Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

Sự chỉ đạo kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước của đảng cộng sản việt nam (1973 1975)

vậy, khi Mỹ ồ ạt đưa quân thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” và chiến tranh phá hoại miền Bắc ngày càng ác liệt, ta đã chủ động cả về tư tưởng, tổ chức, lực lượng và thế trận chiến tranh nhân dân. Với nhận định sáng suốt: đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” sẽ tạo bước ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng đã bình tĩnh đánh giá đúng tình hình, tạo nên sự nhất trí cao trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Cả nước một lòng quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Phân tích tất cả các mặt của 2 bên (ở 2 miền Nam, Bắc và trên thế giới), các Hội nghi Trung ương lần thứ 11 (3/1965), Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (12/1965) đã rút ra kết luận: -Quân Mỹ ồ ạt vào miền Nam, tính chất ác liệt của chiến tranh sẽ tăng lên rất nhiều, nhưng so sánh lực lượng địch-ta trên chiến trường căn bản không thay đổi lớn. Vì thế, ta vẫn giữ vững và phát huy thế chiến lược tiến công của chiến tranh cách mạng miền Nam. -Ta tiếp tục tiến công và phản công, kết hợp đấu tranh quân sự và chính trị, hưng đấu tranh quân sự ngày càng có tác dụng quyết định trực tiếp. Cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương, Đảng chủ trương đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đối ngoại nhằm làm rõ hơn nữa chính nghĩa và thiện chí của ta, góp phần hình thành trên thực tế một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược. Quân ủy Trung ương cũng đã xác định nhiều vấn đề về chỉ đạo đúng đắn, kịp thời trên chiến trường. Phát triển nhanh lực lượng vũ trang, nhất là bộ đội chủ lực. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và quân ủy Trung ương, quân và dân ta đã mở đầu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ bằng những thắng lợi vang dội ở cả 2 miền Nam, Bắc, “tìm Mỹ mà đánh”, “tìm ngụy mà diệt” phát triển sâu rộng trên khắp các chiến trường miền Nam. Đây là những 11 sáng tạo, những phát triển mới của chiến tranh nhân dân ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Một mặt đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở miền Nam, mặt khác, đế quốc Mỹ đã tiến hành và ngày càng tăng cường chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc, nhằm đánh quỵ miền Bắc xã hội chủ nghĩa ngăn chặn sự chi viện từ đây cho chiến trường miền Nam. Để đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, một cuộc chiến tranh nhân dân chưa từng có trong lịch sử dân tộc và hiếm có trong lịch sử chiến tranh thế giới đã được phát động. Đó là toàn quân, toàn dân đánh máy bay và tàu chiến địch bằng mọi cách, mọi phương tiện, vũ khí, toàn dân làm công tác phòng tránh, toàn dân đảm bảo giao thông vận tải, kết hợp chặt chẽ giữa chiến đấu và sản xuất, thực hiện chuyển hướng kinh tế sang thời chiến để phục vụ chiến tranh và quốc phòng, tiếp tục xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện có chiến tranh, làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam, chi viện cho cách mạng Lào và cách mạng Campuchia. Với tinh thần quyết chiến quyết thắng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hậu phương lớn và “chia lửa” với miền Nam, quân và dân miền Bắc đã sẵn sang chiến đấu cao và lập công oanh liệt ngay từ những trận đầu. Hàng trăm máy bay Mỹ bị bắn rơi, nhiều phi công bị bắt, giao thông vận tải được đảm bảo, sự chi viện của miền Bắc cho các chiến trường vẫn được tăng cường. Thực tiễn đã chứng minh nhận định đúng đắn của Đảng ta là: quân và dân ta có thể đánh thắng cả lục quân Mỹ ở miền Nam và cả không quân, hải quân Mỹ ở miền Bắc. Chiến tranh nhân dân ở ta đã được nâng lên một tầm cao mới. Thế và lực ngày càng phát triển, cùng những kinh nghiệm được đúc kết đã tạo đà cho quân dân miền Nam liên tiếp đánh bại hai cuộc phản công chiến lược ở hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của đế quốc Mỹ. 12 Bị thất bại liên tiếp trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”; bị nhân dân thế giới lên án, trong nước thì bị khủng hoảng và phân hóa xã hội sâu sắc, đế quốc Mỹ đã lâm vào thế thua, thế bị động khó khăn chồng chất. Tuy đã thua to ở các chiến trường, nhưng Chính phủ Hoa Kỳ vẫn chưa từ bỏ ý đồ xâm lược miền Nam Việt Nam. Cách mạng Việt Nam đã thắng lớn nhưng căn bản cục diện chiến tranh vẫn chưa chuyển biến có lợi cho ta. Từ nhận thức đó, Hội nghị Bộ Chính trị vào nửa cuối 1967 và Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (1/1968) đã chỉ rõ: Cuộc kháng chiến của ta lúc này cần phải và có thể tạo một chuyển biến lớn…để chuyển chiến tranh cách mạng ở miền Nam sang thời kì mới, thời kì giành thắng lợi quyết định. Thực hiện chủ trương trên, Đảng đã chỉ đạo quân và dân miền Nam thực hiện bước chuyển đó bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân 1968. Tuy mục đích chiến lược đạt được ở mức chưa cao, nhưng đây là đòn quyết định đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, làm lung lay ý chí xâm lược của chúng, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và đi dần vào chiều hướng kết thúc cuộc chiến. Chính phủ Hoa Kỳ đã chịu ngồi đàm phán theo điều kiện của ta tại Hội nghị Paris. Cách kết thúc giai đoạn chống “chiến tranh cục bộ” được thể hiện ở chỗ: sau thắng lợi liên tiếp trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, ta đã giáng tiếp cho địch một đòn quyết định bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt vào lúc quân Mỹ đang ở thế “tiến thoái lưỡng nan”, giới cầm quyền Mỹ đang giao động về chiến lược vào thời điểm rất nhạy cảm ở chính trường nước Mỹ trong năm bầu cử Tổng thống. Cũng như các giai đoạn trước, Đảng đã phân tích diễn biến tình hình và âm mưu của đế quốc Mỹ rất chính xác để từ đó khẳng định: chúng ta đang đứng trước thời cơ lớn để thừa thắng tiến lên, đẩy mạnh tiến công toàn diện và liên tục, tiến lên một bước mới cơ bản, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. 13 Dưới sự chỉ đạo của Đảng, những thắng lợi to lớn trong khôi phục và củng cố miền Bắc, tăng cường chi viện cho chiến trường miền Nam; trong việc hình thành và củng cố vững chắc thế liên hoàn của chiến trường Đông Dương; trong việc liên tục tiến công địch trên bàn Hội nghị Paris và một loạt thắng lợi về quân sự ở cả chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia đã mở ra khả năng thực tế cho việc làm thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ”. Trước tình hình đó, Đảng ta đã chỉ đạo giành thắng lợi quyết định, mở ra môt thời kì mới “đánh cho Mỹ cút” tiến tới “đánh cho ngụy nhào”, giành thắng lợi hoàn toàn bằng việc mở cuộc tiến công chiến lược với quy mô lớn, cường độ cao ở miền Nam từ tháng 3 năm 1972 và kiên quyết đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội và Hải Phòng – một nỗ lực chiến tranh cao nhất của đế quốc Mỹ vào tháng 12 năm 1972. Từ cao trào Đồng Khởi chuyển thành chiến tranh cách mạng ở miền Nam là quá trình vận dụng tư tưởng chiến lược tiến công, quá trình thực hành chiến lược tiến công toàn diện, liên tục từ nhỏ đến lớn từ thấp đến cao, phát triển tuần tự xen kẽ với những bước nhảy vọt nhằm đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những thắng lợi mà quân và dân ta giành được qua các giai đoạn từ 1954 đến 1973 đã tạo ra những tiền đề rất thuận lợi và những kinh nghiệm quý báu cho việc chỉ đạo kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. 1.2 TÌNH HÌNH MIỀN NAM SAU HIỆP ĐỊNH PARIS (27/1/1973) Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Paris về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” được kí kết, và Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ 7 giờ ngày 28 tháng 1 năm 1973. 14 Theo Hiệp định, đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút hết quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng các quyền dân tộc cở bản của nhân dân Việt Nam, cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, thừa nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. Hiệp định Paris về Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, mở ra một giai đoạn mới cho cách mạng miền Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà. Trong thời gian 60 ngày, kể từ khi kí Hiệp định, toàn bộ quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc phải rút hết. Việc quân Mỹ phải rút hết khỏi miền Nam là nét nổi bật của tình hình cách mạng miền Nam sau Hiệp định Paris. Ngụy quân, ngụy quyền mất chỗ dựa trực tiếp, tinh thần bị dao động lớn, sức chiến đấu bị giảm sút nghiêm trọng. Trong khi đó thực lực cách mạng miền Nam, cách mạng Việt Nam nói chung đã lớn mạnh, nay lại có them điều kiện pháp lý (Hiệp định Paris) để đấu tranh chống lại kẻ thù. “Đánh cho Mỹ cút”, đó là thắng lợi có tính chất quyết định mà cách mạng Việt Nam đã giành được sau hơn 18 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tạo tiền đề thuận lợi để “đánh cho ngụy nhào”. Song cũng như sau Hiệp định Giơnevơ(1954), kẻ thù lại một lần nữa lộ rõ bản chất xâm lược, ngoan cố ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết. Tuy phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, nhưng đế quốc Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ chính sách cơ bản của chúng là thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, chia cắt lâu dài nước ta. Thực hiện ý đồ đó, trước khi rút hết quân, Mỹ đã đưa thêm vào miền Nam gần 700 máy bay, 500 khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọc thép và nhiều tàu chiến các loại. Chúng còn dự kiến tiếp tục đưa thêm số lượng lớn phương tiện 15 chiến tranh cho ngụy quyền Sài gòn, tiếp tục dùng họ làm lực lượng thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Cùng với việc tăng cường vũ khí, Chính phủ Hoa Kỳ còn giúp ngụy quyền ra sức tăng cường, củng cố quân ngụy và tiếp tục duy trì lực lượng không quân, hải quân ở các vùng phụ cận Việt Nam để làm “lực lượng răn đe”, hỗ trợ quân ngụy thực hiện “bình định”, “lấn chiếm” xóa thế da báo và tái chiếm lãnh thổ. Mục tiêu của Mỹ - ngụy là lấn chiếm vùng giải phóng bình định vùng chiếm đóng, tiêu diệt lực lượng và đẩy lực lượng cách mạng sát biên giới, loại Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra khỏi đời sống chính trị ở miền Nam. Ngay từ những ngày đầu năm 1973, địch đã ráo riết tăng quân, củng cố các quân binh chủng, nhằm đảm bảo cho quân ngụy đủ sức thực hiện các âm mưu, ý đồ của chúng. Đến cuối 1973, tổng số quân chủ lực ngụy đã lên tới 710.000 tên, tăng 60.000 so với thời điểm 27 tháng 1 năm 1973 tên. Hàng trăm nghìn cuộc hành quân lấn chiếm của địch đã được tiến hành, nhằm bao vây kinh tế và xóa các căn cứ của ta tại các vùng giáp ranh; bình định, kiểm soát chặt chẽ hơn các vùng chiếm đóng. Về phía cách mạng miền Nam: tháng 5 năm 1973, Bộ Chính trị nhận định xu hướng chống phá Hiệp định của địch đã gây cho ta những tổn thất nhất định. Nhưng với phương pháp xem xét toàn diện , biện chứng, Bộ chính trị vẫn khẳng định: Mỹ rút, ngụy mất chỗ dựa quan trọng, tinh thần bị xáo trộn, chúng còn đánh phá được phong trào cách mạng miền Nam ở một số địa phương, không phải là do địch mạnh mà là do ta có sai sót trong chỉ đạo và thực hiện. Những cố gắng và thủ đoạn mới của địch không đủ sức đảm bảo cho chúng đứng vững lâu dài… So sánh lực lượng trên chiến trường và trên cả nước, ta vẫn ở thế có lợi, thế chủ động và mạnh hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đó, địch ở thế yếu, thế bị động, khó khăn. 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét