Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865)

11 chảy cuồn cuộn về phía trước. Từ nhỏ đền già, từ nam đến nữ, từ chủ đến thợ, tất cả đều đi tìm một cái mới với khát vọng đổi đời. “Từ năm 1787 – 1850 đã có gần năm triệu người di cư từ châu Âu sang châu Mĩ” [1; 364]. Việc di cư ồ ạt sang Mĩ là hậu quả của nạn đói vào cuối những năm 1840 ở Aixơlen, của sự thất bại trong cách mạng 1848 – 1849 ở châu Âu và sự phát hiện ra mỏ vàng ở California. Dòng người di thực đã tràn vào các vùng đất thực dân mới xác lập của Mĩ đã làm cho dân số tăng nhanh. “Dân số tăng từ 7,22 triệu người lên tới 23 triệu người từ năm 1812 – 1852. Đất đai có sẵn cho việc định cư tăng gần bằng diện tích châu Âu từ 4,4 triệu lên tới 7,8 triệu km2” [11; 166]. Cùng với công cuộc bành trướng đất đai và di dân sang phía Tây. Những nhà tư sản trẻ tuổi Mĩ đã mưu toan mở rộng sự thống trị của mình đối với các nước Mĩ La tinh mới giành được độc lập. Mở đầu cho âm mưu đó là học thuyết Mơnrô được Tổng thống Mơnrô tuyên bố tháng 12 năm 1823 “Lục địa châu Mĩ đã chọn và duy trì được độc lập, tương lai của nó không thể bị một cường quốc châu Âu nào đô hộ nữa” [18; 554] với khẩu hiệu: châu Mĩ của người châu Mĩ Học thuyết Mơnrô được đưa ra khi các nước Mĩ La tinh vừa mời giành được độc lập, do đó nó cũng có những tiến bộ nhất định. Nhưng đó chỉ là thủ đoạn, sự thật vẫn không gì che giấu nổi. Thực chất, đế quốc Mĩ muốn độc chiếm toàn bộ thị trường châu Mĩ, trước khi muốn vươn tới nhiều khu vực khác trên trái đất. Vì thế chỉ hai năm sau khi học thuyết Mơnrô ra đời, Mĩ đã cho quân chiếm đảo Puectorico thuộc địa của Tây Ban Nha. Đúng như Uyliam Phosto đã viết: không còn nghi ngờ gì nữa, ngay từ đầu chủ nghĩa Monro đã mang sẵn ý đồ muốn thiết lập bá quyền của Mĩ ở khắp Tây bán cầu. Năm 1853, Mĩ uy hiếp Nhật Bản mở cửa, năm 1854 tham gia can thiệp vào chiến tranh thuốc phiện lần hai ở Trung Quốc. Như vậy, từ giữa thế kỉ XIX 12 nước Mĩ tư bản đã trở thành một tên đế quốc đầy tham vọng muốn chiếm nhiều đất đai. Cùng với việc bành trướng lãnh thổ, nền kinh tế tư bản chủ ngĩa Mĩ do được thừa hưởng rất nhiều thành tựu cách mạng kĩ thuật của châu Âu, đặc biệt là cách mạng công nghiệp Anh nên nó cũng phát triển một cách mạnh mẽ. Từ cuối thế kỉ thứ XVIII, nước Mĩ đã bắt đầu với cuộc cách mạng công nghiệp, ngành công nghiệp phát triển sớm nhất là ngành dệt sợi bông vải. Trong nửa đầu thế kỉ XIX, công nghiệp dệt đã có nhiều tiến bộ nhanh chóng. Chỉ trong 25 năm (1815 – 1840) số lượng sợi bông sử dụng tăng gấp 5 lần “đồng thời vào đầu thế kỉ thứ XIX công nghiệp len dạ cũng được xúc tiến xây dựng. Năm 1840 có 24 nhà máy. Từ 1830 người ta bắt đầu xây dựng nhiều nhà máy qui mô lớn. Trong thời gian từ 1840 – 1860 số xí nghiệp được xây dựng tăng từ 1420 lên 1909. Giá trị sản phẩm thặng dư tăng 2,6 triệu lên 68,8 USD”. [5;45] Từ năm 1814 trở đi hầu hết các ngành công nghiệp Mĩ đều đã sử dụng máy móc. Chế độ sản xuất trên cơ sở công xưởng đã thay thế chế độ sản xuất trên cơ sở thủ công. “Đến thập niên 40, ở Mĩ đã bắt đầu dùng máy móc chế tạo máy móc. Điều đó đã dánh dấu cách mạng công nghiệp ở Mĩ đã bước vào một giai đoạn càng cao hơn. Kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp ở Mĩ, hiệu suất lao động được nâng cao một cách rõ rệt, sản lượng tăng. Sản lượng than đá năm 1840 là 2 triệu tấn dến năm 1860 lên hơn 100 triệu tấn. Sản lượng ga năm 1840 là 320 nghìn tấn đến năm 1860 tăng lên 920 nghìn tấn”.[20; 12] Sự phát triển công nghiệp đòi hỏi các vùng trao đổi nhiều hơn. Do đó vấn đề vận chuyển, giao thông được đặt ra cấp bách. Chính phủ bắt tay vào xây dựng hệ thống đướng xá, cầu cống một cách cấp tốc. Nhất là công nghiệp đướng sắt phát triển nhanh chóng. “Năm 1850 Mĩ đã xây dựng được 15 nghìn 13 km, đứng hàng đầu thế giới. Đến năm 1860 đã dài tới 49 287 km. Những hệ thống đường xe lửa lớn tại miền bờ biển Đại Tây Dương, những trung tâm New York, Pelxinvania… được nối với miền Tây rộng lớn. Việc cung cấp lương thực, nguyên liệu cho các trung tâm công nghiệp được giải quyết kịp thời nhờ sự phát triển của đường sắt. Năm 1860 đã có tới 460 đầu máy xe lửa chế tạo tại Mĩ” [18; 184] Nhìn chung cách mạng công nghiệp phát triển với tốc độ khá nhanh. “Năm 1850 giá trị sản lượng công nghiệp đã vượt quá giá trị sản lượng nông nghiệp” [5; 45]. Nhiều thành phố, thị trấn công nghiệp mọc lên như rừng dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. “Điều đáng chú ý là công nghiệp chế tạo máy đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng. Đến giữa thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp Mĩ đứng hàng thứ tư trên thế giới” [18; 185]. Tuy nhiên, sự phát triển này chưa đều trên toàn liên bang, chủ yếu nó chỉ tập trung ở phía Bắc. Đằng sau sự phát triển của chủ nghĩa tư bản không thể không nói đến lực lượng lao động đông đảo – công nhân. Cũng như bất cứ nước nào, công nhân Mĩ cũng bị bóc lột kiệt sức và đói khổ, thất nghiệp, chết chóc luôn đe dọa họ. Đó là lí do họ đứng lên đấu tranh. “Từ 1833 – 1837 ở Mĩ có tới 168 cuộc bãi công đại qui mô thành phố” [18; 186]. Công nghiệp chế tạo máy không chỉ hạn chế trong phục vụ công nghiệp mà còn mở rộng chế tạo ra các máy phục vị cho nông nghiệp. Việc sử dụng máy móc trong nông nghiệp đã làm tăng năng suất và ngược lại nông nghiệp phát triển đáp ứng kịp thời nhu cầu nguyên liệu và lương thực cho công nghiệp. Vì thế, công nghiệp và nông nghiệp sớm gắn bó với nhau. Tuy nhiên, sự phát triển của nông nghiệp nước Mĩ lại có sự đối lập giữa hai miền Nam – Bắc trong một liên bang thống nhất. Cụ thể đây là sự khác biệt giữa hai khuynh hướng phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp. 14 Trong khi miền Bắc nông nghiệp phát triển mạnh theo con đường trang trại tư bản chủ nghĩa và hầu hết những trang trại tư bản chủ nghĩa hiên đại đều áp dụng máy móc, kĩ thuật tiên tiến như máy xới, máy gieo hạt, máy thu hoạch lúa, máy cày bằng động cơ hơi nước…. Việc sử dụng máy móc cho phép con người mở rộng diện tích canh tác và tăng vụ, nên sản lượng nông nghiệp tăng. “Từ 1840 – 1860 chỉ trong vòng 20 năm việc sản xuất lương thực ở các bang Tây Bắc tăng gấp ba lần” [18; 186], đến giữa thế kỉ XIX thành phố Chicago trở thành vựa lúa thế giới. Còn miền Nam, chế độ nô lệ đồn điền vẫn còn ngự trị trong nông nghiệp. Những đồn điền ở đây kinh doanh theo con đường kinh tế nô lệ, chủ yếu trồng bông, mía, thuốc lá. Cùng với nhu cầu của bông vải của thị trường miền Bắc, diện tích trồng bông cũng được mở rộng. Việc mở rộng sản xuất của họ là dựa vào sự bóc lột tàn nhẫn đối với nô lệ. Những đồng tiền trong túi của chủ nô đều từ giọt máu, giọt mồ hôi của người nô lệ làm nên. Họ phải làm việc dưới làn roi vọt trong tầm kiểm soát của chủ như những tên tù khổ sai. Vì thế ta có thể ví chế độ nô lệ ở Mĩ như chế độ nô lệ thời cổ đại ở Hi Lạp. Song cái khác của nó là chế độ nô lệ ở Mĩ là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản, được giai cấp tư bản sử dụng để phục vụ cho họ. Vì sử dụng chủ yếu là lao động đồn điền nên ở các đồn điền phía Nam ít sử dụng máy móc, kĩ thuật, năng suất thấp. Các chủ đồn điền ở đây luôn muốn tìm những vùng đất mới để thay thế các vùng đất bạc màu phía Nam. Bởi đặc điểm của nền kinh tế Mĩ như vậy nên thúc đẩy chế độ nô lệ đồn điền phát triển, mạnh nhất là các đồn điền phía Nam lãnh thổ Hoa Kì. Trong quá trình phát triển và tồn tại của hai hệ thống nông nghiệp Nam – Bắc một vấn đề có tính chất thời sự đặt ra là cả hai hệ thống này cùng muốn vươn sang phía Tây. 15 Giai cấp tư sản ở miền Bắc nước Mĩ muốn biến vùng đất phía Tây trở thành hậu phương nông nghiệp tư bản chủ nghĩa chuyên cung cấp nguyên liệu, lương thực cho nó. Cũng như muốn biến nó thành thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của mình. Với họ chỉ có việc đẩy mạnh cho kinh tế nông nghiệp phát triển thì mới đạt được mục đích đó. Vì thế họ chủ trương chống lại việc mở rộng chế độ nô lệ sang phía tây và chủ trương thành lập những tiểu bang tự do. Còn chủ nô miền Nam cũng muốn nhảy vào vùng đất này với mục đích thay thế vùng đất bạc màu ở miền Nam. Hơn nữa sau khi Eli Whitney phát minh ra máy tuốt hạt bông cho phép cơ giới hóa việc kéo sợi đã làm cho việc trông bông phát triển mạnh mẽ ở miền Nam. Cộng thêm nhu cầu về bông vải của châu Âu sau chiến tranh Napoleon. Để đáp ứng tất yếu phải mở rộng việc trồng bông, mà việc trồng bông chỉ có lợi khi sử dụng lao động nô lệ. Vì thế, các chủ đồn điền miền Nam muốn mở rộng chế độ nô lệ sang phía Tây. Vì mục đích riêng của mình hai bên chủ nô và tư sản giành giật, tranh chấp nhau từng tấc đất ở miền Tây. Mâu thuẫn ngày càng gay gắt, những nhà tư bản miền Bắc tập trung quyền lực ở trung ương để thống nhất điều khiển kinh tế, đòi hỏi phải đánh thuế cao các hàng công nghiệp nhập vào. Còn chủ nô muốn thuế quan thấp để mua hàng rẻ của châu Âu. Mâu thuẫn trong đường lối phát triển kinh tế ngày càng gay gắt và đã trở thành một vấn đề cần bàn trong Quốc hội. Quốc hội liên tiếp đối mặt với sức ép của cả hai thế lực. Sự tồn tại của chế độ nô lệ vừa ảnh hưởng tới sự phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà còn duy trì tình trạng tồi tệ, bất công trong xã hội Mĩ. Nhất là các nước Mĩ La tinh xung quanh đã vứt bỏ chế độ nô lệ mà riêng nước Mĩ vẫn còn duy trì chế độ này. 16 Mâu thuẫn giữa hai miền Nam – Bắc ngày càng trở nên gay gắt, đăc biệt đến giữa thế kỉ XIX mâu thuẫn này đã lên tới đỉnh điểm mà biểu hiện của nó là cuộc Nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mĩ, người ta thường gọi đó là cuộc chiến tranh ly khai. 1.2. SỰ RA ĐỜI CỦA CHẾ ĐỘ NÔ LỆ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ NÔ LỆ ĐẾN LỊCH SỬ NƯỚC MĨ 1.2.1. Sự ra đời của chế độ nô lệ ở Mĩ Chế độ nô lệ xuất hiện từ thời tiền sử và nó được thể chế hóa khi xã hội loài người đạt đến những tiến bộ nhất định về trình độ sản xuất - xã hội chiếm hữu nô lệ. Chế độ nô lệ (slavery) là chế độ kinh tế xã hội dựa trên sự bóc lột sức lao động của người nô lệ. Hay nói cách khác, nó dựa trên sự thống trị và sự qui phục bằng cách một người có quyền sở hữu người khác và có quyền yêu cầu người đó phục vụ mình. Chế độ chiếm hữu nô lệ là một hình thái kinh tế xã hội ra đời và tồn tại từ khoảng thế kỉ VIII – VII TCN đến thế kỉ V. Trong thời gian đó ở các nước có chế độ chiếm nô điển hình, nô lệ là lực lượng lao động chủ yếu sản xuất ra của cải vật chất và nuôi sống xã hội. Cũng trong thời gian đó nô lệ là món hàng để trao đổi, mua bán. Ngoài những nô lệ bị bắt làm tù binh trong các cuộc chiến tranh, người ta còn mua nô lệ từ các nơi khác về. Các chợ chuyên buôn bán nô lệ như: Chois, Rhodef và Delos phát triển từ rất sớm và mạnh trong suốt thời đại hoàng kim của Hy Lạp. Ephesus là chợ buôn bán nô lệ lớn nhất ở Địa Trung Hải trong vòng hàng trăm năm. Ở Roma, buôn bán nô lệ trở thành ngành kinh doanh đầy lời lãi. Lúc này, người châu Phi (đặc biệt người Ethiopia) cũng đã bị bắt làm nô lệ. Những tưởng chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ đã chấm dứt vào thế kỉ V, khi những bộ tộc người Giecman chiếm đoạt ngôi báu của hoàng đế Tây La Mã và xây dựng vương quốc của mình. Nhưng đến thời kì tư bản chủ nghĩa,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét