Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với nước nga dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012)

* “Tạp chí cộng sản”: với rất nhiều bài viết như “Quan hệ Mỹ – Nga một năm nhìn lại ” (2010) của Lê Minh Quang, số 4(196) phân tích sự điều chỉnh quan hệ với Mỹ dưới thời Tổng thống Obama, đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những bất đồng còn tồn tại giữa hai cường quốc này. * Tạp chí “Nghiên cứu quốc tế” cũng có nhiều bài viết như: “Việc triển khai chính sách đối ngoại của chính quyền Obama sáu tháng đầu năm 2009” (6/2009) của tác giả Mỹ Châu nêu lên những mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama và sự điều chỉnh chính sách ngoại giao của Mỹ trong sáu tháng đầu cầm quyền; Phan Doãn Nam (2009), “Nga – Mỹ: Một sự khởi động lại tốt đẹp”, Nghiên cứu Quốc tế, 2 (77), tr. 11 – 18 nói về sự hợp tác của Mỹ với Nga trong giai đoạn hiện nay; “Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Chính quyền Obama hiện nay” của Trần Nguyễn Tuyên, Nguyễn Kỳ Sơn, số tháng 3/2010, nói về bối cảnh điều chỉnh, nội dung điều chỉnh chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama và những đánh giá sơ bộ về việc triển khai chính sách đối ngoại đó trong hơn một năm cầm quyền của ông; “Chuyển biến trong quan hệ Mỹ – Nga dưới Chính quyền Obama: Nguyên nhân và triển vọng” của Lê Linh Lan, số tháng 2/2012, chủ yếu nói về những chuyển biến tích cực trong quan hệ Nga – Mỹ dưới thời chính quyền Obama, nguyên nhân của những chuyển biến đó và triển vọng của mối quan hệ Nga – Mỹ trong thời gian sắp tới… * Tạp chí “Quan hệ quốc phòng và an ninh” có bài “Nhìn lại sự điều chỉnh chiến lược của Tổng thống Obama sau hơn một năm cầm quyền” tháng 2/2010 của Nguyễn Nhâm đã khái quát những thay đổi cơ bản về định hướng chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama, đặc biệt chú trọng đến quan hệ Mỹ và một số nước lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ… Đồng thời nêu lên một số vấn đề tồn tại trong chính quyền mới. Ngoài ra, còn một số báo, tạp chí khác cũng đề cập đến chính sách đối ngoại của chính quyền Obama đối với các nước lớn, các tổ chức và khu vực 4 trên thế giới như: “Những vấn đề kinh tế – chính trị thế giới”, “Sự kiện và nhân vật nước ngoài”; “Hồ sơ sự kiện”; “Tạp chí Cộng Sản”; “Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông”; “Tạp chí nghiên cứu Việt – Mỹ”… * Tài liệu Thông tấn xã Việt Nam. Thông tấn xã Việt Nam có rất nhiều các bài viết trên tài liệu tham khảo, tài liệu Tham khảo đặc biệt, Tin thế giới, Tin tham khảo thế giới, Tin nhanh … cập nhật những chính sách mới nhất của Tổng thống Obama tiêu biểu như “TTXVN (2012), “Học thuyết chiến tranh của Barack Obama”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, (073), ngày 18/3/2012, tr. 1 – 25. TTXVN (2010), “Ý nghĩa START mới với quan hệ Nga – Mỹ”, Tin tham khảo thế giới, ngày 25/10/2010. TTXVN (2009), “Sự khởi đầu trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama”, Tài liệu tham khảo, (10 – 11). * Tạp chí nước ngoài: Viết về chiến lược mới của Tổng thống Obama, trên các tạp chí nước ngoài như Foreign Affairs, Foreign Policy, International Affairs cũng có rất nhiều bài viết “Christian Brose (2009), “The making of George W. Obama”, Foreign Policy, (January/February, 2009), pp. 53 – 55. Fareed Zakaria (2008), The Post American world, WW Norton & Company. Nhìn chung, tất cả những nguồn tài liệu trên chỉ để cập đến những mảng vấn đề riêng lẻ, những sự kiện cụ thể còn đang tiếp diễn, mang tính thời sự mà chưa có tác phẩm, bài viết nào đề cập một cách chi tiết và có hệ thống về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời cầm quyền của Tổng thống Barack Obama đối với nước Nga trên các bình diện: những yếu tố tác động đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của chính quyền Obama, nội dung chính, quá trình triển khai và những đánh giá sơ bộ về chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama. Tuy nhiên, các nguồn tài liệu nêu trên là cơ sở để tôi tham khảo trong khi thực hiện đề tài: “Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với nước Nga dưới thời Tổng thống Barack Obama (2009 – 2012)” 5 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của khóa luận nhằm làm rõ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với nước Nga dưới thời Tổng thống Obama (2009 – 2012) Để đạt được mục đích trên, khóa luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Phân tích những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với nước Nga dưới thời Tổng thống Barack Obama (2009 – 2012) - Làm rõ nội dung và quá trình thực hiện chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với nước Nga dưới thời Obama (2009 – 2012) - Đồng thời làm rõ những đặc điểm và tác động của chính sách đó đối với Hoa Kỳ và nước Nga, cũng như với thế giới. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với nước Nga thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Obama và phân tích nét chính trong chính sách đối ngoại, trong đó, tập trung làm rõ những chính sách của Hoa Kỳ đối với nước Nga. Trên cơ sở đó, đề tài phân tích những kết quả, những hạn chế và tác động của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với nước Nga (2009 – 2012) đến tình hình thế giới, với Hoa Kỳ cũng như nước Nga. Từ đó, đề tài đưa ra những dự đoán xu thế phát triển trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với nước Nga dưới thời Tổng thống B.Obama (2009 – 2012). - Phạm vi không gian chủ yếu bao gồm nước Mỹ và nước Nga. - Phạm vi thời gian chủ yếu đề tài nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với nước Nga dưới thời Tổng thống Barack Obama (2009 – 2012). Ngoài ra, để làm rõ hơn nội dung của khóa luận, ở một số phần tác giả còn mở rộng thêm phạm vi thời gian về phía trước hoặc phía tiếp sau phạm vi thời gian chủ yếu trên. 6 4. Phương pháp nghiên cứu Trong khóa luận này, tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp sau : phương pháp lịch sử, phương pháp logic và phương pháp nghiên cứu quốc tế. Bên cạnh việc sử dụng phối hợp nhuần nhuyễn tất cả các phương pháp này xuyên suốt khóa luận, ở những phần, đoạn cụ thể, tác giả đều lựa chọn một phương pháp chủ đạo nhằm đạt tới hiệu quả nghiên cứu một cách tối đa. 5. Đóng góp của khóa luận Khóa luận có thể coi là công trình nghiên cứu có hệ thống về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với nước Nga dưới thời Tổng thống Barack Obama (2009 – 2012) Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử nước Mỹ thời hiện đại, bổ sung nguồn tài liệu cập nhật về chính sách đối ngoại Mỹ với nước Nga, đặc biệt là dưới thời Tổng thống Barack Obama (2009 – 2012) 6. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tư liệu tham khảo, nội dung khóa luận được trình bày theo hai chương: Chương 1 : Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với nước Nga dưới thời Tổng thống Barack Obama (2009 – 2012) Chương 2 : Quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với nước Nga (2009 – 2012) 7 Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI NƯỚC NGA DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (2009 – 2012) 1.1. Tình hình thế giới 1.1.1. Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa Trong những năm gần đây, quá trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trên toàn thế giới. Nhiều quan điểm cho rằng, toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ là nguyên nhân gây nên những vấn đề bất ổn ngày nay như khủng hoảng chính trị, biến động về kinh tế, những biến động về xã hội và tình trạng mất an ninh... Điều này đã gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của mỗi nước, từ đó, ảnh hưởng đến việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của các nước mà Hoa Kỳ cũng không là một ngoại lệ. Trước hết, những tác động tích cực của toàn cầu hóa, khu vực hóa đã tạo không gian cho sức mạnh Mỹ. Mỹ được đánh giá là nước có ưu thế nổi bật nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Trong sự cạnh tranh kinh tế mang tính toàn cầu của nền kinh tế thông tin, Mỹ có đầy đủ ưu thế về chất lượng và tính sáng tạo của nguồn nhân lực để có thể duy trì vai trò chi phối nền kinh tế thế giới trong tiến trình toàn cầu hóa, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của Mỹ hiện nay. Toàn cầu hóa thúc đẩy liên kết giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới, làm tăng tính phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau của các quốc gia thông qua hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa. Các nước đều chuyển sang nền kinh tế thị trường và trở thành những thành viên mới của các tổ chức tài chính, thương mại thế giới như WB, IMF, WTO, hoặc các tổ chức khu vực như 8 APEC, AFTA, NAFTA… Tuy nhiên, bên cạnh tích cực thì toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng tạo ra những thách thức lớn. Toàn cầu hóa làm cho sự cạnh tranh giữa các nước và các khu vực trở nên hết sức khốc liệt và đã làm cho tất cả các nước tuy có lợi ích dân tộc khác nhau nhưng muốn hay không đều phải lệ thuộc vào nhau, phải hợp tác với nhau để đối phó với những vấn đề đe dọa đến sự sinh tồn của mỗi nước và của thế giới mà không một nước nào dù có sức mạnh phi thường đến đâu cũng không thể một mình đảm nhận được. Toàn cầu hóa đang làm cho quá trình “phi tập trung hóa quyền lực” diễn ra nhanh hơn thông qua các hình thức tập hợp lực lượng mới... “và là một trong những thách thức lớn nhất phải đối mặt với chính sách đối ngoại” [44]. Đồng thời sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia về an ninh và phát triển cũng ngày càng gia tăng và “khi lợi ích giữa các quốc gia đan xen vào nhau và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau thì tư duy về đối ngoại và phương thức quan hệ quốc tế cũng thay đổi mạnh mẽ” [9;13]. Đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng buộc Mỹ phải quan tâm khi hoạch định chính sách đối ngoại. Bởi “Chủ nghĩa đơn phương của Mỹ trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống G.W. Bush đã làm cho quan hệ Mỹ hệ Mỹ – Nga trở nên nguội lạnh, ảnh hưởng không chỉ lợi ích của Mỹ, Nga, mà ở một mức độ nhất định còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực châu Âu và thế giới” [18;33]. Vì vậy, cải thiện quan hệ với nước Nga là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền của Tổng thống Obama. “Định hướng trong quan hệ với Nga cũng là nội dung quan trọng sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ” [18;33]. Như vậy, dưới tác động của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, các nước trong đó có Mỹ, phải có những thay đổi, điều chỉnh về chính sách đối ngoại cho phù hợp với xu thế chung của thế giới. 9

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét