Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Sự phát triển của nho giáo nhật bản thời kỳ mạc phủ tokugawa (1903 1868)

Khóa luận tốt nghiệp 11 Đại học sư phạm Hà Nội 2 đoạn trước. Nho giáo trung Hoa không chỉ phát triển bề sâu mà còn phát triển cả về bề rộng, vượt biên giới Trung Hoa nó được truyền bá đến Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trong khu vực. Khi được truyền bá tới các quốc gia khác nhau, Nho giáo gắn liền và bị chi phối bởi không gian địa lý cũng như hoàn cảnh kinh tế, xã hội khác nhau của mỗi nước. Tuy nhiên, Nho giáo ở bất kỳ nước nào, bất kỳ thời điểm nào cũng đều dựa trên một nền tảng nhất định, một hệ thống tư tưởng bất di bất dịch. Ở đây nền tảng đó chính là Nho giáo Trung Hoa, bởi đơn giản Nho giáo được sinh ra và phát triển từ đây sau đó mới lan truyền sang các nước trong khu vực. Có thể khẳng định rằng có ba hệ thống tư tưởng Nho giáo chung nhất chi phối và phát triển ở các quốc gia trong khu vực đó là: - Hệ tư tưởng Khổng - Mạnh - Hệ tư tưởng Hán Nho (với đại diện là Đổng Trọng Thư) - Hệ tư tưởng Tống Nho với đại diện tiêu biểu là Trình Chu: Trình Hạo, Trình Di và Chu Hy) Trong đó hai hệ thống tư tưởng đầu tiên đại diện cho Nho giáo thời kỳ đầu, hệ thống tư tưởng thứ ba đại diện cho Nho giáo thời kỳ sau gọi là Tân Khổng giáo. Giữa chúng có sự kế thừa, tiếp thu và phát triển lẫn nhau. Thứ nhất về hệ tư tưởng Khổng - Mạnh: hệ thống tư tưởng Khổng Mạnh thể hiện trên bốn mặt là triết học, đạo đức, chính trị và giáo dục: Về triết học: Khổng Tử và Mạnh Tử đều ít quan tâm đến nguồn gốc của vũ trụ và đều tin vào thiên mệnh. Tuy nhiên Khổng Tử có thái độ không rõ ràng về thiên mệnh. Một mặt ông thừa nhận có thiên mệnh và cho rằng “tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên”; thiên mệnh không thể biết, không thể kháng cự, có thể mang đến hạnh phúc và bất hạnh. Mặt khác ông lại cho rằng số mệnh không thể quyết định tinh thần, đạo đức của con người. Con người tuy không thể quyết định số mệnh của mình trong cuộc sống hiện thực, SV: Nguyễn Thị Hải Yến K34B – CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 12 Đại học sư phạm Hà Nội 2 nhưng trong cuộc sống đạo đức có thể thông qua học tập tu dưỡng để đạt tới giới hạn rất cao. Đến bậc quân tử nhờ tu dưỡng đã đát đến mức cực thiện cực mỹ cũng có thể cmả hóa được ngoại giới, đạt đến “thiên nhân hợp nhất” (trời người hợp nhất), “biết trời” … Thực chất đây là tư tưởng duy tâm chủ quan. Tuy nhiên, so với thời đại lúc bấy giờ đây là một tư tưởng tiến bộ vì nó đề cao con người trong thế giới tự nhiên. Về đạo đức: Khổng Tử hết sức coi trọng đạo đức vì đó là những chuẩn mực để duy trì trật tự xã hội theo đường lối đức trị mà chính ông đề ra. Nội dung quan điểm đạo đức của Khổng Tử bao gồm nhiều mặt như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng…song tập trung chủ yếu vào chữ “Nhân”. “Nhân” với Khổng tử một mặt là lòng thương người, mặt khác là phải kiềm chế mình làm đúng theo Lễ (Khắc kỷ phục lễ vi nhân - Luận Ngữ, Nhan uyên). Nhìn tổng thể chữ “Nhân” của khổng Tử là một phạm trù rộng lớn hầu như đồng nghĩa với đạo đức. Khổng Tử cũng chú trọng chữ “Lễ”, nhưng đắt Lễ trong mối quan hệ với Nhân, là sự biểu hiện hành vi bên ngoài; chúng có mối quan hệ tương hỗ và tác động lẫn nhau, không thể đơn thuần hành lẽ mà không chú ý đến nhân, cũng không thể đơn thuần hành nhân mà không chú ý đến Lễ…Còn Mạnh Tử cho rằng đạo đức con người là một yếu tố bẩm sinh gọi là tính thiện. Đồng thời trong bốn biểu hiện đạo đức (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) Mạnh Tử coi trọng nhất chữ “Nghĩa”. Về chính trị: Khổng Tử chủ trương đường lối trị nước phải dựa vào đạo đức, tức là đức trị. Nội dung của đức trị bao gồm ba nội dung: làm cho dân cư đông đúc, kinh tế phát triển và nhân dân được học hành. Mạnh Tử nhấn mạnh hai vấn đề là Nhân chính và thống nhất. Nhân chính là dùng đạo đức để trị nước và nhấn mạnh tư tưởng quý dân (dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh – Mạnh Tử, tâm tâm hạ - dân là quý, xã tắc là thứ yếu, nhà vua là không đáng trọng); đồng thời dùng “Nhân chính” để “thống nhất” thiên hạ. SV: Nguyễn Thị Hải Yến K34B – CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 13 Đại học sư phạm Hà Nội 2 Về giáo dục: Khổng Tử là người rất coi trọng giáo dục, ông là người đầu tiên sáng lập lên chế độ giáo dục tư thục ở Trung Quốc. Mục đích giáo dục là uốn nắn nhân cách, bồi dưỡng nhân tài; vì vậy phương châm giáo dục là học lễ trước học văn sau, học đi đôi với hành, học để vận dụng vào thực tế. Khổng Tử và Mạnh Tử đều rất chú trọng đến phương pháp giảng dạy. Thứ hai là hệ thống tư tưởng Hán Nho: vào giữa thời Tây Hán, hình thái tư tưởng thống trị Trung Quốc đã có sự biến đổi. Năm 136 TCN Hán Vũ đế đã ra lệnh: “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”. Từ đây Nho giáo bắt đầu trở thành hệ tư tưởng chính thống của xã hội phong kiến Trung Quốc. Đại diện tiêu biểu nhất của hán Nho là Đổng Trọng Thư. Đổng Trọng Thư (179 - 104 TCN) là người Quảng Xuyên (nay là Tảo Cường, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), là bậc thầy học phái Công dương, người khai sáng kim văn kinh học. Đến Đổng Trọg Thư Nho giáo được phát triển lên một bước, nhất là về tư tưởng triết học và đạo đức. Về triết học Đổng Trọng Thư có hai điểm mới đó là thuyết “thiên nhân cảm ứng” tức là quan hệ qua lại giữa trời và người; đồng thời dùng âm dương ngũ hành để giải thích vũ trụ và sự vật. Ông cũng phát triển thuyết “âm dương ngũ hành” lên một bước, nêu ra quy luật đối với ngũ hành là liền thì sinh, cách nhau thì thắng. Về đạo đức, đóng góp của Đổng Trọng Thư là nêu ra các phạm trù Tam cương (ba mối quan hệ: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ), ngũ thường (Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) và lục kỷ (sáu mối quan hệ: với những người ngang hàng với cha, với mẹ, với anh em, họ hàng, thầy giáo và bạn bè). Tam cương ngũ thường do Đổng Trọng Thư nêu ra trở thành những tư tưởng đạo đức chủ yếu của Nho giáo, đóng vai trò quan trọng vào việc bảo vệ trật tự xã hội phong kiến Trung Quốc. Không những vậy nó còn ảnh hưởng sâu sắc tới những xã hội mà Nho giáo du nhập vào. SV: Nguyễn Thị Hải Yến K34B – CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 14 Đại học sư phạm Hà Nội 2 Thứ ba là hệ thống tư tưởng Tống Nho: Từ đời hán về sau, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của phong kiến Trung Quốc. Nhưng cũng trong thời gian này Phật giáo và Đạo giáo cũng có ảnh hưởng ở Trung Quốc. Trước sự xâm nhập và ra đời của các học thuyết mới này, các nhà Nho thấy rằng Nho giáo quá đơn giản, do dó họ đã tiếp thu quan điểm triết học của Phật giáo và vũ trụ quan của Đạo giáo để bổ sung cho triết lý Nho giáo thêm phần sâu sắc. Đặc điểm chung của các nhà Nho đời Tống là muốn giải thích nguồn gốc của vũ trụ và giải quyết mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất mà họ gọi là Lý và Khí. Nhìn chung họ đều cho rằng Lý có trước Khí vì vậy họ đều được gọi là phái Lý học. Nhân vật tiêu biểu của phái Lý học là Chu Đôn Di, Thiện Ung, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy… Người khai sáng Lý học, đặt nền móng về mặt Lý học duy tâm chủ nghĩa là Chu Đôn Di (1017 - 1073). Nhưng nhân vật tiêu biểu đại diện cho Tống Nho phải kể đến anh em Trình Hạo (1032 - 1085), Trình Di (1033 - 1107), Chu Hy (1130 - 1200). Lý học Tống Nho đại diện cho Tân Khổng giáo đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước Đông Bắc Á. Ngoài việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Lý và Khí, Trình Di và Chu Hy còn nêu ra phương pháp nhận thức “cách vật trí tri” nghĩa là phải thông qua việc nghiên cứu các sự vật cụ thể để hiểu được cái Lý của sự vật, tức là cái khái niệm trừu tượng (còn được gọi là Lý học duy tâm khách quan). Trên đây là những nét khái quát chung nhất về nho giáo Trung Hoa được coi là nền tảng cơ bản của Nho giáo ở khu vực Đông Á. Như đã nói ở trên, Nho giáo không chỉ phát triển về chiều sâu các tư tưởng, lý luận mà còn phát triển cả về chiều rộng. Vượt ra khỏi biên giới Trung Hoa Nho giáo được truyền bá sang Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản tạo thành một “Vành đai văn hóa Nho giáo” [2, tr.41] Đông Á. Trong quá trình lan tỏa tới mối nước Nho giáo đã tiếp thu, kết hợp và hòa nhập vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa SV: Nguyễn Thị Hải Yến K34B – CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 15 Đại học sư phạm Hà Nội 2 của mỗi nước nó truyền bá tới, đồng thời lựa chọn và cải tạo qua cái nền của văn hóa bản địa tạo thành: Nho giáo Triều Tiên, Nho giáo Việt Nam, Nho giáo Nhật Bản. Vậy bằng những con đường nào mà Nho giáo có thể truyền bá và ảnh hưởng sâu sắc tới như vậy đối với các nước. Hiện nay các nhà nghiên cứu đều cho rằng có ba con đường chính: Con đường thứ nhất, đó là sự ảnh hưởng tự nhiên của một hệ tư tưởng từ bên ngoài do sự phát triển không đồng đều của xã hội. Đối với khu vực Đông Á vào thời điểm mà Nho giáo truyền bá tới, thì tình trạng phát triển xã hội của Trung Quốc cao hơn hẳn các quốc gia láng giềng xung quanh. Ở trong tình trạng kém phát triển hơn ấy, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam khi gặp gỡ Nho giáo Trung Quốc với toàn bộ kiến thức và quan niệm trình bày mạch lạc, có lập luận có dẫn chứng; đặc biệt được ghi chép lại bằng hệ thống chữ viết, văn tự thì nhân dân các nước này đã tự nguyện học tập sáng tạo nó. Con đường thứ hai cũng là con đường mang tính quy luật xã hội đó là quá trình di cư của con người. Khi con người đã có sự phát triển nhất định về mọi mặt, đã xuất hiện những chuyến di cư từ nơi này đến nơi khác nhất là ở các quốc gia gần nhau. Trong quá trình di cư đó hoặc là họ sẽ tiếp thu những giá trị văn hóa mới ở khu vực mà họ đến, hoặc là truyền bá những giá trị văn hóa ở nơi họ từng sống tới các vùng lãnh thổ mới, hoặc là cả hai. Trên thực tế rõ ràng đã có những luồng di cư của người trung Quốc sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam và họ cũng mang theo Nho giáo truyền bá đến các nước này. Con đường thứ ba mang tính cưỡng ép và đồng hóa nhiều hơn, đó là con đường xâm lược. Khu vực Đông Á, ở vào thời điểm đó nền văn minh Trung Hoa đã phát triển tới đỉnh cao hình thành một nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền với lực lượng quân đội mạnh đã tiến hành xâm lược các nước trong khu vực trong đó có Triều tiên, Việt nam. Đồng thời tiến hành SV: Nguyễn Thị Hải Yến K34B – CN Lịch sử Khóa luận tốt nghiệp 16 Đại học sư phạm Hà Nội 2 đồng hóa về văn hóa các nước này. Trong quá trình ấy, Nho giáo đã được truyền bá cưỡng ép vào các nước trong khu vực. ở Triều Tiên, Nho giáo được truyền bá vào trải qua một quá trình lâu dài và bằng cả ba con đường trên. Đến nay chưa xác định được chính xác thời điểm Nho giáo du nhập vào Triều Tiên. Một số ý kiến cho rằng, Nho giáo được truyền bá và ảnh hưởng vào Triều tiên từ rất sớm, có thể từ thời kỳ Ba vương quốc (tức là khoảng những năm cuối cùng TCN) khi Hàn Quốc chưa xuất hiện nhà nước phong kiến. Một số ý kiến khác khá cụ thể cho rằng Nho giáo vào Triều Tiên ở thời gian các bộ lạc lớn của bán đảo đã hợp nhất với nhau, tức là khoảng năm 403 - 221 TCN. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về sự du nhập của Nho giáo vào Triều Tiên nhưng tất cả đều thống nhất rằng Triều Tiên là nước tiếp nhận Nho giáo sớm nhất trong khu vực. Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII, Nho giáo Triều Tiên có những bước phát triển mới: khoảng 682 trường quốc học được thành lập, chân dung khổng Tử và 72 vị tiên hiền được tôn kính… Tuy nhiên, thời kỳ này Nho giáo chiếm vị trí khá khiêm tốn trong đời sống chính trị và tinh thần của tầng lớp quý tộc vương triều. Thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XX Nho giáo Triều Tiên có được sự phát triển thịnh đạt. Nho giáo không chỉ ảnh hưởng tới chính quyền trung ương mà ảnh hưởng tới từng gia đình, từng cá nhân. Điển hình cho sự phát triển đó là chữ viết riêng của dân tộc triều Tiên- chữ Hangul (1446) ra đời, nhiều học viện Nho giáo và nhà thờ được xây dựng, chế độ khoa cử Nho giáo phát triển. tuy nhiên sau khi bị Nhật xâm chiếm từ năm 1910 trở về sau, hệ thống tư tưởng Nho giáo dần mất đi vai trò là cơ sở của nhà nước cai trị. Nhưng chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng cho đến ngày nay, xã hội Triều tiên vẫn còn dấu ấn đậm nét của Nho giáo. SV: Nguyễn Thị Hải Yến K34B – CN Lịch sử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét