Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Vai trò của phụ nữ tỉnh thái bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước giai đoạn 1965 1975

Khóa luận tốt nghiệp đại học 7 Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận khôi phục lại quá trình tham gia thực hiện các nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng hậu phương vững mạnh góp phần chi viện cho tiền tuyến và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương của phụ nữ Thái Bình trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 – 1975, từ đó khóa luận đưa ra kiến giải về: - Vai trò, vị trí của phụ nữ Thái Bình trong phong trào đấu tranh chung của dân tộc. - Nêu rõ những nhân tố tác động phát huy tối đa vai trò của phụ nữ Thái Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 – 1975. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Khóa luận góp phần vào công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương Thái Bình và phụ nữ Thái Bình, giúp cho công tác nghiên cứu, biên soạn về phụ nữ Thái Bình được phong phú hơn. - Thông qua việc nghiên cứu về vai trò của phụ nữ Thái Bình, khóa luận góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống của nhân dân Thái Bình và phụ nữ Thái Bình. Đó là lòng tự hào về truyền thống thông qua việc tìm hiểu những trang sử vẻ vang của các thế hệ đi trước. Điều đó góp phần to lớn vào việc hình thành nhân cách và xây dựng lý tưởng cho thế hệ trẻ hôm nay. 6. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, khóa luận chia làm 2 chương: - Chương 1: Khái quát về tỉnh Thái Bình và phụ nữ Thái Bình trong lịch sử - Chương 2: Vai trò của phụ nữ Thái Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 – 1975 Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử Khóa luận tốt nghiệp đại học 8 Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI BÌNH VÀ TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ THÁI BÌNH TRONG LỊCH SỬ 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - VĂN HÓA – XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI BÌNH 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây và phía nam giáp Hà Nam Ninh, phía bắc giáp Hải Dương và Hải Phòng, nằm ở 200 17’ – 200 43’ độ vĩ bắc, 1060 10’ – 1060 39’ độ kinh đông. Tính từ tây sang đông, Thái Bình có chiều dài 54 km, tính từ bắc đến nam thì chiều dài là 49 km. Diện tích đất đai của tỉnh rộng 1.459 km2 [8, tr.226]. Địa hình bằng phẳng, Thái Bình là tỉnh duy nhất của Bắc Bộ không có núi rừng, do đây là vùng đất được hình thành bởi quá trình bồi đắp phù sa của các con sông (sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa và sông Trà Lý). Vì vậy, đất đai của tỉnh rất màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Thái Bình là một tỉnh có bốn bề sông nước bao quanh (một mặt giáp biển, ba mặt giáp sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa), giữa tỉnh có con sông Trà Lý chảy qua và có hệ thống sông, kênh dày đặc với tổng chiều dài của sông ngòi lên tới 8.492 km, bình quân từ 5 km đến 6 km/km2 , tạo nguồn nước tưới tiêu thuận lợi cho việc trồng cấy quanh năm. Đây là tính chất cô lập như một hòn đảo nhỏ của tỉnh khiến giao thương giữa Thái Bình và các tỉnh khác bị hạn chế. Hiện nay với hệ thống cầu hiện đại, hạn chế này đã được khắc phục. Về mặt khí hậu, Thái Bình nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, lượng mưa lớn là điều kiện thuận lợi cho cây cối hoa màu phát triển bốn mùa, thu hoạch quanh năm. Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử Khóa luận tốt nghiệp đại học 9 Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 Bờ biển Thái Bình dài 50 km, bãi biển bằng phẳng, phù sa bồi ra biển tạo điều kiện thuận lợi cho việc khẩn hoang, quai đê lấn biển lập làng. Trong lòng đất của Thái Bình ở huyện Tiền Hải có khí đốt tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp. Ngoài ra, còn phải kể đến nguồn tài nguyên nước khoáng và than. Tỉnh còn có bãi tắm Đồng Châu, tuy còn hoang sơ nhưng cũng là điều kiện thuận lợi cho nghỉ mát và du lịch. Những điều kiện tự nhiên trên đã tạo cho Thái Bình nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội một cách tương đối toàn diện, trong đó nông nghiệp là ngành tập trung nhiều thế mạnh hơn cả. Bởi Thái Bình không có rừng núi, lại có bốn bề sông nước bao quanh, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn. Điều đó lý giải vì saoThái Bình đã sớm trở thành nơi tập trung sản xuất lúa gạo ở đồng bằng Bắc Bộ và trải qua các thời kỳ lịch sử, Thái Bình luôn giữ vững vị trí là tỉnh tiên phong trong nông nghiệp. 1.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội Với điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai, sông ngòi đã tạo thuận lợi cho Thái Bình phát triển nền sản xuất nông nghiệp với cây lúa là cây trồng chủ đạo. Cây lúa đã theo con người về đứng chân trên vùng đất Thái Bình từ hàng nghìn năm nay và đã tỏ rõ vai trò to lớn trong nền kinh tế của tỉnh, đưa Thái Bình trở thành nơi nổi tiếng về nghề trồng lúa, thâm canh lúa giỏi và được gọi là “kho người vựa lúa”, “kho lúa gạo” của đồng bằng Bắc Bộ. Thái Bình nổi tiếng với nhiều sản vật nông nghiệp như dưa Quài, gà Tó, khoai Bái, lợn Tò, chè Mét… Từ xưa, nhà bác học Lê Quý Đôn đã ghi chép được hàng trăm loại giống lúa trong tác phẩm “Vân đài loại ngữ” nổi tiếng của ông, trong đó có khá nhiều giống lúa ở Thái Bình. Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, Thái Bình vẫn luôn giữ vững vị trí là trung tâm sản xuất lúa gạo ở đồng bằng Bắc Bộ, mà danh hiệu “Quê hương 5 tấn” Thái Bình đã đạt được trong kháng chiến chống Mỹ là minh chứng thuyết phục nhất cho nhận định này. Hiện nay, cây lúa cũng vẫn là Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử Khóa luận tốt nghiệp đại học 10 Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 cây trồng chủ đạo của tỉnh trong nông nghiệp, bên cạnh đó đã xuất hiện nhiều loại cây khác được trồng theo kiểu xen canh, gối vụ nhằm đem lại năng suất cao hơn như dưa chuột, ớt, đỗ, hành… Trong cơ cấu nền kinh tế thì kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với công nghiệp và dịch vụ. Năm 2012, nông nghiệp chiếm 36,2% trong khi công nghiệp và dịch vụ lần lượt là 32,5% và 29,3% [8, tr.250]. Công nghiệp của tỉnh tập trung vào công nghiệp nhẹ với sự xuất hiện của nhiều nhà máy, công ty dệt may. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 8 khu công nghiệp, đó là: khu công nghiệp Phúc Khánh, khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, cụm công nghiệp Phong Phú, khu công nghiệp Tiền Hải, khu công nghiệp Cầu Nghìn, khu công nghiệp Gia Lễ, khu công nghiệp Diêm Điền và khu công nghiệp Sông Trà. Sự phát triển của công nghiệp nặng ở Thái Bình còn hạn chế. Như vậy, có thể thấy rằng, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế then chốt, giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế của Thái Bình. Một nền nông nghiệp phát triển với cây lúa là cây trồng chủ đạo đã tác động không nhỏ tới việc hình thành tính cách của người dân Thái Bình. Đó là những đức tính cần cù, nhẫn nại, kiên trì, chịu thương chịu khó được thể hiện trong lao động và cuộc sống hàng ngày. Những phẩm chất ấy cũng đã được người dân Thái Bình phát huy cao độ trong các cuộc đấu tranh giữ nước, góp phần cùng với cả dân tộc làm nên những chiến thắng vẻ vang. Về dân cư, ở Thái Bình không có cư dân bản địa sinh sống do quá trình hình thành đồng bằng muộn nhưng với ưu thế của vùng đất ven biển, phù sa màu mỡ nên Thái Bình đã thu hút dân cư ở khắp nơi về khai phá lập làng. Có hai luồng dân cư chủ yếu vào tụ cư và hợp cư ở Thái Bình. Đó là luồng cư dân từ miền trung du xuống và luồng cư dân từ biển vào. Địa bàn tụ cư của lớp cư dân đầu tiên đến vùng đất này chủ yếu ở nơi gò cao phần lớn thuộc đất đai của các huyện Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử Khóa luận tốt nghiệp đại học 11 Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Đông Hưng ngày nay. Mật độ dân số ở Thái Bình khá cao, chỉ đứng sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh [8, tr.265]. Nhân dân Thái Bình từ bao đời nay đã mang trong mình nhiều truyền thống tốt đẹp. Đó là truyền thống khẩn hoang, trị thủy lập làng, thâm canh sản xuất nông nghiệp; truyền thống hiếu học và một nền văn hóa nghệ thuật phong phú đặc sắc; truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước. Ngay từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, nhân dân Thái Bình đã tham gia khởi nghĩa, đánh đuổi giặc xâm lược. Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, bất cứ khi nào Tổ quốc có giặc ngoại xâm là nhân dân Thái Bình lại tham gia tích cực vào các đội quân khởi nghĩa, kháng chiến, chiến đấu chống các thế lực ngoại bang xâm lược. Từ sau giải phóng (1975) đến nay, đất nước được thống nhất và độc lập tự do, nhân dân Thái Bình lại cùng nhân dân cả nước đi theo đường lối đúng đắn của Đảng, tiếp tục cố gắng vươn lên để đạt những thành tích mới. Là một bộ phận của dân cư nên phụ nữ Thái Bình cũng mang đầy đủ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và là một lực lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển quê hương Thái Bình. 1.2. TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ THÁI BÌNH TRONG LỊCH SỬ 1.2.1. Truyền thống của phụ nữ Thái Bình trong lao động sản xuất Truyền thống khẩn hoang trị thủy, lập làng và lao động sản xuất nông nghiệp cần cù sáng tạo, thâm canh cấy lúa giỏi là truyền thống quý báu của bao thế hệ dân cư Thái Bình. Trong sự nghiệp lao động vẻ vang đó có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng phụ nữ Thái Bình. Nói đến phụ nữ là nói đến lực lượng chiếm phân nửa xã hội, vì vậy truyền thống cần cù sáng tạo trong lao động, thâm canh lúa giỏi của nhân dân Thái Bình cũng chính là của phụ nữ Thái Bình. Bởi lẽ ngay từ đầu, trong cuộc sống gia đình và ngoài xã hội, phụ nữ là những người đảm đang cần cù trong lao động, là lực lượng chủ yếu trong trồng trọt, chăn nuôi, tổ chức cuộc sống gia đình, là những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử Khóa luận tốt nghiệp đại học 12 Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 chất nuôi sống con người và góp phần to lớn vào việc duy trì và phát triển của xã hội. Phụ nữ là lực lượng chính tham gia khẩn hoang lập làng, cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Từ thời Trần, do chính sách khẩn hoang lập làng, rất nhiều điền trang đã được lập gắn liền với tên tuổi của công chúa, hoàng hậu, vương phi như: bà Trần Thị Dung lập điền trang thái ấp ở vùng Long Hưng, bà Mai mở đất ở Mai Trang (An Quý), Bà Trần Thị Quý Minh với hai em là Bảo Hoa, Quang Ánh mở trang Thương Liệt, Trung Liệt, Hạ Liệt, Phất Lộc, bà Trịnh Uyển công chúa có công mở đất dựng các làng Sẻ (Quỳnh Châu), vương phi Đàm Chiêu Sinh mở chợ, đào ngòi lập làng ở Đông Quang, Đông Xuân (Đông Hưng). Các tổ nghề là phụ nữ được nhân dân Thái Bình biết ơn thờ cúng đã thể hiện truyền thống cần cù, vai trò chính yếu của phụ nữ trong lao động sản xuất. Ví dụ như nghề trồng dâu nuôi tằm tổ là bà Phương Dung (Thuận Vi, Bách Thuận), nghề chắp gai đan vó (ở Đình Phùng – Kiến Xương) có bà Nguyễn Nhất Nương, bà tổ của nghề bánh cáy là Nguyễn Thị Tần ở Nguyên Xá, Đông La (Đông Hưng). Khi được sống trong chế độ mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Thái Bình càng phát huy truyền thống đảm đang trong lao động sản xuất đã đạt được nhiều thành tích to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Trong kháng chiến chống Pháp, chị em đã cần cù lao động tự túc lương thực và đóng góp nuôi quân, góp phần vào thắng lợi chung. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chị em là lực lượng chính dựng lên “ngọn cờ 5 tấn”. Thành tích về sản xuất lúa của phụ nữ Thái Bình là nền tảng để Thái Bình thực hiện tốt nhiệm vụ hậu phương, góp sức cùng cả nước chiến thắng kẻ thù. Nói tóm lại, phụ nữ Thái Bình trong lịch sử với đức tính cần cù sáng tạo luôn có vai trò to lớn trong lao động sản xuất, được nhân dân tôn vinh và kính phục. Không chỉ đóng vai trò chính yếu trong lao động sản xuất, phụ nữ Thái Bình với Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét