 1.3 cho thấy: năm 2006, diện tích trồng ngô ở nước ta là 544.600 ha với tỉ lệ giống lai chưa đến 1% nhưng đến năm 2010 diện tích đạt 1.072.800 ha trong đó diện tích trồng ngô lai đã chiếm khoảng 95%. Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế giới trong suốt những năm qua. Năm 2010 đã đạt 81,0%, sản lượng ngô Việt Nam năm 2010 đã đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay 4,3 triệu tấn. Có thể nói tốc độ phát triển ngô lai ở Việt Nam rất nhanh so với lịch sử phát triển ngô lai thế giới. Đây là bước tiến vượt bậc so với một số nước trong vùng, kết quả này được CYMMYT và nhiều nước đánh giá cao. Hiện nay có nhiều tỉnh diện Chíu Thúy Na 13 Lớp: K33B - Sinh KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 tích trồng ngô lai đạt gần 100% như: Đồng Nai, An Giang, Trà Vinh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Sơn La, Hà Tây, Vĩnh Phúc. . . Ở nước ta ngô được trồng khắp các vùng trong cả nước với nhiều vụ khác nhau, sản xuất phụ thuộc vào điều kiện đất đai và khí hậu của từng vùng. Theo Tổng cục thống kê, năm 2008, sản xuất ngô ở Việt Nam được chia thành 8 vùng trồng ngô chính như sau: Vùng Đông Bắc: Diện tích khoảng 236 nghìn ha, vụ chính là vụ Xuân, gieo tháng 2, 3. Vùng Tây Bắc: Diện tích khoảng 172 nghìn ha, chính là vụ Hè Thu, tháng 4, 5. Vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Diện tích khoảng 84,7 nghìn ha,chính là vụ Xuân, tháng 2, vụ Thu tháng 8, vụ Đông tháng 9,10. Vùng Bắc Trung Bộ: Diện tích khoảng 137,3 nghìn ha, chính là vụ Xuân tháng 1, 2, vụ Đông tháng 10. Vùng Tây Nguyên: Diện tích 233,4 nghìn ha, chính là Hè Thu tháng 4, đầu tháng 5. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: Diện tích khoảng 42,1 nghìn ha, chính là vụ Hè Thu tháng 4, vụ Đông tháng 11, 12. Vùng Đông Nam Bộ : Diện tích 126,1 nghìn ha, chính là vụ Hè Thu tháng 4, vụ Đông tháng 11, 12. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Diện tích 36,3 nghìn ha, chính là vụ Đông tháng 11, 12. Ở mỗi vùng trồng ngô có đặc điểm về địa hình, đất đai, điều kiện khí hậu. Các vùng miền núi, chủ yếu trồng ngô trên đất đồi, đất ruộng luân canh, nơi địa hình không bằng phẳng do vậy sản xuất ngô còn gặp nhiều khó khăn. Tình hình sản xuất ngô tại các vùng miền núi phía Bắc được thể hiện qua bảng 1.4. Chíu Thúy Na 14 Lớp: K33B - Sinh KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2008 – 2010 Tỉnh Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 Hà Giang 44,0 43,3 43,6 21,0 20,8 22,5 92,6 90,7 93,8 Cao Bằng 35,2 35,4 37,2 37,3 22,7 24,2 96,1 80,3 90,1 Bắc Kạn 14,6 14,2 16,1 27,3 24,9 33,7 39,8 35,3 54,3 Lào Cai 24,7 25,1 26,6 26,2 26,3 28,5 64,6 65,9 75,7 Thái nguêyn 15,9 15,3 17,8 34,7 35,2 42,1 55,1 53,9 74,9 Lạng Sơn 18,4 17,7 19,1 43,4 39,7 44,9 79,8 70,2 85,8 Phú Thọ 20,3 18,0 21,6 36,8 36,6 38,1 74,8 65,8 82,3 Sơn La 80,9 82,4 92,7 28,2 32,6 35,2 228,0 269,0 326,4 Lai Châu 16,0 17,4 18,3 18,1 18,9 19,1 28,9 32,1 35,0 Hoà Bình 33,8 32,2 33,7 28,7 33,4 36,7 96,9 107,5 123,6 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010)[10] Qua bảng 1.4 cho thấy: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La là các tỉnh có diện tích trồng ngô lớn nhất khu vực, trong đó Sơn La có diện tích tăng nhanh từ 80,9 nghìn ha (năm 2008) lên 92,7 nghìn ha (năm 2010). Hà Giang là tỉnh có diện tích trồng ngô thứ hai: 44,0 nghìn ha (năm 2008). Tỉnh có diện tích trồng ngô thấp nhất là Bắc Kạn chỉ có 14,2 nghìn ha (năm 2009). Nhìn chung diện tích trồng ngô các tỉnh đều chậm. Mặc dù các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Hoà Bình có diện tích trồng ngô lớn nhưng năng suất không cao. Năng suất ngô cao nhất là Lạng Sơn đạt 44,9 tạ/ha, Thái Nguyên đạt 42,1 tạ/ha (năm 2010), Phú Thọ 38,1 tạ/ha. Năng suất ngô thấp nhất là Lai Châu đạt 19,1 tạ/ha (năm 2010). Một số tỉnh có sản lượng ngô lớn như: Sơn La, Hoà Bình, Hà Giang, Cao Bằng (năm 2010) (Tổng cục thống kê, 2010) Hiện nay các giống ngô được sử dụng chủ yếu trong sản xuất ở các tỉnh miền núi là giống địa phương, giống thụ phấn tự do, giống lai. Tuy nhiên diện Chíu Thúy Na 15 Lớp: K33B - Sinh KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 tích trồng giống ngô lai còn rất ít và đang dần được mở rộng nhờ các chính sách quan tâm, ưu đãi của nhà nước. Định hướng phát triển ngô ở các tỉnh trong cả nước trong thời gian tới là qui hoạch lại vùng trồng ngô lai, vùng trồng giống ngô thụ phấn tự do cải tiến phù hợp với các điều kiện của từng địa phương. Mặc dù có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng sản xuất ngô ở Việt Nam nhưng từ những kết quả đã đạt được chúng ta vẫn có thể khẳng định sản xuất ngô của Việt Nam trong giai đoạn trong những năm 1985 -2010 đã có sự phát triển vượt bậc. Do Đảng, Chính phủ, Bộ NN và PTNN đã thấy được vai trò của cây ngô trong nền kinh tế, kịp thời đưa ra những chính sách, chương trình và biện pháp phù hợp nhằm khuyến khích nghiên cứu nghiên cứu khoa học – kỹ thuật mở rộng sản xuất. Ngoài ra các nhà khoa học đã đưa nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt về giống mới vào sản xuất. Chíu Thúy Na 16 Lớp: K33B - Sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét