Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Ô nhiễm chất thải chăn nuôi ở một số xã vùng gò đồi huyện sóc sơn, thành phố hà nội thực trạng và giải pháp giảm ô nhiễm

Chất rắn lơ lửng trong nước thải chăn nuôi chủ yếu là cặn phân vật nuôi trong quá trình vệ sinh chuồng trại, trong phân có Nitrogen, phốt phát và nhiều vi sinh vật. Phần lớn N trong phân ở dạng Amonium (NH4+) và hợp chất nitơ hữu cơ. Nếu không được xử lý thì một lượng lớn Amonium sẽ đi vào không khí ở dạng Amoniac (NH3). Nitrat và vi sinh vật theo nước thải ra ngoài môi trường có thể nhiễm vào nguồn nước ngầm và làm đất bị ô nhiễm. - Các chất hữu cơ bền vững Bao gồm các hợp chất Hydrocacbon, vòng thơm, hợp chất đa vòng, hợp chất có chứa Clo hữu cơ trong các loại hoá chất tiêu độc khử trùng như DDT, Lindan.....các chất hoá học này có khả năng tồn lưu trong tự nhiên lâu dài và tích lũy trong cơ thể các loại sinh vật. - Các chất vô cơ Bao gồm các chất như Amoniac, ion PO43+, K+, SO42-, Cl+. Kali trong phân là chất lỏng tồn tại như một loại muối hoà tan, phần lớn là từ nước tiểu gia súc bài tiết ra khoảng 90%. Kali trong thức ăn cũng được gia súc bài tiết ra ngoài. Ion SO42được tạo ra do sự phân hủy các hợp chất chứa lưu huỳnh trong điều kiện hiếu khí hoặc yếm khí. Clorua là chất vô cơ có nhiều trong nước thải, nồng độ Clorua vượt quá mức 350mg/l sẽ gây ô nhiễm đất, nước ngầm và nước bề mặt........ - Các vi sinh vật Trong nước thải có chứa một tập đoàn khá rộng các vi sinh vật có lợi và có hại, trong đó có nhiều loại trứng ký sinh trùng, vi trùng và virus gây bệnh như: E.coli, Salmonella, Shigella, Proteus, Arizona....Trong những trường hợp vật nuôi mắc các bệnh truyền nhiễm khác thì sự đào thải vi trùng gây bệnh trong chất thải trở nên nguy hiểm cho môi trường và cho các vật nuôi khác. 2.4.1.3. Chất thải rắn 11 Chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi bao gồm phân, rác, chất độn chuồng, thức ăn dư thừa, xác gia súc chết hàng ngày. Tỷ lệ các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật trong chất thải phụ thuộc vào khẩu phần ăn, giống, loài gia súc và cách dọn vệ sinh. Trong chất thải rắn chứa : nước 56 - 83%, chất hữu cơ 1 - 26%, nitơ 0,32 – 1,6%, P 0,25 – 1,4%, K 0,15 – 0,95% và nhiều loại vi khuẩn, virus, trứng giun sán gây bệnh cho người và động vật. 2.4.2. Ô nhiễm chất thải chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam 2.4.2.1. Tình trạng ô nhiễm chất thải chăn nuôi [2][3][7]... Hầu hết các nghiên cứu về ô nhiễm môi trường do chăn nuôi tại các địa phương khác nhau, trên các mô hình chăn nuôi khác nhau và đối tượng vật nuôi khác nhau đều có chung một số nhận xét: - Việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã kéo theo sự gia tăng về mức độ ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn. Trong quá trình phát triển sản xuất chăn nuôi với qui mô ngày càng lớn như hiện này, một lượng chất thải sinh ra gây tác hại xấu đến môi trường. Với mật độ gia súc cao có thể gây ô nhiễm từ bên trong chuồng trại, ô nhiễm từ hệ thống lưu trữ chất thải và ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh ra trong việc dội chuồng và tắm rửa gia súc. - Vấn nạn ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi hiện bức xúc ở nhiều địa phương. Trang trại, gia trại và hàng vạn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã trở thành tâm điểm về tình trạng ô nhiễm môi trường. - Sự ô nhiễm đất, không khí và nguồn nước do các chất thải chăn nuôi đã làm ảnh hưởng đáng kể tới hệ sinh thái và sức khoẻ con người. - Đặc biệt nguy hiểm ô nhiễm môi trường về vi sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm) làm phát sinh các loại dịch bệnh như ỉa chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1. Ngoài ra chất thải chăn nuôi còn là một nguồn lây lan các virus nhiễm bệnh trong gia cầm và có thể lây sang con người. 2.4.2.2. Vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi [7] 12 - Ở Việt Nam khía cạnh môi trường của ngành chăn nuôi chưa được quan tâm đúng mức. - Chất thải chăn nuôi phần lớn được xả trực tiếp ra môi trường. Theo số liệu Cục Chăn nuôi (Bộ NN - PTNT), mỗi năm chăn nuôi thải ra trên 73 triệu tấn chất thải rắn (phân khô, thức ăn thừa) và 25-30 triệu khối chất thải lỏng (phân lỏng, nước tiểu và nước rửa chuồng trại). Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn, 80% chất thải lỏng xả thẳng ra tự nhiên, hoặc sử dụng không qua xử lý là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. - Ý thức về vệ sinh nông thôn, bảo vệ môi trường chăn nuôi của người dân chưa cao, chưa được trang bị đầy đủ. Cơ sở vật chất đối với chăn nuôi chưa đạt yêu cầu của việc sản xuất sạch, sản xuất thân thiện với môi trường. - Hiện tượng chuồng gia súc, gia cầm ở ngay trong khuôn viên nhà, chen chúc trong khu dân cư không phải là hiếm gặp vì chăn nuôi hộ gia đình là một phương thức hiệu quả, tận dụng được các sản phẩm dư thừa hàng ngày giúp các hộ tăng thu nhập. - Chăn nuôi quy mô lớn tuy nằm tách biệt với khu dân cư nhưng công nghệ xử lý chất thải thì phần lớn vẫn là chôn lấp do thiếu kinh phí và công nghệ. - Các giải pháp để khắc phục mang tính cơ bản như quy hoạch lại tổng thể ngành chăn nuôi đã được thực hiện qua nhiều năm nhưng kết quả việc triển khai vẫn chậm so với tốc đô phát triển dân cư, hiệu quả ngăn chặn ô nhiễm từ lĩnh vực chăn nuôi vẫn chưa đạt so với yêu cầu đặt ra. - Một số ít nghiên cứu dùng phân gia súc làm phân bón, phát triển hệ thống khí sinh học … đã được thực hiện. - Yêu cầu đặt ra là làm thế nào để việc phát triển chăn nuôi phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người. Việc chọn lựa thực hiện những phương án thân thiện với môi trường vẫn được xem là những giải pháp có ưu thế nhất trong tình hình hiện nay. 13 Chương 3. ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Chất thải chăn nuôi tại các xã vùng gò đồi huyện Sóc Sơn - Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi - Vấn đề quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Điều tra các phương thức xử lý chất thải chăn nuôi tại các hệ thống chăn nuôi trong khu vực. - Chăn nuôi kết hợp ( VAC, VC ) - Chăn nuôi thâm canh công nghiệp ( C). 3.2.2. Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh tình trạng ô nhiễm - Ảnh hưởng tiêu cực tới cảnh quan môi trường - Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân trong khu vực - Ô nhiễm môi trường nước 3.2.3. Tìm hiểu và đề xuất các giải pháp thích hợp để khắc phục ô nhiễm trong chăn nuôi 3.3. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp tra cứu tài liệu: tìm tài liệu từ thư viện, trên mạng internet 2. Phương pháp điều tra thực địa: tìm hiểu; phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi. 3. Giám sát môi trường: đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm để xác định các thông số về môi trường. Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14 4.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế huyện Sóc Sơn và vùng nghiên cứu [1][17] Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội, diện tích tự nhiên 30.651ha, dân số 270.000 người với trên 60.000 hộ gia đình, nông dân chiếm 95,15%. Đất nông nghiệp toàn huyện là 13.000 ha (chiếm trên 40% diện tích đất tự nhiên ), đất lâm nghiệp 6.630 ha. Đây là điều kiện rất có lợi về trồng trọt, phát triển chăn nuôi, nhất là kinh tế trang trại. Những năm gần đây một số xã như Phú Cường, Mai Đình, Quang Tiến, Phù Linh đã dành nhiều đất cho dự án, các xã còn lại vẫn giữ được những thửa ruộng "bờ xôi ruộng mật". Nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác bằng cách xây dựng các mô hình thâm canh hiệu quả được coi là khâu đột phá ở nhiều xã thời gian qua. Từng bước đưa nông nghiệp phát triển theo hướng sản phẩm hàng hóa giá trị cao gắn với nông nghiệp đô thị sinh thái là điểm nhấn trong nông nghiệp Sóc Sơn. Phát huy lợi thế "3 vùng" (đồi gò, đất trũng và đất giữa) Sóc Sơn tập trung sản xuất chuyên canh, phát triển các mô hình kinh tế trang trại lâm nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm tại vùng đồi gò, thâm canh lúa và thủy sản ở vùng đất trũng ven sông, trồng cây công nghiệp ngắn ngày, rau, hoa tại các vùng đất giữa phía nam và trung tâm huyện; xây dựng một số thương hiệu sản phẩm gắn với lợi thế của từng xã như chè, rau sạch, bò thịt, lợn nạc, gà đồi; quy hoạch và kêu gọi đầu tư các điểm thu mua, cơ sở chế biến nông sản, cơ sở giết mổ tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ và quảng bá sản phẩm nông nghiệp. Năm 2010, huyện Sóc Sơn đã chuyển đổi 750 ha diện tích các vùng trũng, cao hạn sản xuất lúa năng suất thấp sang các cây trồng, vật nuôi cho giá trị thu nhập cao. Huyện quy hoạch hơn 20 ha sản xuất rau hữu cơ ở các xã Thanh Xuân, Đông Xuân; 10 ha trồng hoa ly, hướng dương, cúc, hoa hồng ở xã Xuân Giang; còn lại là mô hình trang trại VAC tổng hợp theo vùng gồm chăn nuôi lợn, gà, vịt, cá điêu hồng, cá rô phi đơn tính và các loại con đặc sản như ba ba, ếch, rắn... ở các xã Phú Cường, Bắc Sơn, Nam Sơn, Tân Hưng, Việt Long, Quyết Tiến... 15 Hiện toàn huyện có khoảng 130 trang trại đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí mới, với tổng diện tích sử dụng 750ha đất, bình quân mỗi trang trại là: 5,09ha, trên địa bàn 26 xã, thị trấn trong toàn huyện, chủ yếu tập trung ở 9 xã vùng đồi gò là: Minh Trí, Minh Phú, Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ, Phù Linh, Tiên Dược, Quang Tiến và Hiền Ninh. Số trang trại trên được hình thành theo hai loại hình: - Thứ nhất, trang trại tổng hợp (trồng trọt kết hợp chăn nuôi) gồm: 98 trang trại, chiếm 75,3%. Phần lớn loại này được phát triển các loại cây ăn quả như, vải thiều, nhãn, hồng, xoài, na dai… và kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bình quân một trang trại thu nhập tiền lãi 40 – 150 triệu đồng/năm. - Thứ hai, trang trại chăn nuôi gồm 32 trang trại, chiếm 24, 7%, ở các xã: Bắc Phú, Xuân Giang, Phú Cường, Phù Lỗ, Phú Minh, Mai Đình… chủ yếu nuôi lợn siêu nạc phục vụ cho xuất khẩu và gà công nghiệp. Bình quân thu nhập một trang trại mỗi năm 40 – 100 triệu đồng tiền lãi. Ngoài ra còn 8 trang trại chuyên nuôi trồng thuỷ sản bước đầu đã cho thu hoạch. Kinh tế trang trại đã tạo ra giá trị hàng hoá lớn. Hằng năm, cung cấp cho thị trường hàng nghìn tấn nông sản (chủ yếu là hoa quả) cùng hàng nghìn tấn thịt lợn xuất khẩu, thu hút hàng nghìn lao động. Thực tế này khẳng định, phát triển kinh tế trang trại là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện của một địa phương có tính đặc thù “bán sơn địa” như ở Sóc Sơn. Bên cạnh những tích cực, kinh tế trang trại ở Sóc Sơn còn bộc lộ một số hạn chế như, giá trị sản phẩm hàng hoá và mức thu nhập bình quân 1ha canh tác còn thấp. Các mô hình còn đơn điệu, kém hiệu quả. Hầu hết các chủ trang trại đều chọn hướng phát triển theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, hoặc theo kinh nghiệm “quảng canh”, nên chưa đủ “tầm” so với nguồn tiềm năng sẵn có. 4.2. Khảo sát việc quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi tại khu vực nghiên cứu 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét