Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Quá trình ra đời, hoạt động trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ ba vì (1958 2011)

11 có 70 loài cho thịt, da, lông và làm cảnh. Yếu tố đặc hữu của khu hệ động vật có xương sống ở Ba Vì ở 2 lớp Bò sát và Lưỡng thê. Đó là các loài Thằn lằn, Ếch vạch [1, tr. 9 - 10]. Nhóm động vật quí hiếm ở Ba Vì có 66 loài, phần lớn là loài động vật rừng nhỏ, hoặc trung bình. Nhìn chung, động vật rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng. Hai mối đe doạ đến động vật rừng là mất rừng và săn bắt động vật rừng. Do địa hình vùng Ba Vì độc lập nên việc di cư của các thú rừng từ nơi khác tới là rất hạn chế, dễ bị săn bắt. Có loài bị tiêu diệt hoàn toàn như Hươu sao, Gấu chó…Hiện tại, nhiều loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt như Sơn dương, Sóc bay, Gà lôi trắng…Do vậy, cần phải kiểm soát chặt chẽ việc săn bắt, đồng thời tạo môi trường tốt để gây dựng và phát triển số chim thú. Nên quy hoạch các đồng cỏ để bảo vệ các loài móng guốc và tạo không gian cho các loài chim thú di thực . * Dân cư Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì thuộc địa phận xã Tản Lĩnh là một trong 7 xã miền núi (Xã Minh Quang, Khánh Thượng, Tản Lĩnh, Ba Trại, Ba Vì, Yên Bài và xã Vân Hoà) thuộc khu vực vùng đệm của huyện Ba Vì. Nơi đây là một vùng đất cổ, có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, nơi sinh ra nhiều danh nhân văn hóa và là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc ba dân tộc Dao, Kinh, Mường. Sự phân bố dân cư và dân tộc không đồng đều trong vùng, người Kinh, người Mường ở hầu hết 7 xã, trong lúc người Dao tập trung chủ yếu ở xã Ba Vì. Những năm 40 - 60 của thế kỷ X, người Dao Ba Vì còn sống trên núi cao (độ cao 600 - 800m). Thời này cư dân còn thưa thớt, sống du canh "phát - đốt - chọc - tỉa" trên khắp núi Ba Vì và định cư ở tại Gốc Vải hay xóm "Tri Tai" [4, tr. 6]. 12 Hậu quả đã để lại hàng ngàn ha đất trống, huỷ diệt hàng trăm loài cây gỗ quý hiếm, làm mất đi nơi cư trú của nhiều loại động vật. Những năm đầu thế kỷ XX thảm thực vật bao phủ khắp vùng núi Ba Vì. Nhưng ngày nay rừng chỉ còn lại ở độ cao trên 600m. Một số loài động vật quý hiếm như hổ, báo, hươu ... nay vắng bóng, diện tích chăn thả tự nhiên cho gia súc ngày càng thu hẹp. Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì đã đưa ra biện pháp và chính sách hợp lý để nâng cao nhận thức cho người dân như thành lập các trường học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở cho con em của nhân viên Trung tâm cũng như tạo điều kiện cho con em của đồng bào dân tộc thiểu số quanh chân núi Ba Vì được học tập. Đồng thời tạo việc làm cho người dân, phổ biến kiến thức từ chính việc chăn nuôi bò sữa giúp người dân làm giàu. 1.1.2. Kinh tế - xã hội Ba Vì nối liền với các tỉnh và thủ đô Hà Nội bằng các trục đường chính như: quốc lộ 32, tỉnh lộ 89A… và các tuyến đường thủy qua sông Hồng, sông Đà có tổng chiều dài 70 km. Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp. Với đặc thù đồng đất chia làm ba vùng là núi, bán sơn địa và đồng bằng, những năm qua, huyện Ba Vì còn đẩy mạnh thực hiện các dự án chăn nuôi bò sữa, bò thịt, trồng chè, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm… phù hợp từng vùng để khai thác thế mạnh. Huyện Ba Vì cũng là địa phương có các hoạt động xã hội rất tốt, tiêu biểu là hoạt động xoá đói giảm nghèo. Năm 2009, huyện Ba Vì đã giải quyết việc làm cho 10.500 lao động; xóa được 3.116 hộ nghèo, giảm 3,2% so với đầu năm 2009 [4, tr. 21 - 22]. 13 1.2. SỰ RA ĐỜI CỦA NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH BA VÌ (TIỀN THÂN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ĐỒNG CỎ BA VÌ) 1.2.1. Chủ trương thành lập Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập thuộc Viện Chăn nuôi, có tiền thân từ Nông trường Quốc doanh Ba Vì, sự ra đời của Trung tâm gắn liền với những chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước ta cụ thể là chỉ thị của Ban Bí thư số 83-CT/TW, ngày 19/5/1958 về việc chuyển một số đơn vị quân đội sang sản xuất. Quân đội ta ngoài nhiệm vụ chủ yếu là thường xuyên ra sức xây dựng quân đội tiến dần từng bước lên chính qui và hiện đại hóa, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và làm hậu thuẫn cho công cuộc đấu tranh và bảo vệ hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà.“Để phát huy tác dụng của quân đội trong việc tham gia xây dựng Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, Trung ương chủ trương chuyển một số đơn vị quân đội sang sản xuất, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông trường ở những khu vực quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự...” [7, tr. 168]. Việc chuyển một số đơn vị quân đội sang sản xuất có tác dụng to lớn trong việc mở rộng và củng cố hậu phương của ta về mọi mặt, nằm trong toàn bộ kế hoạch nhà nước và mật thiết liên quan đến các ngành các địa phương, nhất là các địa phương sẽ chuyển quân đội sang sản xuất [7, tr. 171]. Việc chuyển quân đội sang sản xuất, xây dựng nông trường thực tế là công tác khai hoang biến những vùng núi rừng, vùng đất hoang trở thành khu vực kinh tế mới đó là một công tác rất quan trọng. Tháng 5 năm 1958, Trung đoàn 658 thuộc Sư đoàn 338 miền Tây Nam Bộ (bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc) được lệnh về đóng quân dọc đường 84 từ Hòa Lạc đến ngã ba đường 87, từ ngã ba theo đường 87 đến cầu 14 suối Me. Trung đoàn tiếp quản đơn vị sản xuất Đồng Vàng thuộc cục Nông binh, thực hiện nhiệm vụ khai khẩn đất hoang sản xuất và xây dựng doanh trại, từ đây Nông trường quân đội được thành lập. Ngày 22 tháng 12 năm 1960 Trung đoàn 658 làm lễ phong quân hàm cho cán bộ và chiến sỹ, đồng thời cũng làm lễ hạ sao để chuyển ngành tập thể thành Nông trường Ba Vì. Nơi đây dưới chân núi Tản Viên Sơn có dòng sông Đà thơ mộng, xưa kia rừng thiêng nước độc đã thấm đượm bao mồ hôi, công sức, trí tuệ của các chiến sỹ, cán bộ, công nhân viên khai phá đồi hoang, cải tạo sình lầy biến vùng đất hoang sơ trở thành màu mỡ để sản xuất trồng trọt, chăn nuôi bò vắt sữa, ngày nay đó là vùng du lịch trù phú sản xuất ra dòng sữa trắng “Sữa Ba Vì” [18, tr. 11 - 12] . 1.2.2. Quá trình thành lập Bối cảnh lịch sử: Sau đại bại trên chiến trường Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954, Thực dân Pháp buộc phải ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị Giơ-ne-vơ. Theo tinh thần cơ bản của Hiệp định là đình chỉ chiến sự tại Đông Dương, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Hai miền phải thống nhất trước tháng 7 năm 1956 bằng cuộc tổng tuyển cử “Tự do và dân chủ” [17, tr.123 - 124]. Chúng ta đã thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản của Hiệp định về tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực. Trong khi đó ở miền Nam, thực dân Pháp có nhiều hành động phá hoại Hiệp định vừa được ký kết. Dưới sự chỉ đạo và viện trợ của Mỹ, Ngô Đình Diệm sức đàn áp phong tào cách mạng và mưu đồ chia cắt hai miền. Tháng 7 năm 1956, Diệm tuyên bố không tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền, trong tình hình đất nước tạm thời bị chia cắt, Đảng và chính phủ đã đề ra cho cách mạng mỗi 15 miền những nhiệm vụ chiến lược, phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu của cách mạng từng miền. Ở miền Bắc, cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành, Đảng chủ trương chuyển sang xây dựng chủ nghĩa, nhằm xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước và là hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc. Hai miền đồng thời thực hiện những nhiệm vụ mục tiêu chung của cách mạng là đánh đổ Mỹ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội [31, tr. 11 - 12]. Ba Vì, hay Tản Viên sơn, cùng dòng sông Đà hùng vĩ đã tạo nên vùng đất địa linh nhân kiệt với những tên tuổi nổi tiếng như Nguyễn Tuấn, hiện thân của Đức thánh Tản hay được nhân dân thường gọi là Sơn Tinh, một trong “An Nam tứ bất tử” sống mãi với thời gian với truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh, như Phùng Hưng - “Bố Cái Đại Vương”, như Ngô Quyền, vị vua gắn liền với chiến công lẫy lừng đầu tiên của Việt trước quân Nam Hán xâm lược hoặc như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu với vần thơ lai láng ca ngợi cảnh đẹp tự nhiên hùng vĩ của quê hương: “Sóng gợn sông Đà con cá nhảy, Mây vờn non Tản chiếc diều bay” v.v...Trên những đồi hoang mênh mông dưới chân núi Ba Vì, những chiến sỹ trong hàng ngũ quân đội nhân dân của quê hương miền Nam Thành đồng Tổ quốc, những cán bộ và công nhân của miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã nghe theo tiếng gọi của Đảng, sát cánh bên nhau đi xây dựng và phát triển kinh tế. Các cán bộ và chiến sỹ quân đội đã rời tay súng trở thành thành viên của giai cấp công nhân, với truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân anh hùng, những chiến sỹ công nhân ấy và những thế hệ tiếp theo, đã khắc phục muôn vàn khó khăn gian khổ, bạt núi san đồi xây dựng những cơ sở quốc doanh đầu tiên cho Tổ quốc. 16 Sự thành lập nông trường quân đội 658 Thực hiện chủ trương của Trung ương và Tổng Quân ủy, dưới sự chỉ đạo của Cục Nông Binh, Năm 1956, một số cán bộ và chiến sỹ quân đội thu dụng ở nhiều đơn vị đóng quân trên địa bàn các tỉnh miền Bắc được đưa về đóng quân tại làng Mỹ Đức (nay thuộc xã Tản Lĩnh) để thành lập Nông trường. Các cán bộ nòng cốt bao gồm các đồng chí Thâm, Ứng, Thích, Mua, Trường, Thiết, Lâm hoạt động dưới sự chỉ huy của đồng chí Bế Văn Sắt, tiểu đoàn trưởng. Vào thời điểm này, chưa hình thành tổ chức của một Nông trường quốc doanh và chưa có phương tiện sản xuất gì. Đến đầu năm 1957, đơn vị chuyển về đóng tại xóm Đồng Vàng, xã Yên Bài. Số lượng cán bộ chiến sỹ được bổ sung và tăng cường nhiều hơn, hoạt động dưới sự chỉ huy của đồng chí Bế Văn Sắt, tiểu đoàn trưởng và là giám đốc đơn vị sản xuất. Bộ máy tổ chức nhân sự dần dần được hình thành với Ban Giám đốc gồm ba đồng chí: Bế Văn Sắt, giám đốc; Nguyễn Đình Thiết, phó giám đốc; và Phan Hường, chính trị viên. Đơn vị có con dấu và tài khoản riêng tại Ngân hàng Sơn Tây. Đường giao thông và các cơ sở hạ tầng còn trong tình trạng thiếu thốn và hết sức khó khăn. Từ nơi đóng quân tới thị xã Sơn Tây, thủ phủ của tỉnh Sơn Tây thời Pháp thuộc, cách xa chỉ khoảng 10 12 km mà đơn vị phải cử một đồng chí là Vương Kim Mộc hàng ngày cưỡi ngựa từ đơn vị ra Sơn Tây lấy công văn, giấy tờ và thư báo. Vào giai đoạn chuyển đổi nhiệm vụ và chức năng này, tình hình tư tưởng của cán bộ chiến sỹ chưa ổn định, đa phần còn hoang mang, dao động; nói chung đều mong muốn được phục viên hoặc chuyển sang làm ở các ngành công, thương nghiệp. Chính vì vậy có tình trạng lãn công, chây lười công tác. Nhiều đồng chí đã viết đơn thư gửi về Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam để thắc mắc [18, tr. 12].

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét