Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Đảng lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết việt nam lào campuchia trong thời kỳ 1945 1975

7 Chương 2: Đảng lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết Việt Nam - Lào Campuchia trong thời kỳ 1954 – 1975. Chương 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm. 8 Chương 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA TRONG THỜI KỲ 1945 - 1954 1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH KHỐI ĐOÀN KẾT VIỆT NAM – LÀO – CAMPUCHIA 1.1.1. Cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời là một thành tựu vĩ đại của loài người tiến bộ, là vũ khí lý luận khoa học và cách mạng soi đường để giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đứng lên tự giải phóng mình. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải tự giành lấy sự thống trị chính trị. Nhưng sức mạnh đấu tranh ấy không bao giờ được tự giới hạn trong phạm vi dân tộc, mà phải đặt trong mối quan hệ quốc tế. Mặt khác, giai cấp vô sản mang bản chất quốc tế, đây là cơ sở khách quan của sự đoàn kết, liên minh giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động ở các dân tộc bị áp bức, bóc lột nhằm tạo sức mạnh vô địch chiến thắng chủ nghĩa tư bản. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, khi mà hệ thống thuộc địa của chúng bao chùm khắp thế giới thì vấn đề dân tộc càng trở nên cực kỳ quan trọng trong cuộc cách mạng vô sản. Trong điều kiện mới, V.I.Lênin chỉ rõ: vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại. Khẩu hiệu đó là lời hiệu triệu đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân tất cả các nước, động viên hàng triệu quần chúng bị áp bức bóc lột trên thế giới đấu tranh chống sự xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc. V.I.Lênin đã chỉ ra cách mạng giải phóng dân tộc phải gắn liền với cách mạng vô sản. Người còn khẳng định động lực của cách mạng vô sản trong 9 thời kỳ mới là sự liên minh giữa giai cấp vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Người đánh giá cao yếu tố dân tộc và vai trò của nó trong sự thắng lợi của cách mạng vô sản. Đồng thời vẫn khẳng định vấn đề dân tộc chỉ có thể giải quyết thắng lợi nếu đem gắn với cuộc cách mạng vô sản. Nắm vững bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, hiểu sâu sắc thực tiễn cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được sức mạnh to lớn của dân tộc. Đó là truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, những thành tựu cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là sức mạnh của lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường và sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân, sức mạnh của con người, của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, Người cũng khẳng định sức mạnh đó sẽ được nhân lên nhiều lần khi biết đoàn kết với các nước láng giềng, đoàn kết quốc tế, để tạo thành sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi kẻ thù. Nguyễn Ái Quốc đã tiếp xúc với bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Người nhận thấy: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Nếu như Nghị quyết Đại hội VI Quốc tế Cộng sản chủ trương: chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa và nửa thuộc địa khi giai cấp vô sản giành thắng lợi ở các nước tiên tiến, thì Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy rằng: ngày mà hàng trăm triệu người dân châu Á bị đọa đầy và áp bức sẽ thức tỉnh và vứt bỏ sự bóc lột đê tiện của những tên thực dân tham lam vô độ, họ đã hình thành một lực lượng khổng lồ và có thể xóa bỏ một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, giúp cho những người anh em họ ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn. Điều đó có nghĩa là Nguyễn Ái Quốc đã đưa cách mạng giải phóng dân 10 tộc phương Đông trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới và có vị trí xứng đáng của nó, chứ không phụ thuộc vào cách mạng chính quốc. Bởi như Người đã khẳng định tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức các nước thuộc địa” [22, tr.273]. Theo Nguyễn Ái Quốc muốn đánh bại các nước đế quốc, trước hết phải tước hết thuộc địa của chúng. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã gắn cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản và xác định mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa hai dòng thác cách mạng. Với Người, chủ nghĩa yêu nước gắn kết với chủ nghĩa quốc tế vô sản một cách đương nhiên. Đó là điều cốt lõi của tư duy và hoạt động cách mạng nói chung và đường lối cách mạng nói riêng. Quá trình hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra: khi chủ nghĩa đế quốc đã cấu kết với nhau trên thế giới để áp bức bóc lột giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa, muốn giải phóng dân tộc, thì các lực lượng cách mạng và quần chúng bị áp bức đoàn kết lại. Người khẳng định: vì hòa bình thế giới, vì tự do, những người bị bóc lột mọi chủng tộc đoàn kết lại và chống áp bức. Để tăng cường đoàn kết các dân tộc áp bức ở châu Á, từ kinh nghiệm thành lập tổ chức “Hội liên hiệp thuộc địa” ở Pháp trước đây, Nguyễn Ái Quốc tiến hành thành lập “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông”. Ngày 9-7-1925, tại Quảng Châu – Trung Quốc, “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông” được thành lập. Tôn chỉ của hội ghi rõ: “Liên lạc với các dân tộc bị áp bức cùng làm cách mạng nhằm đánh đổ đế quốc”. Tuyên ngôn của Hội nhấn mạnh: con đường duy nhất để xóa bỏ áp bức chỉ có thể là liên hiệp các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức và giai cấp vô sản toàn thế giới, áp dụng những phương pháp cách mạng để lật đổ về căn bản chủ nghĩa đế quốc cực kỳ hung ác. Đến đây cho thấy việc đoàn kết các dân tộc thuộc địa thành một mặt trận, là tư tưởng nhất quán của Nguyễn Ái Quốc. 11 Với vị trí của bán đảo Đông Dương, chủ nghĩa đế quốc luôn coi đây là một địa bàn chiến lược, thống nhất về chính trị, quân sự và đặt trong một chiến lược chung. Chính vì vậy, khi hoạch định đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của tình đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương. Trong những năm từ 1921 đến 1926, các bài viết về Đông Dương của Người đã vạch trần tội ác của kẻ thù và chỉ rõ: nguyên nhân đầu tiên gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông, đó là sự biệt lập… Họ hoàn toàn không biết đến những việc xảy ra ở các nước láng giềng gần gũi nhất của họ, do đó họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn nhau. Từ năm 1926 đến 1928, Người mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ chính trị ở Quảng Châu và Uđon (Xiêm), nhiều cán bộ đã được Người phái về Việt Nam, Lào, Campuchia hoạt động xây dựng cơ sở nhờ đó chủ nghĩa Mác Lênin được truyền bá vào Việt Nam, Lào, Campuchia. Cùng với sự chuẩn bị về chính trị tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc hết sức giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia. Tháng 6 - 1928 tại Xiêm, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Người, các chi bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Phì chit, Uđon và Noọng Khai được củng cố vững chắc. Mùa thu năm 1928, Người rời Xiêm sang Pắcsxế, lên Xavanakhét, đến Thà Khẹt trực tiếp tìm hiểu tình hình đấu tranh cách mạng ở Lào. Những hoạt động ấy đã góp phần phát triển cách mạng ở Lào. Từ một chi bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Viêng Chăn đã hình thành 06 chi bộ cộng sản: Viêng Chăn, Pắcxế, Xavanakhét, Thà Khẹt, Phông tiu và Bôneng, lúc đầu gồm các đảng viên là Việt kiều sau đó kết nạp đảng viên là người Lào. Các chi bộ trên là cơ sở để thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương ở Lào (tháng 9-1934). Ở Campuchia, chi bộ cộng sản đầu tiên được xây dựng ở Trường Trung học Xixôvát. 12 Trong khi đề cao tinh thần ủng hộ, tương trợ lẫn nhau trong đấu tranh, Hồ Chí Minh luôn coi trọng quyền dân tộc tự quyết cũng như tính độc lập và chủ động của cách mạng mỗi nước. Tại Hội nghị Trung ương 8 (tháng 51941), Người khẳng định: sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật, ta phải thi hành đúng chính sách “dân tộc tự quyết” cho dân tộc Đông Dương. Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố chủ quan và khách quan, Hồ Chí Minh khẳng định đoàn kết liên minh phải dựa vào sức mình là chính. Người khẳng định: trước mắt phải làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và yêu cầu không nói chung cho cả Đông Dương mà phải nêu vấn đề từng nước, cách mạng là của nhân dân từng nước, nhân dân mỗi nước phải tự làm lấy, phải hỗ trợ lẫn nhau, phải thành lập mặt trận dân tộc mỗi nước, trên cơ sở đó thành lập mặt trận Đông Dương. Tại Hội nghị chiến tranh du kích, Người nói: một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ chờ các dân tộc khác giúp đỡ thì dân tộc đó không xứng đáng được độc lập. Theo Người, muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp mình đã. Là lãnh tụ thiên tài nhìn xa trông rộng, Hồ Chí Minh hiểu rõ, các nước Đông Dương đều là những quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc dù lớn hay bé đều có lòng tự tôn dân tộc một cách chính đáng và dễ bị mặc cảm. Hơn nữa, bọn thực dân xâm lược bao giờ cũng dùng chính sách chia để trị. Chúng dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ nhân dân ba nước, và chia rẽ các dân tộc. Cho nên hòn đá tảng trong quan hệ dân tộc trong tư tưởng và hành động của Người là đoàn kết giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau để tránh kẻ thù xâm lược. Tại Hội nghị cán bộ Mặt trận Liên minh nhân dân Việt Nam - Lào Campuchia, Hồ Chí Minh nói: “Việt Nam đoàn kết chặt chẽ, cả ba nước đoàn kết nhất định sẽ đánh bại bọn thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, giành độc lập tự do thực sự. Đoàn kết ở đây, là đoàn kết trong lòng, đoàn kết trong hành động, đoàn kết trong đấu tranh, chứ không đoàn kết miệng” [26, tr.53-54].

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét