Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Vai trò của đền bắc cung đối với đời sống tinh thần của cư dân huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc

- 11 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển đền Bắc Cung, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Theo thần phả của đền, ngôi đền thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn, hay còn là Sơn Tinh, con rể vua Hùng Duệ Vương đời thứ 18. Thời vua Hùng thứ 18, Hùng Duệ Vương ở động Lăng Xương, sau này là huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, đạo Sơn Tây (ngày nay là xã Trung Nghĩa huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ) có gia đình ông Nguyễn Cao Hành, vợ là Đinh thị Ngọc, tuổi đã cao mà chưa có con nối dõi. Một hôm hai vợ chồng già từ động Lăng Xương sang núi Tản Viên gặp ông lão vừa đi xuống núi vừa hát, theo sau có mấy cậu bé. Ông bà kính cẩn chào hỏi, được ông lão chỉ dạy, hai ông bà vui mừng quay về động Lăng Xương. Một hôm bà vợ đi ra giếng Thiên Thanh tắm thấy có đám mây rồng phun nước vào người. Lạ thay sau đó bà mang thai. Ngày mùng 10 tháng 5 năm Nhâm Tý bà hạ sinh Nguyễn Tùng, sau đổi thành Nguyễn Tuấn. Năm 14 tuổi Nguyễn Tuấn mồ côi cha mẹ phải tự nuôi thân. Bà Ma Thị Cao – Sơn nữ thần thấy Nguyễn Tuấn có tướng mạo phi phàm, lại có những việc làm nhân đức nên hết lòng quý mến, nhận làm con nuôi. Bà ban cho Nguyễn Tuấn cây gậy có phép thần. Nhờ có gậy thần, Người đã giúp đỡ được rất nhiều người trong cảnh nguy khốn. Một hôm khi đang ngao du sơn thủy, Nguyễn Tuấn thấy một đám trẻ chăn trâu đập chết con rắn trên đầu có chữ Vương. Thấy lạ, Nguyễn Tuấn bèn mua lại con rắn của đám trẻ chăn trâu và cứu nó sống lại. Không ngờ con rắn đó là hoàng tử của vua thủy tề, Nguyễn Tuấn được vua Thủy Tề tặng cho một cuốn sách có thể hiểu mọi lẽ huyền vi của trời đất. Nhờ có quyển sách này, Tuấn Công ra sức diệt trừ yêu quái, giúp đỡ nhân dân. Hàng năm, nước từ ba con sông lớn sông Hồng, sông Đà, sông Lô dâng lên làm ngập lụt khiến trăm dân lầm than. Tuấn Công dạy nhân dân đắp đê ngăn nước. Khi nước rút để lại phù sa, Tuấn Công lại dạy nhân dân tra hạt gieo lúa, cây màu tốt tươi, mùa màng bội thu, cá tôm phong phú, nhà nhà ấm no. Nhân dân tôn xưng ông là Tản Viên Sơn Thánh. Mẹ nuôi của ông cũng giao cho ông cai quản muôn thú núi Tản Viên. Tục truyền gọi là Sơn Tinh (thần núi). Nguyễn Thị Thu Hoài – K34 Cử Nhân Lịch Sử - 12 Khi vua Hùng thứ 18 kén rể cho công chúa Mị Nương, Sơn Tinh nhờ có sách ước và sự giúp đỡ của bà chúa Thượng Ngàn đã mang đủ sính lễ “voi chin ngà, gà chín cựa, ngựa chin hồng mao, một trăm bánh xôi nếp, một trăm nệp bánh trưng” đến trước và rước Mị Nương lên núi Tản. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ bèn nổi giận đùng đùng hóa phép làm mưa làm gió đuổi đánh Sơn Tinh. Nước dâng cao bao nhiêu Sơn Tinh lại dâng núi lên bấy nhiêu. Cuối cùng Sơn Tinh thắng trận. Vua Hùng vui mừng vì có con rể tài đức song toàn, có ý muốn nhường ngôi báu cho Sơn Tinh kế vị nhưng Ngài kiên quyết chối từ. Người còn khuyên vua nên nhường ngôi cho Thục Phán và xin vua cho đi du ngoạn khắp nơi. Vua Hùng đồng ý nhường ngôi cho Thục Phán. Để nhớ công ơn này, Thục Phán đã có lời thề, đồng thời phong thần, cho dựng đền thờ Sơn Tinh. Trên đường du ngoạn và trở về núi Tản, người thường dừng lại dạy dân chúng cấy cày, khai điền trị nước. Tương truyền, sau khi giúp vua cha dẹp yên trong nước, trên đường trở về núi Tản Người có đi ngang qua tổng Thư Xá (tức xã Tam Hồng ngày nay), ngài có cắm cây thiên trượng xuống đất, vùng đất này trở nên linh thiêng. Nhân dân trong vùng vì thế mà lập miếu thờ. Đồng thời còn để ghi nhớ công ơn Đức Thánh đã dạy cách trồng ngô trồng lúa, làm thính ủ chạo, làm nem ướp cá – món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ làng xưa kia. Theo truyền thuyết, Thục Phán An Dương Vương là người đầu tiên lập đền thờ Tản Viên Sơn Thánh. Đến nhà Lý đã phong Ngài là “Thượng đẳng tối linh thần” và “Đệ nhất phúc thần”. “Theo nhƣ ghi chép của ban quản lý di tích Sở Văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc cũng nhƣ những tài liệu còn lƣu giữ ở địa phƣơng thì mới đầu đền Thính chỉ là một ngôi miếu nhỏ dựng trên nền hành cung của Đức Thánh Tản” [1; 26], không rõ được xây dựng từ khi nào. Nhưng trải qua các đời Lý – Trần – Lê, ngôi đền ngày càng được xây dựng khang trang hơn. Đến đời vua Lý Thần Tông (1072 – 1128) từ ngôi miếu nhỏ thờ Đức Thánh, đền được xây dựng lại khang trang. Nơi đây hàng năm được các vua đến cầu thọ, cũng là nơi dân chúng đến nhang khói để cầu an. Nguyễn Thị Thu Hoài – K34 Cử Nhân Lịch Sử - 13 Đến năm Thành Thái thứ 11 (1901), tri huyện Yên Lạc và tuần phủ Vĩnh Yên đã đứng ra trùng tu lại đền. Được sự quyên góp của các quan lại trong huyện và cả quần chúng nhân dân, nên chỉ trong 6 tháng việc xây dựng đã hoàn thành, quy mô được mở rộng, đền đài được dựng cao hơn cũ. Phần hậu cung được tôn tạo. Chính tay tuần phủ Vĩnh Yên là Nguyễn Văn Bân chép lại Ngọc phả của đền về Đức Thánh Tản Viên Sơn, câu đối của ngài còn được lưu giữ tại đền. Đến năm Duy Tân thứ 5 (1911), các nhà chức trách hàng tổng, xã lại đứng ra tôn tạo, tu sửa, bổ sung một số chi tiết của đền như lầu chuông, gác trống. Năm Khải Định thứ 2 (1917), nhân dân địa phương tự quyên góp và mở rộng sân đền phía trước, xây dựng cổng tam quan, bảy gian tòa tiền tế. Lần trùng tu này có sự góp công góp sức vô cùng lớn lao của nhà sư Thích Thành Ất. Nhà sư là một cao tăng người xã Thượng Trưng, huyện Bạch Hạc, phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây, nay là xã Thượng Trưng huyện Vĩnh Tường. Khi tiến hành tu bổ lại đền, nhà sư có sử dụng các nguyên vật liệu hiện đại như gạch, xi măng giúp công trình có sự bền vững nhất định, ít bị mối mọt, long lở. Từ năm 1917 đến nay, đền có nhiều lần trùng tu và xây dựng thêm nhưng với quy mô nhỏ, tạo nên sự đổi thay từng ngày về cảnh quan của ngôi đền. Các công việc xây dựng đền được ghi rõ trên tấm bia dựng năm Khải Định thứ 8 (1923) và bài văn của nhà sư Tăng Ất tại tấm bia dựng năm 1936, cả hai tấm bia đều còn và được dựng trân trọng trước đền. Năm 1949, khi thực dân Pháp chiếm đóng huyện Yên Lạc, nhân dân đã thực hiện tiêu thổ kháng chiến. Khi thực dân Pháp chiếm đóng Yên Lạc các đình chùa bị phá bỏ như đình Man Để, đình Phù Lưu, đình Tảo Phú và chùa Kim Đường, chỉ còn lại duy nhất đền Bắc Cung không bị phá hủy trong lần này. Đền Bắc Cung không bị tàn phá do nằm tại một vị trí biệt lập với khu dân cư, vị trí chiến lược không quan trọng. Trong khi những đình làng đã nêu trên nằm trong khu dân cư, lại có vị trí ở trung tâm của làng. Hơn nữa, đình làng xưa kia được xem là trung tâm chính trị, văn hóa của một làng, chính vì vậy đây là mục tiêu hướng tới của thực dân Pháp. Còn có Nguyễn Thị Thu Hoài – K34 Cử Nhân Lịch Sử - 14 một cách lý giải mang màu sắc tâm linh, đó là do sự linh thiêng của Đức Thánh Tản. Đến năm 1992, đền được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa, từ đó đền ngày càng nhận được sự chăm lo không chỉ của người dân mà còn là của các cấp chính quyền địa phương. Quy mô đền ngày càng được mở rộng và cơ sở vật chất được hoàn thiện nhờ có sự đóng góp, công đức của con nhang đệ tử gần xa. Từ đó ta có thể thấy ngôi đền không chỉ là ý nguyện, là công lao sáng tạo, là sự khẳng định vị trí trong đời sống tinh thần của cư dân Yên Lạc. Đồng thời, đây cũng là công trình kiến trúc cổ còn được lưu giữ nguyên vẹn của cư dân nơi đây. Chính vì vậy, ngôi đền không chỉ có giá trị về mặt tinh thần mà còn là sự lưu giữ những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc nói chung. 1.3. Đền Bắc Cung – kiến trúc và tín ngƣỡng Đền Bắc Cung được lập nên để thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn, người đã có công lao to lớn trong việc dạy nhân dân đắp đê, trồng lúa trồng ngô, làm nên những món ăn mang hương vị truyền thống. Phu nhân của Ngài là công chúa Mị Nương dạy nhân dân trồng dâu nuôi tằm, canh tơ dệt vải. Ngoài Đức Thánh Tản Viên Sơn, đền còn thờ Cao Sơn và Quý Minh – hai vị tướng của Đức Thánh Tản, bên trái có thờ Quan âm dinh và Quan giám sát. Đây là những vị tướng đắc lực của Đức Thánh Tản. 1.3.1. Kiến trúc đền Bắc Cung Đền có tên là Bắc Cung là do nằm trong tứ cung (bốn cung lớn thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn). Tứ cung gồm có đền Thượng (chính cung thần điện) được xây dựng trên đỉnh núi Ba Vì, thuộc khu vực đền quốc gia Ba Vì xã Ba Vì, huyện Ba Vì – Hà Nội. Đền Và (đông cung thần điện) thuộc làng Vân Gia, xã Trung Hưng thị xã Sơn Tây. Đền Trung và đền Hạ (tây cung thần điện) thuộc xã Minh Quang – Ba Vì – Hà Nội. Theo Ngọc phả thì Đền Trung là đền cổ nhất trong các ngôi đền thờ phụng Đức Thánh. Ngôi đền này được xây dựng trên nền dấu tích nơi ở chính của Đức Thánh. Đền Ao Vua (Nam cung thần điện) thuộc thôn Yên Hồng xã Tản Lĩnh – Ba Nguyễn Thị Thu Hoài – K34 Cử Nhân Lịch Sử - 15 Vì. Gần đây, UBND xã Tản Lĩnh chuyển xây dựng đền lên trên núi (khu vực khu du lịch Ao Vua). Đền Thính là Bắc cung thần điện. Nếu như xét về mặt hình học thì bốn đỉnh của tứ cung tạo thành một hành lang vắt ngang qua sông Hồng. Tuy nhiên duy chỉ có đền Bắc Cung nằm phía Bắc sông Hồng và thuộc địa phận của tỉnh Vĩnh Phúc, còn các hành cung còn lại nằm bên thữu ngạn sông Hồng và thuộc địa phận Hà Nội (Hà Tây cũ) thuộc phía Nam sông Hồng. Đền Bắc Cung còn có tên tục là đền Thính. Có tên gọi như vậy là do đền thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn, nhân dân gọi đền là đền Thánh, nhưng vì đọc chệch từ húy “Thánh” nên gọi là đền Thính. Còn có tài liệu ghi chép là, đền có tên nôm là “Thỉnh”, tức là ý nguyện của nhân dân muốn mời Đức Thánh Tản Viên Sơn về cùng nhân dân nơi đây. Tuy nhiên nếu gọi là đền Thỉnh thì nặng nên trong quá trình phát triển của đền, nhân dân đã gọi chệch thành đền Thính như ngày nay. Đền Thính cách trung tâm huyện lỵ khoảng 1 km về phía Tây. Tọa lạc giữa cánh đồng màu mỡ, nằm cạnh con kênh uốn lượn, bao quanh là làng mạc trù phú, dân cư đông đúc. Đi từ trung tâm Yên Lạc theo con đường trải nhựa về phía Tây khoảng 1 km là tới đền Bắc Cung. Khi vào trong đền con người có thể cảm nhận được sự hòa nhập của Càn, Khôn. Bao quanh đền là vườn cây um tùm tạo nên không khí uy nghi cổ kính. Trong không gian tĩnh lặng ta có thể cảm nhận được mùi hương của lúa, của đất, của cây cỏ hòa trộn cùng mùi hương trầm thoang thoảng. Khi bắt đầu bước vào khu đền ta có thể chiêm bái cảnh chùa (nằm bên phải đền, chùa được xây trong khoảng thời gian 4 năm trở lại đây) trước khi vào thắp hương cẩn kính. Kiến trúc đền Bắc Cung có nét chung như những loại hình kiến trúc tôn giáo khác của miền Bắc. Đền có bố cục dàn trải tương đối cân xứng theo trục. Trên trục trung tâm phía trước sân đền có một bình phong tạo những hang hốc mang vẻ tự nhiên. Mặt ngoài của bình phong thờ ngũ hổ, trong hang với trung tâm là hổ vàng, mặt sau của động này đắp hình “phúc- lộc - thọ” dưới dạng tứ linh với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, được mùa và có người tài ra giúp dân giúp nước. Nguyễn Thị Thu Hoài – K34 Cử Nhân Lịch Sử - 16 Tiếp đến là một khoảng sân rộng, liền sát nghi môn, đăng đối hai bên theo chiều dọc là gác chuông và gác trống. Bên phải thờ quan âm dinh, quan ám sát, nhà sắp lễ và chùa Kim Đường theo thứ tự từ ngoài vào trong. Bên trái là nhà thường trực ban quản lý di tích. Trong khoảng diện tích 2000 m2, khu đền có các công trình kiến trúc cơ bản gồm gian tiền tế 7 gian, hậu cung 7 gian nối nhau theo kiểu chữ Đinh. Song song với hậu cung hình chữ “công”, hai bên có nhà hành lang, phía trước có sân lễ hội, ao đền (ao đền trước kia nằm ngay trước cửa đền, nhưng sau đó sân đền được mở rộng nên ao cũ được lấp bỏ, thay bằng ao mới với diện tích lớn hơn), ngoài cùng có nghi môn ngoại, ngăn cách không gian thờ tự trong một cảnh quan thanh tĩnh, mát mẻ với hàng cây cổ thụ gần trăm năm tuổi. Hai bên chính điện có hai dãy tả mạc cho khách thập phương nghỉ tạm và sửa soạn đồ lễ. Hai đầu tả mạc đằng trước xây lầu chuông và lầu trống đối xứng nhau. Lầu chuông đặt một chiếc chuông cao 0,7 m, đường kính 0,4 m, trên khắc ngày đúc chuông là ngày 24 tháng Chạp năm Duy Tân thứ tư (24/ 03/ 1911). Lầu trống đặt một chiếc trống cao 0,6 m, đường kính 0,5 m. Tiếp đến là Tam quan, phía bên phải có dựng một tấm bia ghi công đức xây dựng đền và những lần tu sửa. Bia đề ngày tốt tháng chạp năm Khải Định thứ bảy (1922). Cổng đền được kết cấu theo lối tam quan. Cổng đền kiến trúc kiểu 2 tầng 8 mái. Tòa tiền tế cũng được nâng mái theo lối chồng diêm, 2 nhà hành lang tả, hữu nằm nối theo lầu chuông, lầu trống như hai thân rồng chầu. Tất cả đã tạo nên bố cục với không gian kiến trúc tổng thể khá sinh động. Từ tiền tế trở vào, hậu cung gồm 7 gian, 9 cửa thờ đều có cửa võng đục chạm cầu kỳ, sơn son thiếp vàng với tứ linh long – ly – quy – phượng và tứ quý tùng – cúc – trúc – mai. Mỗi lớp cửa là một tác phẩm điêu khắc độc đáo, mang phong vị riêng, cùng với kỹ thuật chạm lộng vô cùng tinh xảo đến từng chi tiết đã thể hiện sự tài hoa tuyệt mỹ về nghệ thuật chạm gỗ dân gian nửa đầu thế kỷ 19. Trong điện còn có các bức chạm ở các cốn mê, cốn nách, các bức phù điêu bằng gỗ khắc họa hình tượng quan văn, võ tướng, là những tác phẩm nghệ thuật quý Nguyễn Thị Thu Hoài – K34 Cử Nhân Lịch Sử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét