Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Làn điệu hát đúm ở xã phục lễ thủy nguyên hải phòng

Trường ĐHSP Hà Nội 2 11 Khóa luận tốt nghiệp Nguyên), chuông chùa Văn Bản (Đồ Sơn), di chỉ đồ đá, đồ đồng ở Núi Voi (Kiến An) và đặc biệt công trình khảo sát khu di chỉ Tràng Kênh là những đóng góp lớn cho ngành khảo cổ cả nước. Trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc, những công trình đó có một vị trí đặc biệt quan trọng. Trong cuốn “Hát Đúm Hải Phòng” của tác giả Đinh Tiếp có trích câu nói của đồng chí Trường Chinh: “có khai thác được vốn cũ của hàng nghìn năm lao động sáng tạo của nhân dân ta, chúng ta mới tạo nên được một nền văn nghệ mới phong phú hơn nền văn nghệ của tất cả các thời đại từ trước đến nay trong lịch sử dân tộc”. Ra đời trên một vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời ấy, hát Đúm ở xã Phục Lễ có được những ưu điểm như mọi dân ca khác, nó là sản phẩm của tinh thần. Mặt khác, ra đời ở một mảnh đất “trên bến dưới thuyền”, một nơi nhiều dòng văn hóa khác nhau, thường xuyên qua lại tranh chấp nên hát Đúm ở Phục Lễ cũng rất phức tạp. Trên cơ sở tìm hiểu về nguồn gốc và quá trình phát triển của nó, phân tích cặn kẽ về phương diện từ ngữ, âm thanh, nhạc điệu cũng như đề tài, chủ đề tư tưởng của mỗi bài ca, đánh giá cho đúng giá trị nội dung, nghệ thuật và những yếu tố pha tạp, hạn chế của nó, qua đó tìm hiểu được những nét riêng biệt độc đáo của hát Đúm và phong cách con người miền biển. Là một vùng đất cổ có bề dày truyền thống văn hóa, xã Phục Lễ có một quần thể di tích lịch sử, văn hóa phong phú và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trung tâm của quần thể di tích này là đình Phục Lễ (nay không còn nữa). Trong quá khứ, đình Phục Lễ tức là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng không chỉ của dân làng Phục Lễ mà còn là của các làng xã thuộc Tổng phục xưa. Các cụ cao niên kể lại rằng: “Trước kia, cứ vào mồng 2 tháng Chạp hàng năm, các xã Phục Lễ, Đoan Lễ, Phả Lễ, Do lễ, Do Nghi đều tổ chức rước mã từ đình, miếu của làng mình về đình Phục Lễ, tổ chức lễ tế Thành hoàng chung” [5, tr.48]. Sau đó, các xã tiến hành nghi lễ rước mã mới Nguyễn Thị Luyên Lớp K35 Lịch sử Văn hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 12 Khóa luận tốt nghiệp về miếu, đình làng mình thờ phụng năm sau mới hóa mã. Hiện nay, trên địa bàn xã còn bảo tồn được một số di tích lịch sử văn hóa: Thứ nhất là đình Phục Lễ Xưa kia, Phục Lễ có một ngôi đình thờ Thành hoàng của làng. Tương truyền, đình Phục Lễ thuộc loại nguy nga, đồ sộ nhất vùng chẳng kém gì đình Tây (Minh Tây), đình Phong Cốc (Quảng Ninh). Đình Phục Lễ được dựng lại với quy mô lớn vào năm 1892. Đình quay hướng Tây nhìn ra khu đầm Cầu, bố cục hình chữ Công. Tòa đình ngoài cao rộng 5 gian. Khung đình là sự liên kết tài tình của gỗ, chỉ có mộng, không cần đến sự tham gia của chút kim loại nào. Những cột cái, cột quân được làm bằng cột gỗ lim nguyên cây đứng thẳng trên từng hòn kê bằng đá tảng được gia công cẩn thận. Mái đình xòe rộng và lan xuống thấp có tác dụng chống nắng chống mưa và bão gió miền ven biển. Trước đình là khoảng sân rộng. Từ sân lên nền đình là hệ thống bậc 5 cấp được ghép bằng các phiến đá xanh phẳng phiu mở ra phía trước là hồ bán nguyệt, quanh đình trồng cây cổ thụ. Đình làng Phục Lễ là nơi diễn ra các hội lớn vào dịp tế Thành hoàng, trong tổng Phục Lễ, lễ vật dâng cúng thường là mổ trâu, lợn, xôi, rượu, gà luộc, trầu cau, chuối và hoa quả. Ngoài ra, đình làng còn là nơi hội họp của các nhà chức sắc vào dịp các thành viên cai đám, khao làng lên lão hay nhận hương chức. Thứ hai là miếu Phục Lễ Theo quan niệm dân gian, miếu là nơi “Thánh ngự quanh năm”. Miếu Phục Lễ nằm ở khu đầm Cầu, tọa lạc trên gò đất cao cây cối xanh tốt quanh năm, cảnh quan thâm u, huyền bí. Khởi thủy miếu chỉ được làm bằng tranh tre, nứa lá đơn sơ đến năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711), dân làng bỏ tiền của, công sức xây dựng miếu thành một công trình kiến trúc nghệ thuật bề thế. Tòa chính là kiến trúc năm bít đốc có hậu cung ở giữa tạo thành hình chữ đinh. Hai phía tả hữu có dãy giải vũ, mỗi dãy ba gian. Miếu nhìn ra đầm Cầu, phía trước có Hồ Rối hình bán nguyệt. Hồ Rối nay không còn nữa, đằng sau miếu Nguyễn Thị Luyên Lớp K35 Lịch sử Văn hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 13 Khóa luận tốt nghiệp có hồ đào hình bầu dục, phía Bắc có bến nước rộng rãi được xây nhiều bậc để cho nhân dân lấy nước sinh hoạt. Thứ ba là chùa Phục Lễ Chùa Phục Lễ tên chữ là Kiến Linh tự, tài liệu văn bia và truyền ngôn địa phương cho biết: Xưa kia, chùa Kiến Linh là một quần thể kiến trúc nghệ thuật nguy nga với nhiều tòa ngang dãy dọc. Tương truyền, chùa Kiến Linh được xây dựng lớn vào thời Trần. Một trong những chính sách kinh tế của nhà Trần là phong cấp thái ấp cho vương hầu quý tộc và những người có công để bảo vệ chính quyền. Ngày ấy, hai anh em Trần Hộ, Trần Độ đều có phủ riêng ở Phục Lễ, Phả Lễ. Các ông đã mời các vị cao tăng thuộc dòng thiền Trúc Lâm huy động phật tử trong vùng dựng chùa Kiến Linh. Chùa Kiến Linh là cảnh Phật nổi tiếng trong vùng, trong một bài minh bia của chùa có ghi lại sự kiện vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) về thăm Kiến Linh tự và có bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của chùa nằm giữa hồn linh thiêng, dựa vào Yên Tử sơn, trông lên đỉnh Tường Long (tháp Tường Long ở Đồ Sơn) vời vợi. Chùa Kiến Linh là một quần thể văn hóa tâm linh được xây dựng trong khuôn viên rộng 6 sào Bắc Bộ. Theo bia kí hiện tồn thì chùa đã trải qua nhiều lần sửa chữa trùng tu. Chùa hiện nay quy mô nhỏ, kiến trúc mới nhưng vẫn bảo lưu được nhiều tượng phật pháp có giá trị lịch sử bia kí. Đặc biệt chùa Kiến Linh có bia tạo năm Thuần Phúc 2 (1563), Bính Dần (1566) và đôi sấu đá thời nhà Mạc. Nội dung bia ca ngợi đất Phục Lễ địa linh nhân kiệt, ghi lại việc nhân dân và sãi vãi trùng tu cổ tự. Thứ tư là đền Bạch Đằng hay còn gọi là miếu Bến Đò Miếu Bến Đò thờ Mai Đình Nghiễm, một danh tướng thời Trần. Miếu Bến Đò vốn là kiến trúc đơn sơ bằng tranh tre, nứa, lá, mặt quay ra phía Cái Giá. Vào khoảng năm 1909 - 1910, miếu được xây dựng bằng gạch với ba gian tiền đường và một gian chuôi vồ, nhìn ra sông Bạch Đằng. Sau miếu có lăng mộ xây hình long đình, xung quanh lăng có tường bao, phía trước đắp Nguyễn Thị Luyên Lớp K35 Lịch sử Văn hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 14 Khóa luận tốt nghiệp ngựa bạch phủ phục. Sau hòa bình lập lại miếu không có người trông coi, bị hư hỏng, xuống cấp, nhân dân địa phương đưa sinh phần và lăng Mai Đình Nghiễm về khu miếu thờ Thành hoàng. Đến năm 1989 - 1990 các cụ trong xã tiến hành phục dựng lại miếu Bến Đò tại khu nền xưa. Tương truyền Mai Đình Nghiễm là một trong những vị tướng chỉ huy nhân dân vùng Phục - Phả vào rừng ven sông Chanh đẵn gỗ, đẽo cọc để chuẩn bị cho cuộc phục kích trên sông Bạch Đằng ngày 9 tháng 4 năm 1288. Thứ năm là Miếu Ngói (còn gọi là miếu Ba Xã) Miếu Ngòi thờ danh tướng triều Mạc (1527 - 1592) Phạm Tử Nghi. Miếu do nhân dân ba xã Phục Lễ, Phả Lễ và Lập Lễ xây dựng. Miếu bố trí theo hình chữ Công quen thuộc gồm ba gian tiền đường và một gian hậu cung. Miếu tọa lạc trên một gò đất cao ven đầm Ba Xã, mặt quay hướng đông nam. Cổng miếu mở ra hướng tây nam. Trước miếu là khoảng sân rộng, nơi tổ chức tế lễ hàng năm. Sau hòa bình lập lại, miếu hư hỏng nặng nên bị dỡ bỏ, bài vị Phạm Tử Nghi chuyển về miếu Phục Lễ phối thờ. Địa phương còn giữ được 4 đạo sắc phong thời Đồng Khánh (1887), Thành Thái (1889), Duy Tân (1906), Khải Định (1909). Thứ sáu là Từ Vũ (tức từ Đồng Chùa) Từ Vũ được xây dựng vào năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711) tại Đồng Chùa nay là trường trung học cơ sở Phục Lễ. Từ Vũ quay hướng tây nam cùng với hướng chùa, khuôn viên rộng 2 sào Bắc bộ, xung quanh xây tường bao và có cổng tam quan thanh thoát. Từ Vũ là một kiến trúc ba gian thoáng đãng, bốn mặt có hệ thống cột đá vuông. Hai vì trung tâm được làm hoàn toàn bằng gỗ lim, kết cấu theo kiểu thuận chồng ba con, chạm khắc tinh xảo. Giữa sân từ dựng đài thờ hình Tam Sơ, hai bên có hệ thống bằng đá chạm khắc hoa văn. Từ Vũ là nơi tôn thờ những bậc tiên hiền có nhiều công lao xây dựng làng, nước. Thứ bảy là từ Hàng Tổng (Văn Chỉ) Từ Chỉ (Văn Chỉ) được xây dựng tại thôn Nam rộng hơn sào Bắc bộ, xung quanh xây dựng tường bao và có tam quan bề thế. Hình thức trang trí bên ngoài Nguyễn Thị Luyên Lớp K35 Lịch sử Văn hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 15 Khóa luận tốt nghiệp tương tự như Từ Vũ nhưng cầu kì hơn. Từ Chỉ là nơi đặt nhà bia với hàng chục tấm bia đá lớn nhỏ, khắc ghi những sự kiện lớn đã xảy ra tại làng và hàng tổng. Những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp Từ Chỉ đã bị phá hủy, bia đá bị thất lạc gần hết, số còn lại được chuyển về chùa làng. Đây là những di tích lịch sử văn hóa có mối quan hệ mật thiết với sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người Phục Lễ nói riêng và các địa phương thuộc Tổng Phục xưa nói chung. Phục Lễ là một trong ít miền quê có được những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Do tình yêu quê hương đất nước, yêu đời và trên cơ sở kinh tế xã hội, từ xa xưa người Phục Lễ xây dựng các công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, sáng tạo ra một lễ hội mùa xuân mang đậm tính văn hóa và trong lễ hội đã xuất hiện một làn điệu dân ca đặc sắc đó là hát Đúm. Điều đó thể hiện tính cộng đồng rất cao của các thế hệ người Phục Lễ. Những giá trị văn hóa ấy đã in sâu vào máu thịt mỗi người, hình thành nên nếp sinh hoạt học tập và nhận thức đúng giá trị văn hóa quê hương. 1.2.2. Các sinh hoạt văn hóa cộng đồng Thứ nhất là lễ tế Thành Hoàng Hội Miếu Phục Lễ được tổ chức từ mồng 1 đến ngày mồng 6 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Theo cổ lệ, ngày mồng 1 tháng Chạp các giáp tổ chức giã bánh dày tế thánh. Bánh dày được làm thành hai loại, loại nhỏ để dành chia cho các suất đinh của giáp, mỗi suất một chiếc và loại bánh to làm lễ vật tế Thành hoàng. Lễ rước mã được tổ chức vào ngày mồng 2 tháng Chạp và thi cỗ bánh dày tổ chức vào ngày mồng 5 tháng Chạp mang nét đặc trưng của văn hóa vùng tổng Phục. Không khí chuẩn bị náo nức và vui như ngày Tết nguyên đán. Sau khi làm lễ tại đình xong, các xã tổ chức rước mã về đình Phục Lễ tế Thành hoàng chung, sau đó hóa mã cũ và tiến hành nghi lễ rước mã mới từ đình Phục Lễ về miếu Thành hoàng của các làng. Mã mới được thờ một năm mới hóa. Sáng mồng ba tháng Chạp, nhân dân các giáp tề tựu đông đủ về miếu Phục Lễ tổ chức tế Thành hoàng làng. Ngày mồng 5 tháng Chạp, các Nguyễn Thị Luyên Lớp K35 Lịch sử Văn hóa Trường ĐHSP Hà Nội 2 16 Khóa luận tốt nghiệp giáp rước bánh dày về miếu Phục Lễ cúng tiến Thành hoàng. Dâng lễ cúng thánh xong là đến lễ chấm giải làm bánh dày. Ban giám khảo do các vị bô lão, chức sắc, chức dịch trong làng cử ra. Cỗ bánh của giáp nào đạt giải nhất, làng thưởng cho mời đoàn chèo, rối nước về phục vụ tại nhà trưởng giáp, có năm được tổ chức biểu diễn tại hồ Rối của làng. Ngày mồng 7 tháng Chạp ba xã Phục Lễ - Phả Lễ - Lập Lễ dâng lễ tế ở miếu ba xã. Ngoài ra, Phục Lễ còn có lễ tế hạ điền vào tháng 6 âm lịch hàng năm. Thứ hai là hội làng Hội làng còn gọi là hội xuân Phục Lễ được tổ chức từ mồng 4 đến mồng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại khu vực chùa Kiến Linh. Việc tổ chức hội xưa chủ yếu là của quan viên trong làng, trong giáp và các cai giáp, với vai trò quan trọng của cai giáp theo lệ luân phiên. Ngày nay xã bầu ra Ban tổ chức và Ban khánh tiết gồm đại biểu các ngành, đoàn thể quản lý, điều hành lễ hội. Hiện nay, sinh hoạt lễ hội không còn có sự phân biệt ngôi thứ. Tất cả mọi người từ già trẻ, trai gái, giàu nghèo, dù quê ở Phục Lễ hay ở nơi khác đến nhập cư đều có quyền tham gia lễ hội. Đặc biệt còn có những đoàn khách từ nhiều nơi xa và các địa phương lân cận về dự hội, dâng lễ vật lên thần, phật. Vào ngày hội khắp xóm thôn ồn ào nhộn nhịp từ sáng đến tối. Trong chùa khói hương nghi ngút, ngoài sân cờ tàn phấp phới, dưới hồ múa rối, trên bờ thì thi đấu vật, giải cờ người, đu tiên, tổ tôm, hát đúm. Quanh năm vất vả với công việc đồng áng, chài lưới, nhân ngày hội mở, ai nấy trong vùng đều nghỉ việc đi dự hội. Trong những ngày này, du khách từ khắp nẻo đường tấp nập đổ về, áo quần đua sắc, ai nấy đều hồ hởi, vui tươi. Xóm thôn, cảnh vật ở đây vốn yên tĩnh bỗng trở nên náo nhiệt, nhất là vào ngày cuối. Người vào chùa, người xem đấu cờ, tổ tôm điếm, đánh đu, đấu vật, người dự hát Đúm, chen chúc, ngược xuôi. Môn tổ tôm điếm thu hút những nam giới trung và cao tuổi tham dự, ban tổ chức phải lo chuẩn bị 6 điếm. Mỗi điếm một trống con để người chơi sử dụng báo hiệu ăn hoặc không ăn bài, bố trí người chia Nguyễn Thị Luyên Lớp K35 Lịch sử Văn hóa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét