Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Đảng lãnh đạo quân và dân miền bắc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1964 1973)

Trong thời gian từ 1961-1965, Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam. Đây là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới được tiến hành bằng lực lượng ngụy quân do Mỹ tổ chức, trang bị và dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ. Tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ngoài mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ còn nhằm rút kinh nghiệm để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới. Kế hoạch đầu tiên của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được Chính phủ Mỹ thông qua là kế hoạch Xtalây- Taylo với dự định thực hiện theo 3 bước: Bước 1, Trong vòng 18 tháng(từ giữa năm 1961 đến cuối năm 1962) tập trung dân vào 16.000 ấp chiến lược, cơ bản bình định xong miền Nam, đồng thời gây cơ sở gián điệp ở miền Bắc. Bước 2, Trong năm 1963, tập trung khôi phục nền kinh tế miền Nam, tiếp tục hoàn tất chương trình bình định, tăng cường thêm lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành các hoạt động gây rối phá hoại miền Bắc. Bước 3, Tập trung vào việc phát triển kinh tế miền Nam và tấn công miền Bắc. Từ năm 1961, dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam do Đảng lãnh đạo, quân dân miền Nam đã tiến hành chiến đấu và từng bước thu được những thắng lợi mới trong cuộc chiến tranh cách mạng chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ- ngụy. “Tính chung trong năm 1961, quân và dân miền Nam đã tiến hành đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị trên cả 3 vùng chiến lược, đánh 15.525 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu 28.968 tên(41 lính Mỹ), thu 6.000 súng các loại, huy động 33,8 triệu lượt người xuống đường đấu tranh chính trị trực diện với địch. Riêng công tác binh vận đã làm cho 14.500 binh sĩ ngụy đảo ngũ và rã ngũ. Vùng giải phóng được củng cố và giữ vững. 7 Sang năm 1962, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị tiếp tục phát triển với những thắng lợi mới.Trên toàn miền đã đánh 19.108 trận, tiêu diệt và làm bị thương 55.119 tên (có 324 lính Mỹ). Trên mặt trận đấu tranh chính trị và “phá ấp chiến lược” có hàng chục triệu lượt người tham gia phá “ấp chiến lược” đi đôi với xây dựng làng chiến đấu. Tính đến cuối 1962, trên toàn miền Nam có 2.665 “ấp chiến lược” bị phá, 115 ấp được xây dựng thành làng chiến đấu, giải phóng hoàn toàn 6,5 triệu/14 triệu dân. Ở thành thị, trong 2 năm 1961-1962 công nhân và nhân dân lao động miền Nam đã tiến hành 8.916 cuộc đấu tranh với 744.000 người tham gia. Tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên cũng đã nhiều lần xuống đường đấu tranh...” [20, tr.348]. Chiến tranh cách mạng ở miền Nam tiếp tục giành được những thắng lợi to lớn trong năm 1963 cả về đấu tranh quân sự lẫn đấu tranh chính trị. Ngày 2-1-1963, quân và dân miền Nam đã giành thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc (Mỹ Tho). Chiến thắng Ấp Bắc có ý nghĩa quan trọng, nó đánh dấu sự trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, mở đầu cho sự phá sản của chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”, đánh sụp lòng tin của quân ngụy vào trang thiết bị vũ khí, kỹ thuật hiện đại của Mỹ. Chứng tỏ quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại về quân sựtrong cuộc “Chiến tranh đặc biệt”. Phong trào đấu tranh chính trị ở thành thị cùng với phong trào phá “ấp chiến lược” ở nông thôn và những đòn tiến công liên tiếp của các lực lượng vũ trang cách mạng đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của gia đình trị Ngô Đình Diệm. Kế hoạch Xtalây- Taylo nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng với “quốc sách ấp chiến lược”, và chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ-ngụy bị phá sản. 8 Nhằm cứu vãn tình thế, đầu năm 1964, Tổng thống Mỹ Giônxơn thông qua kế hoạch do Mác Namara đề ra. Nội dung chủ yếu của kế hoạch Giônxơn- Mác Namara là tăng cường sự chỉ huy trực tiếp của Mỹ, tăng số lượng quân ngụy và phương tiện chiến tranh, vũ khí cho quân ngụy, xúc tiến lập “ấp chiến lược” ra sức bình định tập trung xung quanh Sài Gòn, cố gắng ổn định trong 2 năm (1964-1965); dùng không quân và hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam kêu gọi quân và dân miền Nam: “dốc toàn lực, thực hiện đến cùng cuộc kháng chiến toàn diện và trường kỳ, chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai bán nước”[20, tr.351], quân và dân miền Nam trong 2 năm 1964-1965 đã nỗ lực vượt bậc, đẩy mạnh chiến tranh cách mạng, liên tiếp giành những thắng lợi lớn có ý nghĩa quyết định. Quốc sách “ấp chiến lược” của ngụy quân bị phá vỡ từng mảng lớn.Ấp chiến lược- “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” về cơ bản bị phá sản.Vùng giải phóng được mở rộng. Sau đảo chính Diệm (1-11-1963), nội bộ ngụy quân, ngụy quyền luôn chia rẽ, lâm vào khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Các cuộc đảo chính, thanh trừng, tranh giành nhau quyền lực trong nội bộ tay sai liện tục nổ ra. Trên mặt trận quân sự, quân giải phóng liên tiếp chủ động mở các chiến dịch tiến công với quy mô lớn, tiêu biểu là chiến dịch tiến công đông – xuân 1964-1965 với trận đánh mở màn vào ấp Bình Gĩa (Bà Rịa- Vũng Tàu) ngày 2-12-1964. Qua trận Bình Gĩa, quân ngụy Sài Gòn tỏ ra không đủ sức đương đầu với Việt Cộng. Thừa thắng sau chiến dịch Bình Gĩa, quân và dân miền Nam liên tiếp tiến công giành thắng lợi trên các chiến trường nổi bật là các chiến thắng: An Lão (Bình Định, 12-1964), Ba Gia(Quảng Ngãi,6-1965), Đồng Xoài(Biên Hòa, 9-6-1965).. 9 Thế và lực của cách mạng miền Nam đã lớn mạnh trên cả 3 vùng chiến lược. Kế hoạch Giônxơn- Mác Namara bị phá sản, kéo theo đó là sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Như vậy, ngay từ khi đế quốc Mỹ đặt chân lên đất miền Nam Việt Nam mang âm mưu xâm lược bằng nhiều chính sách, kế hoạch với nhiều chiến lược chiến tranh từ đơn phương đến chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” chúng đã thất bại thảm hại. Các chiến lược này leo thang nối tiếp chiến lược khác bị thất bại. 1.1.2. Âm mưu và hành động chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mỹ Trước nguy cơ phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”,đế quốc Mỹ đã đẩy mạnh đàn áp cách mạng miền Nam song song với việc tăng cường các hoạt động xúc tiến chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Mưu đồ của Mỹ là dùng chiến tranh phá hoại miền Bắc để cứu vãn cho sự thất bại của “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam đang tan vỡ. “Âm mưu cơ bản của cuộc chiến tranh phá hoại là nhằm tiêu diệt công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của cách mạng miền Bắc cho cách mạng miền Nam, ngăn chặn sự chi viện, giúp đỡ từ các nước cho cách mạng Việt Nam, gây trở ngại đối với hoạt động kinh tế của nhân dân ta; phá hoại tiểm lực kinh tế, quân sự, tàu thuyền,phương tiện vận tải của ta, buộc ta phải phân tán lực lượng, huy động nhiều nhân lực và tốn nhiều thời gian khắc phục.Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, Mỹ còn nhằm uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, buộc ta phải nhân nhượng chấm dứt chiến tranh theo điều kiện có lợi cho chúng” [3,tr.62]. Theo những tin tức Mỹ thu nhận được, sở dĩ cách mạng miền Nam giành được thắng lợi là do có sự hậu thuẫn của miền Bắc, nơi “gốc rễ” của 10 cách mạng, nơi có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước. Ngoài ra còn có sự viện trợ, giúp đỡ của các nước lớn như Liên Xô, Trung Quốc... Một khối lượng đáng kể về lương thực, thực phẩm, thuốc men, nhu yếu phẩm, súng đạn, phương tiện kỹ thuật đã được miền Bắc tổ chức sản xuất, tiếp nhận từ bên ngoài phân phối và vận chuyển vào chiến trường. Đánh phá một nước có chủ quyền trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, Mỹ còn nhằm một đòn vào phe cộng sản, uy hiếp tinh thần chống đế quốc của các nước trung lập và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, ngăn chặn sự lan rộng của phong trào cộng sản, mở đường cho âm mưu mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, xâm lược toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Giới quân sự Mỹ đã nói rõ: “Để giữ gìn miền Nam Việt Nam, chiến lược quân sự của Mỹ có 2 mục tiêu liên kết với nhau: Tiến hành một chiến dịch bằng quân mặt đất và không quân đánh bại quân địch ở Nam Việt Nam hoặc buộc họ phải rút quân, còn ở bên ngoài thì dùng không quân và hải quân để buộc họ phải đình chỉ xâm lược”. Cụ thể “Cuộc chiến tranh không quân chống miền Bắc bắt đầu với 3 mục tiêu chủ yếu: Nâng đỡ tinh thần cho Sài Gòn, kích thích nó thực hiện các cuộc cải cách. Buộc Hà Nội phải thôi ủng hộ cuộc nổi loạn và giành một thế mặc cả” [25,tr.51,60]. Như vậy, chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc không phải là một cuộc chiến tranh độc lập mà là một bộ phận của chiến lược xâm lược miền Nam của đế quốc Mỹ, là một bộ phận của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.Nó ra đời nhằm cứu vãn cho tình thế nguy khốn của đế quốc Mỹ ở miền Nam. Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc đã phát triển liên tục từ thấp đến cao. Ngay từ đầu năm 1961, trong kế hoạch Xta-lây – Tay-lơ, đi đôi với âm mưu “bình định” miền Nam, địch đã đề ra việc phá hoại miền Bắc bằng gián điệp, biệt kích [9, tr.5]. 11 Cụ thể, năm 1961, Tổng thống Kennơđi chỉ thị cho Bộ Quốc phòng CIA(Cục Tình báo Trung ương Mỹ) bắt tay xây dựng các chương trình bí mật chống phá miền Bắc dài hạn và ngắn hạn. Ngày 11-5-1961, Kennơđi phê chuẩn “Chiến dịch chiến tranh bí mật chống Bắc Việt Nam” của Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo tài liệu này, Kennơđi đã có chỉ thị rất chi tiết cho những hoạt động của chiến dịch: Đưa người vào miền Bắc Việt Nam để thu thập tin tức, tổ chức thành những tổ nhỏ, giả dạng dân thường thâm nhập vào Đông Nam Lào để tìm và tiến công những căn cứ và đường giao thông của Cộng sản Việt Nam; Ở Bắc Việt Nam, dựa vào những cơ sở do những hoạt động tình báo đã gây dựng được để tổ chức, xây dựng thành những mạng lưới đề kháng, những căn cứ bí mật và những tổ chức phá hoại; huấn luyện cho quân đội Việt Nam tiến hành những cuộc biệt kích và những hoạt động quân sự tương tự ở miền Bắc [34,tr.89]. Kennơđi khẳng định: “Một trong các cách chống lại cộng sản tốt nhất là cho người của chúng ta luồn vào “thánh địa” của cộng sản. Mục đích là gây “chiến tranh du kích” ngay trong nội địa miền Bắc dưới hình thức phá hoại vũ trang kết hợp với thúc đẩy phong trào phản cách mạng ở các địa phương” [6, tr.11]. Dưới thời Tổng thống Kennơđi, tại điều khoản số 52 của Hội đồng An ninh Quốc gia đã cho phép cơ quan CIA sử dụng lực lượng “Biệt kích mũ nồi xanh” (Speetal Foress) và “Người nhái hải quân” (Navy Seals) để huấn luyện, làm cố vấn cho quân nhân Việt Nam Cộng hòa.Tại Nha Trang, biệt kích Mỹ huấn luyện cho biệt kích quân Việt Nam Cộng hòa thuộc Liên đoàn biệt kích số 1 chuyên do thám đường mòn Hồ Chí Minh. Trong 2 năm 1961-1962, Liên đoàn này đã tổ chức 41 cuộc hành quân truy tìm dấu vết hành lang vận 12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét