Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Quan hệ đại việt trung hoa từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII qua các bộ thông sử

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT QUAN HỆ ĐẠI VIỆT – TRUNG HOA TRƯỚC THẾ KỶ XVI 1.1.ÂM MƯU THÔN TÍNH ĐẠI VIỆT CỦA TRUNG HOA VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM Quan hệ Đại Việt – Trung Hoa là quan hệ giữa một nước nhỏĐại Việt có chung biên giới với một cường quốc là Trung Hoa. Với Đại Việt, phong kiến Trung Hoa luôn muốn biến Đại Việt thành khu đệm trên con đường tràn xuống Đông Nam Á, chính vì vậy nước ta luôn phải ứng phó thường trực với nguy cơ bị xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Nằm trong bối cảnh đó, các triều đại phong kiến Việt Nam luôn quán triệt đường lối đối ngoại thân thiện đối với các nước bên ngoài, đặc biệt là với Trung Hoa. Tuy nhiên khi nền độc lập bị đe dọa, đất nước bị xâm lấn thì Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, quyết tâm chống giặc ngoại xâm. Vào thế kỷ III trước công nguyên, trên đà tiến về phía Nam, quân đội nhà Tần đã tiến vào Âu Lạc. Một cuộc đụng độ vũ trang nổ ra. Chung cục, đạo quân nhà Tần gồm có 50 vạn tên bị đánh tan tành, Đồ Thư – tướng nhà Tần phải bỏ xác trên đất Âu Lạc. Quân đội nhà Tần thất bại, một chư hầu của nhà Tần là Triệu Đà, nhân khi Tần bị suy yếu đã chống lại “Thượng quốc”, lập ra một nước riêng biệt, rồi động binh và dùng mưu gian chiếm được Âu Lạc. Từ đấy trải qua các triều đại Hán, Tần, Tùy, Đường tức là từ cuối thế kỷ III trước công nguyên đến thế kỷ X sau công nguyên, các tập đoàn phong kiến Trung Hoa kế tiếp nhau đô hộ Âu Lạc. Trong hơn 10 thế kỷ này đại đế quốc phong kiến Trung Hoa nhiều phen biến Âu Lạc thành một châu gồm các quận huyện của Trung Hoa. Nhưng trong 10 thế kỷ ấy, nước Âu Lạc vẫn giữ được sức sống của mình, liên tiếp nổi dậy giành lại độc lập, có khi một vài thàng, có khi vài ba năm, có khi trên 50 năm. Nước Âu Lạc tuy bị thôn tính nhưng lại được khôi phục vào thời Hai Bà Trưng, được củng cố thêm dưới thời Lý Bôn với 7 tên nước là Vạn Xuân và đến 938, sau trận Bạch Đằng là một nước Đại Việt có chủ quyền, vĩnh viễn độc lập đối với Trung Hoa. Không dừng lại ở đó nhà Tống Trung Hoa tiếp tục đưa quân sang xâm chiếm Đại Việt. Trước âm mưu đó của quân Tống, ta đã tiến hành chống giặc Tống năm 931, quân và dân Đại Cồ Việt đã đánh bại quân đội Đại Tống. Sau cuộc chiến này, năm 986, hoàng đế Đại Tống chấp nhận nhà Tiền Lê và ban chế phong cho Lê Đại Hành. Năm 1022, quân dân nhà Tống thuộc Khâm Châu và Như Hồng đến quấy phá vùng đất Quảng Yên. Vua Lý “xuống chiếu cho Duệ Thánh Vương đem quân đi đánh bộ lạc Đại Nguyên Lịch, quân ta đi sâu vào trại Như Hồng đất Tống, đốt kho vựa rồi về” [45, tr.270]. Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, triều đình nhà Lý đã chủ động mang quân tấn công giặc với chủ trương “tiên phát chế nhân”. Năm 1075, Lý Thường Kiệt đã mang quân vượt biên giới tấn công vào Châu Ung, Châu Khiêm, Châu Liêm, đốt phá kho binh lương mà quân Tống chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt. Với thắng lợi này, nhà Lý đã bước đầu làm suy yếu lực lượng và giáng một đòn mạnh vào âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống, đồng thời là bước đệm quan trọng cho chiến thắng vang dội trên sông Như Nguyệt năm 1077. Thời nhà Trần, quân Mông – Nguyên đã ba lần sang xâm lược Đại Việt. Trước sự tấn công của quân Nguyên, vua quan nhà Trần đã đoàn kết một lòng, ba lần đánh thắng quân xâm lược, lập nên những chiến công vang dội vào các năm 1258, 1285, 1287 – 1288. Những chiến thắng đó là thành quả của cuộc đấu tranh bền bỉ trên mặt trận ngoại giao của vua quan nhà Trần. Thắng lợi trước kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ đã giúp Việt Nam giữ vững nền độc lập, tự chủ dân tộc. Đất nước bước vào thời kỳ độc lập xây dựng và phát triển. Khi nhà Hồ lên thay nhà Trần, nhà Minh ở Trung Hoa đã cử quân sang xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống giặc Minh thất bại, Đại Việt bị đô hộ trong hai mươi năm (1407 – 1427), đến khi Lê Lợi đánh đuổi được chính quyền đô hộ nhà Minh, khôi phục nền độc lập tự chủ của dân tộc, lập nên một triều 8 đại mới: nhà Hậu Lê. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo với tư tưởng “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhân mà thay cường bạo” không chỉ lôi cuốn được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, mà còn đẩy quân Minh vào thế bị động. Các thắng lợi lẫy lừng ở Chi Lăng – Xương Giang đã đánh tan 10 vạn viện binh của quân giặc. Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, tại hội thề Đông Quan, Lê Lợi bảo đảm tha cho quân địch được toàn tính mạng về nước và đối với triều Minh sẽ có biểu cầu phong. Hơn thế nữa, Lê Lợi còn cấp cho 500 chiến thuyền, mấy nghìn con ngựa cùng với đầy đủ lương thực và sai sửa sang cầu cống, đường sá để cho chúng rút về nước. Triều Quang Trung tiếp theo thực hiện cuộc kháng chiến chống quân Thanh thành công vào mùa xuân Kỷ Dậu (1789), giáng một đòn nặng nề vào âm mưu xâm lược của nhà nước phong kiến Trung Hoa. Nền hòa bình độc lập lại, đất nước được thống nhất, Quang Trung đã bắt tay vào xây dựng đất nước về mọi mặt. Đối với các triều đại phong kiến phương Bắc, ý đồ xâm lược, dựng lại ách đô hộ lên đất nước ta vẫn được các vua Tống, Nguyên , Minh, Thanh thực hiện mối khi có tiềm lực mạnh mẽ, thời cơ thuận lợi. Điển hình là các cuộc xâm lược của nhà Tống thời Lý, giặc Nguyên thời Trần, giặc Minh thời Hồ, giặc Thanh thời Tây Sơn. Những âm mưu này đều bị các triều đại phong kiến Việt Nam đánh bại bằng những chiến thắng quân sự vẻ vang ở những điểm sông như sông Như Nguyệt, sông Bạch Đằng, cửa Hàm Tử, Chương Dương, Đông Bộ Đầu, Vạn Kiếp,... giành lại độc lập cho dân tộc. 1.2.QUAN HỆ BANG GIAO CHÍNH TRỊ Lịch sử bang giao giữa Việt Nam và Trung Hoa vốn hình thành từ rất sớm. Sách “Trung Hoa Cương mục tiền biên” chép rằng: vua Hùng đã cử một sứ bộ ngoại giao đầu tiên đến chầu vua Nghiêu năm 2353 trước Công nguyên để dâng rùa và phải qua hai lần biên dịch mới tới được Trung Hoa. Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép năm 1110 trước Công nguyên, năm thứ 6 đời vua Thành Vương nhà Chu, vua Hùng từng của sứ giả sang giao hảo với Trung Quốc và cống chim trĩ trắng; vua nhà Chu cho sứ giả năm cỗ xe có kim chỉ nam để trở về. Tuy nhiên, chỉ đến khi Ngô 9 Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành được độc lập (938), mở ra thời kỳ độc lập tự chủ cho dân tộc ta, Trung Hoa mới chú trọng đến vấn đề bang giao với ta với tư cách và vị thế của một nước. Có nghĩa là, phải thực sự đến lúc này bang giao mới có tính chất hai chiều và ngoại giao với Việt Nam, Trung Hoa mới phải đầu tư thích đáng. Quá trình bang giao giữa các vương triều phong kiến Việt Nam và Trung Hoa không phải là một mối quan hệ bình đẳng, mà là mối quan hệ bất đối xứng, giữa nước lớn Trung Hoa và nước nhỏ Việt Nam. Do đó, ở kế một nước lớn như Trung Hoa, Việt Nam luôn phải có những ứng xử khôn khéo, phù hợp để tồn tại và phát triển. Một trong những con đường hiệu quả nhất là phát huy tối đa bản lĩnh và bản sắc văn hóa dân tộc trongứng xử ngoại giao với Trung Hoa, trước hết là quan hệ mềm dẻo, linh hoạt, chịulàm nước nhỏ, nhận “sách phong” và chịu “triều cống”. Nói về vấn đề sách phong giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với Trung Hoa nhưng thực tế hoạt động cầu phong ấy chỉ thực sự bắt đầu thực hiện từ thế kỷ X, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938), khi Việt Nam đã thoát ra khỏi ách đô hộ của phong kiến Trung Hoa, giành lại được nền độc lập hoàn toàn. Và phải đến thời nhà Đinh, với sự chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao của Đinh Tiên Hoàng với nhà Tống ở Trung Hoa, thì quan hệ “sách phong, triều cống” giữa hai nước mới đi vào thực chất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chỉ khi nào bị thất bại về mặt quân sự, phải trao trả chủ quyền đất nước cho Việt Nam, hoặc tình hình trong nước đang rối ren thì Trung Hoa mới chịu phong vương cho nước ta. Chính Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” cũng đã chỉ rõ đặc điểm này: "Nước ta từ thời Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc, nhưng danh hiệu còn nhỏ, không được dự vào hàng chư hầu triều hội của nhà Minh đường. Rồi bị Triệu Đà kiêm tính, nhà Hán phong Đà làm Nam Việt Vương, chỉ được sánh với chư hầu của Trung Quốc, chứ chưa từng được nêu là một nước. Đến sau nội thuộc vào nhà Hán nhà Đường, bèn thành quận huyện. Đến khi Đinh Tiên Hoàng bình định các sứ quân, khôi phục mở mang bờ cõi, bấy giờ điển lễ sách phong của Trung Quốc mới nhận cho đứng riêng là một nước" [9, tr.136]. 10 Dưới đây là bảng thống kê việc các vua nước ta cử sứ giả sang Trung Hoa cầu phong và việc Trung Hoa ban sắc phong cho ta từ triều Ngô (bắt đầu từ Ngô Xương Ngập) đến trước thế kỷ XVI. Bảng 1.1: Thống kê việc Đại Việt sang Trung Hoa cầu phong và việcTrung Hoa ban sắc phong cho ta từ triều Ngô đến trước thế kỷ XVI Triều đại 1. Triều Ngô Nước ta sang Trung Sắc phong của hoàng đế Hoacầu phong Trung Quốc ban cho vua Đại Việt - Ngô Quyền chưa sang xin phong vương. - 954: Ngô Xương Ngập - Phong làm Tĩnh hải quân tiết độ sứ. sai sứ sang vua Nam Hán là Lưu Xưởng xin phong vương. 2.Triều Đinh - 972: Đinh Tiên Hoàng - Phong Đinh Tiên Hoàng làm Giao sai con là Đinh Liễn sang chỉ quận vương. Tống xin phong vương. - Phong Đinh Liễn làm Kiểm hiệu thái sư tĩnh hải quân tiết độ sứ An nam đô hộ. - 975: Phong Đinh Tiên Hoàng làm Nam Việt Vương và Đinh Liễn làm Giao chỉ quận vương. 3. Triều Lê - 980: Lê Đại Hành sai 2 - Vua Tống không cho. sứ thần là Giang Cự Vọng và Vương Thiệu Tộ sang xin vua Tống phong Vương. - 985: Vua sai sứ sang - Vua Tống phong Lê Đại Hành chức Tống xin lĩnh chức Tiết Tiết trấn. trấn. - 986: Vua Tống sai sứ sang phong 11 cho Lê Đại Hành chức Kiểm hiệu thái bảo sử trì tiết đô đốc Giao Châu chư quân sự, An Nam đô hộ, Tĩnh hải quân tiết độ sứ, Giao châu quản nội quan sát xử trí đằng sứ, kinh triệu quận hầu. - 988: Vua Tống phong cho làm Kiểm hiệu thái uý. - 993: Phong làm Giao chỉ quân vương. - 997: Phong làm Nam Bình vương kiêm thị trung. 4. Triều Lý - 1010: Phong Lý Thái Tổ chức Kiểm hiệu thái phó, Tỉnh hải tiết độ sứ quan sát sứ, xử trí sứ, An Nam đô hộ, Ngư sử đại phu, Thượng trụ quốc giao chỉ quận vương. Sau thêm Đồng binh chương sự. - 1012: Phong thêm: Khai phủ nghị đồng tam ti. - 1014: Phong thêm Bảo Tiết Thủ Chính công thần. - 1018: Phong thêm: Kiểm hiệu thái uý. - 1022: Phong thêm Kiểm hiệu Thái sư. - 1028: Phong thêm Thị Trung Nam Việt vương. - 1028: Phong cho vua Lý Thái Tông 12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét