Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Chính sách khoán hộ trong nông nghiệp tỉnh vĩnh phúc năm (1966 1968)

8 Đến thế kỷ thứ III, Vĩnh Phúc bị xé lẻ và nằm trong 2 huyện Gia Ninh và Mê Linh (thuộc quận Tân Xương). Tới thế kỷ VI (thời nhà Tùy), Vĩnh Phúc lại nằm trong địa phận hai huyện Gia Ninh và Tân Xương… Từ đó đến thế kỷ XIII, Vĩnh Phúc trải qua nhiều biến động. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV, nhà Trần vẫn chia nước ta thành các lộ; đến nhà Hồ lại đổi thành trấn. Dưới lộ (hay trấn) là các phủ, dưới phủ là các châu, dưới châu là huyện, dưới huyện là các xã. Lúc này, các huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc (thời Trần mạt), nằm trong 3 trấn và lộ sau: Lộ Đông Đô: Châu Tam Đới (Vĩnh Tường) có huyện Yên Lạc, huyện Yên Lãng và huyện Lập Thạch. Lộ Bắc Giang: Châu Bắc Giang có huyện Tân Phúc, châu Vũ Ninh có huyện Đông Ngàn (gồm huyện Kim Anh, huyện Từ Sơn). Trấn Tuyên Quang có huyện Dương. Sang thời Lê (1428 – 1786), ban đầu Vĩnh Phúc thuộc đất thừa tuyên Sơn Tây. Cho tới cuối thời Hậu Lê, đầu nhà Nguyễn (đầu thế kỷ XIX), vùng đất Vĩnh Phúc lại nằm trong các trấn sau: Trấn Kinh Bắc: Phủ Từ Sơn có huyện Đông Ngàn, phủ Bắc Hà có huyện Tân Phúc, huyện Kim Thoa. Trấn Sơn Tây: Phủ Tam Đới bao gồm các huyện Bạch Hạc, Lập Thạch, Yên Lạc, Yên Lãng; Phủ Đoan Hùng có huyện Dương. Trấn Thái Nguyên: Phủ Phú Bình có huyện Bình Tuyền. Dưới triều Nguyễn (thế kỷ XIX), vua Minh Mệnh đổi trấn thành tỉnh, phạm vi Vĩnh Phúc lại nằm vào 3 tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh và Thái Nguyên. Đến cuối thế kỉ XIX, nhằm thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp tiếp tục chia cắt và xáo lộn các huyện, các xã ở Bắc Kỳ để thành lập các trung tâm cai trị mới. Theo đó các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên bị cắt xén bớt đi, các tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên lần lượt ra đời. 9 Ngày 20 - 10 - 1890, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập đạo Vĩnh Yên. Địa bàn đạo Vĩnh Yên gồm: Huyện Bình Xuyên tách từ phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Toàn bộ phủ Vĩnh Tường gồm năm huyện: Bạch Hạc, Lập Thạch, Tam Dương, Yên Lạc và Yên Lãng tách từ tỉnh Sơn Tây. Sáu tháng sau, ngày 12 - 4 - 1891, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định bãi bỏ đạo Vĩnh Yên, đưa địa bàn đạo Vĩnh Yên chuyển về tỉnh Sơn Tây, kể cả huyện Bình Xuyên trong đó. Ở Hương Canh, chỉ có một viên chức người Pháp đại diện cho Công sứ Sơn Tây ở vùng này. Hơn tám năm sau, ngày 29 - 12 - 1899, toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định lập lại tỉnh Vĩnh Yên trên cơ sở địa bàn của đạo Vĩnh Yên cũ. Tỉnh lị đặt tại làng Tích Sơn, huyện Tam Dương. Tỉnh Vĩnh Yên chính thức ra đời và đi vào hoạt động vào năm 1900. Sau đó không lâu, phủ Yên Lãng tách ra khỏi Vĩnh Yên để nhập vào tỉnh Phù Lỗ năm 1901. Từ năm 1901, tỉnh Vĩnh yên còn lại một phủ là Vĩnh Tường và bốn huyện là Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch. Ngày 6 - 10 - 1901, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phù Lỗ. Địa bàn tỉnh Phù Lỗ bao gồm ba huyện cắt từ tỉnh Bắc Ninh sang là phủ Đa Phúc, huyện Kim Anh và huyện Đông Khê (năm 1903 huyện Đông Khê đổi tên thành huyện Đông Anh); phủ Yên Lãng cắt từ tỉnh Vĩnh Yên sang. Tỉnh lị đặt tại làng Phủ Lỗ, huyện Kim Anh nên có tên là Phù Lỗ. Ngày 18 - 2 - 1904, tỉnh lị rời lên làng Tháp Miếu, tổng Bạch Trữ, phủ Yên Lãng và từ đó tên tỉnh là Phúc Yên. Tháng 3 - 1913, chính quyền thực dân Pháp đưa tỉnh Vĩnh Yên xuống cấp đại lí - đại lí Phúc Yên, cho lệ thuộc vào tỉnh Vĩnh Yên. Hai năm sau, tháng 12 - 1915, chúng xóa bỏ cấp đại lí, lập lại tỉnh Phúc Yên gồm hai phủ Đa Phúc, Yên Lãng và hai huyện Kim Anh, Đông Anh, như địa bàn lúc đầu thành lập tỉnh. Đây là tỉnh nhỏ nhất xứ Bắc Kỳ. 10 Tháng 2 - 1950, hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên hợp nhất thành một tỉnh lấy tên là Vĩnh Phúc. Từ khi hợp nhất năm 1950 đến năm 2005, tỉnh Vĩnh Phúc nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính. Trong cuộc cải cách ruộng đất (1955), huyện Phổ Yên của tỉnh Thái Nguyên nhập vào tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng đến đầu năm 1957 lại được cắt trả về tỉnh Thái Nguyên. Tháng 6 - 1957, thị trấn Bạch Hạc và đến tháng 7 - 1977 hai thôn Mộ Chu Hạ và Lang Đài của xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường chuyển về thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ). Tháng 6 - 1961, huyện Đông Anh cùng xã Kim Chung (huyện Yên Lãng) và thôn Đoài, xã Phù Lỗ (huyện Kim Anh) được tách khỏi tỉnh Vĩnh Phúc, chuyển giao về Thủ đô Hà Nội. Tháng 2 - 1968, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú. Tháng 11 - 1996, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị quyết về việc chia tách một số tỉnh, trong đó có Vĩnh Phú chia tách thành hai tỉnh là Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Sau gần 29 năm hợp nhất, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 - 1 - 1997, có 7 đơn vị hành chính là thị xã Vĩnh Yên và sáu huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên và Mê Linh. Tháng 9 - 1998, huyện Tam Đảo tách thành hai huyện Tam Dương và Bình Xuyên. Ngày 9 - 12 - 2003, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 153/2003/NĐ-CP thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo mới. Tính đến năm 2005, sau nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Phúc có chín đơn vị hành chính, trong đó có hai thị xã là Phúc Yên, Vĩnh Yên và bảy huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, 11 Bình Xuyên, Tam Đảo và Mê Linh. Toàn tỉnh có 152 xã, phường, thị trấn, trong đó có hai huyện và 39 xã thuộc miền núi. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.370,73km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 46,4% diện tích; dân số gần 1,2 triệu người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 2,7%. Ngày 1 - 12 - 2006, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành nghị định số 146/2006/NĐ-CP về việc thành lập Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo chủ trương của chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mở rộng địa giới của thủ đô Hà Nội và theo Nghị quyết số 01/2008/NQ-HĐND của kỳ họp thứ 12 Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về điều chỉnh địa giới hành chính. Ngày 24 - 03 - 2008, toàn bộ huyện Mê Linh sát nhập địa giới về thủ đô Hà Nội. Ngày 23 - 12 - 2008, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục ra Nghị định số 09/NQ-CP về việc tách huyện Lập Thạch ra làm hai huyện Lập Thạch và Sông Lô. Tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2009 gồm 9 đơn vị hành chính là: Thành phố Vĩnh Yên (tỉnh lỵ), thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Sông Lô, Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Đảo. 1.2.2. Truyền thống văn hóa Nhân dân Vĩnh Phúc không chỉ anh dũng trong chống giặc ngoại xâm, mà còn có truyền thống cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế văn hóa. Sống ở địa bàn trung du, vừa có núi đồi, vừa có đồng bằng, người dân Vĩnh Phúc qua bao đời nay đã cần cù cải tạo đồng ruộng, đồi nương, chế ngự thiên tai, để tạo nên những sản phẩm, những đặc sản đã đi vào ca dao truyền thống trong dân gian. Dù sống nghìn năm dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và gần một thế kỉ dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật nhưng nhân dân Vĩnh Phúc vẫn giữ gìn, bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc, vẫn duy trì 12 dòng văn học dân gian truyền thống và tạo nên những công trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc có giá trị cho muôn đời sau. Kho tàng ca dao, tục ngữ rất phong phú, đa dạng, phản ánh kinh nghiệm sản xuất, chế giễu những thói hư tật xấu trong xã hội, thể hiện tính sáng tạo thông minh của người dân Vĩnh Phúc. Ngoài những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mang tính thiên tạo như núi Tam Đảo, núi Tây Thiên…, người dân Vĩnh Phúc bằng bàn tay khối óc của mình đã tạo nên những công trình kiến trúc, nghệ thuật đặc sắc mà phần lớn những công trình lưu giữ đến ngày nay đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Bên cạnh dòng văn học dân gian được duy trì, Vĩnh Phúc còn sản sinh ra nhiều danh nhân đóng góp cho đất nước trên nhiều lĩnh vực văn hóa, chính trị, quân sự, ngoại giao. Ngoài Trần Nguyên Hãn, anh hùng dân tộc thế kỉ XV được dân tộc ghi công, cả nước tôn thờ, Vĩnh Phúc còn có nhiều nho sĩ đỗ đạt cao, đảm nhận những trọng trách trong triều đình phong kiến, tỉnh Vĩnh Phúc có 120 danh nhân, trong đó hàng đế vương có hai vị, danh tướng có 19 vị, danh thần có 1 vị, danh sĩ có 96 vị. Những truyền thống văn hóa của nhân dân các dân tộc Vĩnh Phúc được phát triển và kế thừa qua nhiều thế hệ, góp phần tô thắm thêm truyền thống của quê hương và đất nước qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là những cơ sở bền vững, những hành trang quý để Vĩnh Phúc phát triển trong tương lai. 1.2.3. Truyền thống lịch sử Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Vĩnh Phúc được xem như một vùng đất cổ sớm được người Việt đến định cư sinh sống. Trang sử hào hùng đầu tiên về đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Vĩnh Phúc là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 sau Công Nguyên. Ngày nay rất nhiều truyền thuyết thần tích, đền miếu thờ Hai Bà 13 Trưng và các tưỡng lĩnh của Hai Bà Trưng vẫn còn truyền tụng trong dân gian và được thờ phụng với nghi lễ cúng tế tôn kính. Thế kỷ X, với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán, đất nước ta chấm dứt ách đô hộ hàng nghìn năm của phong kiến phương Bắc, bước vào thời kỳ độc lập tự chủ. Trong thời kỳ phong kiến độc lập này, nhân dân Vĩnh Phúc đã có những đóng góp, những cống hiến hết sức to lớn vào các cuộc kháng chiến giữ nước của dân tộc ta. Hết chống kẻ thù cũ phong kiến phương Bắc đến kẻ thù mới, thực dân Pháp xâm lược nước ta, đánh chiếm tỉnh, các thế hệ nhân dân Vĩnh Phúc lại một lần nữa vùng lên đánh Pháp giải phóng đất nước, giải phóng quê hương. Chính sách thống trị tàn bạo của bọn phong kiến, thực dân đối với nhân dân Vĩnh Phúc đã dẫn đến vùng đất này liên tiếp nổ ra các cuộc bạo động, các cuộc đấu tranh với đủ trào lưu, xu hướng ngay từ khi chúng đặt ách thống trị trên quê hương. Những truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân Vĩnh Phúc đã tạo nên truyền thống dũng cảm trong chiến đấu cũng như xây dựng và bảo vệ quê hương. 1.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VĨNH PHÚC TỪ NĂM 1954 ĐẾN TRƢỚC KHI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOÁN HỘ (09/1966) Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ, ngày 8 - 10 - 1954, những tên lính viễn chinh Pháp cuối cùng rút khỏi tỉnh Vĩnh Phúc. Trong những ngày đầu mới giải phóng, tình hình mọi mặt của tỉnh có những diễn biến khá phức tạp, nhất là vấn đề tư tưởng. Tỉnh ủy đã nhận định: “Sau khi đình chiến, hầu hết cán bộ có tư tưởng hưởng lạc, quên tác phong gian khổ. Trong cán bộ, bộ đội, tư tưởng nghỉ ngơi là phổ biến, thiếu cảnh giác, không nhận rõ âm mưu địch”. Mặt khác, một bộ phận nhân dân đang lo lắng cho số phận người thân bị bắt, tù đày trong chiến tranh nay chưa được trao trả. Sau nữa, nhiều gia đình có chồng, con, anh, em lầm đường, cầm súng theo giặc nay thân nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét